Pages

Tuesday, June 28, 2016

Số lượng quân Thanh trong cuộc chiến với Tây Sơn - phần 2.

Có bài này phân tích về số lượng quân Thanh sang xâm lược nước ta hay:
Quote:
Tổng hợp về vấn đề tranh cãi giữa mọi người về chiến dịch quân Tây Sơn đánh quân Thanh.
Phe thứ 1 :
- Quan điểm : quân Thanh có rất ít chỉ khoảng 3 vạn
Phe thứ 2 :
- Quan điểm : quân Thanh có khoảng 13 vạn.
Các điểm mấu chốt cần giải quyết :
- Vấn đề cung cấp lương thực bao gồm 2 vấn đề nhỏ : khả năng cung cấp lương thực của 4 tỉnh Vân - Qúy, Lưỡng Quảng, phương thức cung cấp lương thực.
- Vấn đề bố trí quân đội của quân Thanh khi vào Thăng Long có thực sự hợp lý so với quân số đem theo ko.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tôi xin trình bày quan điểm của mình về các vấn đề trên :
Vấn đề cung cấp lương thực :
T1 : Khả năng cung cấp lương thực của 4 tỉnh Vân - Qúy, Lưỡng Quảng.
Khả năng cung cấp lương thực của 4 tỉnh Vân - Qúy, Lưỡng Quảng phụ thuộc vào các vần đề sau :
- Diện tích canh tác đất của 4 tỉnh trên.
- Tình hình kinh tế xã hội của 4 tỉnh trên.
Về diện tích canh tác đất của 4 tỉnh trên :
Tôi có 1 dẫn chứng như thế này :
Sông Châu Giang được tạo thành từ hợp lưu của ba con sông là Tây Giang, Bắc Giang và Đông Giang. Con sông này chảy qua các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, một phần các tỉnh Hồ Nam và Giang Tây, tạo thành lưu vực Châu Giang có diện tích 409.480 km².
Từ thông tin địa lý này chúng ta có thể nhận ra rằng lưu vực Châu Giang có thể là khu vực canh tác của 4 tỉnh Vân-Qúy, Lưỡng Quảng. Thêm nữa tổng diện tích của 4 tỉnh này là 984.800 km2. Từ đó có thể nhận định khu vực có khả năng canh tác của 4 tỉnh Vân - Quý, Lưỡng Quảng sau khi giảm thiểu đi ~ 200.000km2. Đây là một diện tích rất lớn => Chúng ta có thể nhận định Vân-Qúy, Lưỡng Quảng có thừa khả năng cung cấp lương thực cho 3 vạn quân Thanh hoặc thâm chí cả 13 vạn quân Thanh vẫn hoàn toàn được.
Về tình hình kinh tế xã hội của 4 tỉnh trên thì tôi có mấy nhận định thế này :
1 - Nhà Thanh lúc đó vào thời cực thịnh cũng được gần 100 năm nếu tính cả từ thời Khang Hy, Ung Chính, Càn Long cộng lại.
2 - 4 tỉnh Vân - Qúy, Lưỡng Quảng trong 1 time dài chưa phải động binh => tình hình kinh tế xã hội cũng tốt.
Sau khi phân tích 2 vấn đề diện tích đất canh tác và tình hình kinh tế xã hội tôi nhận định : 4 tỉnh Vân - Qúy, Lưỡng Quảng hoàn toàn có khả năng cung cấp lương thực cho 1 đạo quân lớn > 10 vạn đi xâm lược Việt Nam.
T2 : Khả năng vận lương của quân Thanh cho Tôn Sỹ Nghị.
Về vấn đề này có mấy điểm chú ý sau đây.
1 - Việc vận lương cho anh Nghị có được Càn Long coi trọng ko ? Câu trả lời là có vì bác Long cử anh An, coi rơi và cũng là thân cận của bác ấy đi vận lương cho anh Nghị => ko thể nói bác Long ko coi trọng việc vận lương cho đội quân này được.
2 - Việc vận lương có được lo chu đáo, cẩn thận ko ? Về vấn đề này tôi xin trích dẫn 1 ý Theo sách Thánh vũ ký, phần "Càn Long chinh phủ An Nam ký" của Ngụy Nguyên đời Thanh, Phúc Khang An đã thiết lập trên 70 đồn quân lương to lớn và kiên cố từ hai đường Quảng Tây và Vân Nam tới Thăng Long. Riêng chặng đường từ ải Nam Quan tới Thăng Long, Khang An thiết lập 18 kho quân lương trong khi Tôn Sĩ Nghị hành quân.. Từ dẫn chứng này có thể nhận thấy công việc vận lương cho anh Nghị được anh An lo rất chu đáo và cẩn thận.
3 - Việc vận lương có trở ngại gì ko ?
Những điều kiện có thể gây trở ngại cho việc vận lương là :
- Đường sá xa xôi, hiểm trở.
- Thời tiết ko thuận lợi.
- Bị địch quân tập hậu.
+ Về đường sá vận lương thì khoảng cách từ ải Nam Quan đến Thăng Long ~ 150km => ko thể gọi là xa được.
+ Về độ hiểm trở của đường sá thì thời vẫn toàn là đường đất nhưng so với thời nhà Minh ( 1427 ) tức là cách đó 362 năm => chắc tốt hơn rất nhiều.
+ Về thời tiết : anh Nghị xuất quân vào cuối tháng 10 âm lịch (28/10) vào khoảng trung tuần tháng 11/1788 đây là mùa khô nên khả năng có mưa lớn là rất ít.
+ Bị địch quân tập hậu : khi anh Nghị tiến quân đến Lang Sơn thì anh Đức đã xin hàng rồi lại thêm quân Tây Sơn rút hết về Tam Điệp chỉ có 1 anh Lân đem 1000 quân đi
=> ko có địch quân tập hậu
Như vậy việc vận lương ko có trở ngại gì cả.
Tóm gọn 2 cái T1 + T2 => Vấn đề cung cấp lương thực của quân Thanh giành cho 13 vạn quân đã được giải quyết.
Vấn đề bố trí quân đội của quân Thanh khi vào Thăng Long có thực sự hợp lý so với quân số đem theo ko ?
T1 : Cách bố phòng của quân Thanh :
Quân Thanh chia đóng quân ở các khu đồn : thành Thăng Long, đồn Nam Đồng, đồn Khương Thượng, đồn Ngọc Hồi, đồn Hà Hồi, đồn Nhật Tảo, đồn Nguyệt Quyết, đồn Sơn Tây.

