Pages

Tuesday, July 19, 2016

Trang bị quân đội thời Nguyễn

Trang phục quân đội thời Nguyễn 

Từ thời chúa Nguyễn trang phục dân gian và quân đội đã trải qua sự biến đổi tới thời Nguyễn thì trang phục quân đội không còn xuất hiện bộ trang phục Giáp trụ hạng nặng nữa mà thay vào đó chủ yếu quan viên ban võ mặc áo Mãng Lan đội mũ Hổ đầu. Binh lính cũng không còn cởi trần đóng khố như thời Lê Trung Hưng.
Năm 1835, Thái Đình Lan trong "Hải Nam tạp trứ" mô tả : "Lính cấp dịch ở tỉnh gọi là tỉnh binh đội nón nứa, nón nhỏ chỉ đủ để che đầu, quết sơn màu vàng, chỏm cắm lông gà, áo dùng loại dệt len màu đỏ, viền màu lục, ống tay màu lục. Lính ở phủ, huyện gọi là phủ binh, huyện binh, đội nón quyết sơn màu lục, màu đen, cắm lông gà, áo dùng vải đen, viền đỏ, ống tay màu đỏ."

Các dòng mô tả trên hoàn toàn khớp với các tranh vẽ binh lính Việt Nam do người phương Tây vẽ đầu thế kỷ 20. 



Tranh vẽ quân đội nhà Nguyễn


Tranh vẽ trong cuốn "Kỹ thuật của người An Nam" từ trái qua phải Nón Kê mao, lính kinh kỳ đội - Nón Kỳ Binh - Nón Lính Tập (Các loại lính khố)


Cũng trong sách trên từ trái qua phải: Đội binh - Áo lính An Nam - lính tập khố xanh



Các tranh ảnh đầu thế kỷ 20 do Viện Viễn Đông Bác Cổ thực hiện cũng đã miêu tả khá chi tiết một số dạng trang phục của các loại quân như cẩm vệ, kỵ binh hoàng gia, lính thị vệ... có thể thấy đa số lính nhà Nguyễn đều đội nón, đi đất. Sự phân biệt giữa các hạng lính chủ yếu ở các dạng mũ và áo. Riêng áo mặc phần nhiều là áo song khai , cài khuy, xẻ vạt trước và sau , vai áo có viền mây bao quanh gọi là vân kiên.


Từ trái qua phải: Áo thị vệ (Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế ) - Áo lính - Áo của đội nghi vệ (Sách "Silken threads" ) 

Ngoài ra sau khi chiếm đóng Nam Kỳ , Bắc Kỳ người Pháp thành lập đơn vị bản xứ để phụ trợ cho lính chính quy của Pháp, gọi là lính Tập. Lính Tập còn được gọi là lính khố đổ, lính khổ xanh vì bộ quân trang đặc biệt của loại lính này là nón dẹp, quần áo chẽn, đặc biệt là dải thắt lưng buộc ở bụng có đầu buông xuống che thân dưới trông như khố.

Trang phục quân đội nhà Nguyễn (Theo Quân lực Việt Nam dưới các triều đại phong kiến, Viện Viễn Đông Bác Cổ) 

1) Từ trái qua phải: Lãnh binh - Thống chế - Phó nhất đội - Chưởng vệ

2) Từ trái qua phải: Lính long thuyền (Thủy quân) - Tiểu đội trưởng cấm binh - Lính cẩm vệ - Tiểu đội trưởng cẩm vệ

3) Từ trái qua phải: Lính bắn súng thần công - Kỵ binh hoàng gia - Lính pháo thủ 

4) Từ trái qua phải: Lính cận vệ trực tiếp ở cạnh vua - Lính hầu trong cung - Lịnh thị vệ - Lính hầu đèn trong cung

4 comments:

  1. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  2. Binh lính cũng không còn cởi trần đóng khố như thời Lê Trung Hưng. ??? Tác giả đùa nhau à ??? Nghiên cứu có tâm 1 chút ???

    ReplyDelete
    Replies
    1. Binh linh nao coi tran dong kho ? May bot ngu dum cai ! Ngay ca cac trieu dai truoc , cung khong co thoi gian nao viet nam ! Binh linh coi tran ! Muon khon thi coi cac anh tu lieu cua nguoi phap ! Vd le dang quang cua Nam Phuong Hoang hau coi binh linh mac do gi ? Thoi do vua co ghi chep , vua co anh tham chi con co video ghi lai cach song cua bguoi viet xua cuoi trieu nguyen.... Chu khong phai khong ci ma tu nhien noi thang nao tom !

      Delete
    2. Đóng khố cởi trần chắc từ thời trước công nguyên lâu lâu lắm lắm rồi. Khí hậu miền Bắc Việt Nam lạnh thấy mẹ, cởi trần đóng khố thì chết rét rồi còn đanh đấm con khỉ gì nữa. Làm như người xưa Vua Chúa dại lắm ấy. Đấy là áo thường thôi, ra trận còn có áo giáp sắt ấy.

      Delete