Pages

Wednesday, June 29, 2016

Trang phục quan lại thời Lý - Lễ phục và triều phục



B) Trang Phục quan chức thời Lý

Thời Tiền Lê vị vua cuối cùng là Lê Long Đĩnh đã cải cách trang phục học theo lối nhà Tống đương thời
Nhà Lý thay thế vẫn tiếp thu đường lối này, nên có thể nói trang phục quan chức thời Lý có nét giống nhất định với trang phục Đường - Tống
Cứ theo quy chế quan phục Đường - Tống thì quan chức có 3 loại áo
Lễ Phục: Mặc trong các ngày triều hội, lễ lạc quan trọng...
Triều phục: Mặc trong các buổi Đại triều bàn việc quan trọng và các lễ lạc loại nhỏ
Thường phục: Mặc trong các buổi thiết triều bình thường, mặc tại nơi làm việc, trong làm việc thường ngày


Còn tiện phục mặc khi không phải làm việc thì thích gì mặc nấy kể cả đóng khố cởi trần 

1) Lễ phục quan lại thời Lý 
Trong phần Lễ phục cho hoàng đế trước, mình có viết Cổn Miện là trang phục tối cao của hoàng đế
Nhưng đúng ra phải nói là Cổn Miện là trang phục tối cao của triều đình phong kiến vì không phải Hoàng Đế mới có Cổn Miện mà các thân vương đại thần cũng có, dĩ nhiên Cổn miện của quan chức không thể bằng Cổn Miện của Hoàng Đế được
Ví dụ theo quy chế Đường - Tống thì tước Vương cũng có Cổn Miện nhưng mũ miện không được phép có 12 dây lưu 12 viên ngọc mà chỉ có 9 dây 9 ngọc, hoa văn cũng chỉ được trang trí có 9 cấm được 12
Theo quy chế nhà Trần chỉ hoàng để và quan từ Đại Liêu (Khoảng tam phẩm) trở lên mới được mặc Cổn miện
Nhà Nguyễn thì quy định chỉ chức quan từ Chính Tam phẩm trở lên mới được mặc Cổn Miện.
Ghi chép duy nhất về Lễ Phục thời Lý có liên quan là "Đại Việt sử ký toàn thư" năm 1206 vua Lý Cao Tông :"Cho Đàm Dĩ Mông làm Thái Bảo cho phép đội mũ Củng Thần" 
Mũ Cũng Thần là loại mũ tế lễ thời Tống
Như vậy suy ra quan chức hời Lý có 2 loại lễ phục Cổn Miện và Củng Thần có điều do tư liệu 0 có đủ nên cách dùng, hình dáng... ra sao không thể biết.
Ngay như trong sách "Ngàn năm áo mũ" cũng không khảo cứu nổi nên mình chỉ có thể nói tới đây thôi

2) Triều phục

Như đã nói nhà Lý học quan phục theo lối nhà Tống vì vậy triều phục được dùng sẽ là bộ trang phục Lương Quan (梁冠) nó bao gồm:

Mũ Lương Quan (梁冠)
Mũ Lương Quan hay còn gọi là Mũ Tiến Hiền (進賢冠)
Sở dĩ được gọi là Lương Quan vì mũ này có các viền (Lương) trên mũ, tùy theo cấp bậc thì sẽ có bấy nhiêu viền, cao nhất là có 9 viền cho cấp vương , nhất phẩm 7 viền, thấp nhất là 1 viền



Mũ Lương Quang nhìn ở 3 mặt





Mũ Lương Quan trong "Tam tài đồ hội" (ảnh trên là loại 7 viền ảnh dưới là loại 1 viền)


Hiện vật mũ Lương Quan trưng bày tại Khổng Phủ


Phục dựng mũ Lương Quan đi với lễ phục Chu Y


Tại nước ta thời Lý "Đại Việt sử ký Toàn thư" có ghi nhận rằng: "Năm 1129, vua Lý Thần Tông cho Lý Tử Khắc làm Khu Mật sứ, liệt vào trật minh tự, được đội mũ Thất Lương Quan (Mũ Lương quan có 7 viền) "
Có thể thấy nhà Lý đã học chế độ của nhà Tống vì theo quy chế nhà Tống Khu mật sứ, Thái tử thái bảo, liệt vào đệ nhị đẳng đều được đội mũ Thất Lương Quan

Ngoài ra còn một thứ nữa cũng cần phải chú ý đến đó là Lung Cân (笼巾)

Lung Cân trong "Tam tài đồ hội"

Lung Cân là loại mũ phụ kiện được làm bằng mây phết sơn đen thường được dùng để bọc bên ngoài mũ Lương Quan, thêm đó Lung Cân được trang trí con ve bên trên, 2 cánh mũ mỏng nhẹ như cánh ve sầu nên có tên khác là mũ Điêu Thiền (Xác ve)

Lung Cân trong phim Tân Thủy Hử 2011


Chân dung Xương Bình Hầu Dương Nghiệp thời Bắc Tống mặc triều phục Lương quan bọc Lung Cân

Theo quy chế nhà Tống chỉ có Tể Tướng, thân vương, quan đếm chức Tam Sư và Tam Công mới được đội Lung Cân
Nhà Lý học theo nhà Tống về quan phục nên rất có khả năng Lung Cân cũng được dùng tuy nhiên do chưa có sử liệu xác thực nên xin ghi thêm để tham khảo

Chu y (朱衣) ,Chu thường (朱裳)

Theo quy định của nhà Tống thì 3 loại Mũ Lương Quan, Lung Cân, Giải Trãi luôn phải mặc cùng với Chu Y (Áo đỏ), Chu Thường (Thường Đỏ)
Quy chế của Chu Y, Chu Thường theo "Trung Quốc phục trang sử" là: "Áo bào và thường may bằng lụa đỏ, bên trong mặc áo lót Trung Đơn bằng lụa trắng. thắt Đại Đới, rồi thắt Cách Đới, quây té tất bằng lụa đỏ, đeo phương tâm khúc lĩnh, cầm hốt, đi tất may bằng lĩnh trắng, giày da đen"


Phục dựng trọn vẹn bộ trang phục Lương Quan đi với Chu y, Chu thường


Tranh vẽ "Thần Y" Heo jun (Hứa Tuấn ) mặc triều phục Lương Quan


Chân dung Trinh Tĩnh Công nhà Minh mặc triều phục Lương quan

Tại nước ta bộ triều phục Lương Quan này được dùng thời Tiền Lê - Lý , thời Trần- Hồ không được dùng, tới thời Hậu Lê và Tây Sơn được dùng tiếp nhưng với vai trò là lễ phục cho các quan, sang thời Nguyễn thì không dùng nữa.

No comments:

Post a Comment