Từ bản đồ mọi người có thể quân Thanh đóng trên một khu vực rất lớn với các điểm đầu mút là Sơn Tây - Thăng Long - Nguyệt Quyết.
Cách bố trí quân của tôi : 13 vạn như sau :
1 - Vị trí Sơn Tây.
- Người nắm giữ : anh Ô Đại Kinh tổng đốc Vân Qúy ngang vai anh Nghị => chắc chắn toàn bộ quân Vân - Quý sẽ ở đây.
- Từ Thăng Long => Sơn Tây vào khoảng 45km đây là 1 khoảng cách tương đối xa cho việc chi viện binh mã.
Từ 2 nhận thức này => quân Thanh ở Tây Sơn là 1 lực lượng tác chiến độc lập có tầm quan trọng và có lực lượng chắc chắn ko thua kém nhiều so với quân của anh Nghị.
- Số quân dự đoán : 50.000.
2 - Vị trí Thăng Long.
- Người nắm giữ : anh Nghị tổng đốc Lưỡng Quảng.
- Nhận định với vai trò của 1 tổng tốc nên quân của anh Nghị ở Thăng Long cũng là một lực lượng lớn.
- Số quân dự đoán : 30.000
3 - Vị trí Nam Đồng.
- Vai trò : tạo thế ỷ giốc với Thăng Long.
- Nhận định : số lượng quân ko cần lớn vì gần đó có đồn Khương Thượng.
- Số quân dự đoán : 5.000.
4 - Vị trí Khương Thượng.
- Người nắm giữ : anh Sầm Nghi Đống thái thú Điền Châu => toàn bộ quân Điền Châu sẽ ở đây.
- Nhận định : quân Điền Châu là 1 trong 3 cánh quân tiến vào Việt Nam nên ko thể là một lực lượng yếu được.
- Số quân dự đoán : 15.000.
5 - Vị trí Ngọc Hồi.
- Người nắm giữ : anh Hanh, Long, Thăng.
- Nhận định : đây là đội quân tiên phong của quân Thanh khi tiến vào Việt Nam => số lượng cũng rất khá.
- Số quân dự đoán : 20.000.
6 - Vị trí Hà Hồi.
- Vai trò : tạo thế ỷ giốc với Ngọc Hồi.
- Nhận định số quân ko lớn lắm nhưng cũng phải đủ sức để ứng cứu Ngọc Hồi.
- Số quân dự đoán : 5.000.
7 - Vị trí Nguyệt Quyết & Nhật Tảo
- Vai trò : canh phòng từ xa có tác dụng hỗ trợ cho Gián Khẩu.
- Nhận định lượng quân ko cần nhiều nhưng phải có đủ lực lượng để hỗ trợ cho Gián Khẩu và chiến đấu độc lập vì ở khá xa so với Thăng Long nên ko thể trông chờ vào cứu viện được.
- Số quân dự đoán : 5.000.
Tổng cộng quân lực : 125.000 quân.
Cách bố trí quân của bác chauphihwangza : 3 vạn như sau :
1 - Vị trí Sơn Tây.
- Người nắm giữ : anh Ô Đại Kinh tổng đốc Vân Qúy ngang vai anh Nghị.
- Từ Thăng Long => Sơn Tây vào khoảng 45km.
- Số quân dự đoán : 2.000.
2 - Vị trí Thăng Long.
- Người nắm giữ : anh Nghị tổng đốc Lưỡng Quảng.
- Nhận định với vai trò của 1 tổng tốc nên quân của anh Nghị ở Thăng Long cũng là một lực lượng lớn.
- Số quân dự đoán : 5.000
3 - Vị trí Nam Đồng.
- Vai trò : tạo thế ỷ giốc với Thăng Long.
- Nhận định : số lượng quân ko cần lớn vì gần đó có đồn Khương Thượng.
- Số quân dự đoán : 5.000.
4 - Vị trí Khương Thượng.
- Người nắm giữ : anh Sầm Nghi Đống thái thú Điền Châu => toàn bộ quân Điền Châu sẽ ở đây.
- Nhận định : quân Điền Châu là 1 trong 3 cánh quân tiến vào Việt Nam nên ko thể là một lực lượng yếu được.
- Số quân dự đoán : 5.000.
5 - Vị trí Ngọc Hồi.
- Người nắm giữ : anh Hanh, Long, Thăng.
- Nhận định : đây là đội quân tiên phong của quân Thanh khi tiến vào Việt Nam => số lượng cũng rất khá.
- Số quân dự đoán : 5.000.
6 - Vị trí Hà Hồi.
- Vai trò : tạo thế ỷ giốc với Ngọc Hồi.
- Nhận định số quân ko lớn lắm nhưng cũng phải đủ sức để ứng cứu Ngọc Hồi.
- Số quân dự đoán : 2.000.
7 - Vị trí Nguyệt Quyết & Nhật Tảo
- Vai trò : canh phòng từ xa có tác dụng hỗ trợ cho Gián Khẩu.
- Nhận định lượng quân ko cần nhiều nhưng phải có đủ lực lượng để hỗ trợ cho Gián Khẩu và chiến đấu độc lập vì ở khá xa so với Thăng Long nên ko thể trông chờ vào cứu viện được.
- Số quân dự đoán : 4.000.
Tổng cộng quân lực : 30.000 quân.
Nhận xét :
- Số quân 30.000 của bác chauphihwangza trải dài từ Sơn Tây - Thăng Long - Nguyệt Quyết với khoảng cách Sơn Tây - Thăng Long = 45 km, Thăng Long - Nguyệt Quyết ~ 40km tức là lực lượng bị phân phán cực mỏng. Đây là 1 sai lầm nghiêm trọng trong chiến thuật quân sự. Các bác lưu ý đây là năm 1789 vũ khí của Thanh và Tây Sơn ngang nhau. Còn về đại bác thì ko thể nào so sánh với pháo binh của Napoleon được => một lượng quân nhỏ 2.000 hay 5.000 sẽ ko có tác dụng khi phải đối đầu với 1 lượng quân lớn hơn mình vài lần được.
- Việc phân tán 30.000 quân trên 1 dải 85 km từ Sơn Tây - Thăng Long - Nguyệt Quyết là 1 việc làm ngu ngốc. Thông thường khi ra trận với 1 lượng quân 3 vạn thì sẽ chỉ co cụm ở 1 cụm cứ điểm thôi chứ ko trải dài như vậy. Bác chauphihwangza nên lưu ý vào năm 1954 mặc dù quân Pháp có ưu thế hơn quân ta về vũ khí và với số quân lên tới 15.000 + 4.000 culi mà vẫn chỉ dám trọn Điện Biên 1 khu vực nhỏ hẹp để làm cứ điểm thôi.
- Anh Kinh là tổng đốc Vân - Qúy theo lẽ thường của nhà binh thì lượng quân ở Sơn Tây sẽ là toàn bộ số quân Vân Qúy mà bác lại cho anh Kinh chỉ có 2.000 quân. Từ đó nẩy sinh các vấn đề sau :
+ Quân Vân - Quý tham gia chiến dịch chỉ có 2.000 quân. Đây là điều hoang tưởng vì quân Vân - Qúy là 1 in 3 cánh quân vào Đại Việt nên ko thể ít thế được. Trong lịch sử chống giặc phương Bắc tôi chưa bao giờ thấy một cánh quân vào Việt Nam mà chỉ có 2.000 người cả. Hơn nữa, Vân - Qúy cũng ngang ngửa Lưỡng Quảng chứ ko thua gì.
+ 2.000 quân ko xứng đáng với vai trò tổng đốc của anh Kinh.
- Anh Sầm Nghi Đống thái thú Điền Châu => toàn bộ quân Điền Châu sẽ ở đồn Khương Thượng. Cũng với lập luận như với quân Sơn Tây của anh Kinh tôi thấy bác chỉ cho anh Đống có 5.000 quân là rất ko hợp lý.
Từ đó có thể nhận thấy rằng : Số quân 30.000 của bác chauphihwangza là ko hợp lý một tý nào.

No comments:

Post a Comment