Pages

Wednesday, July 6, 2016

Trang phục dân thường thời Trần - Y phục.

C) Trang phục dân gian thời Trần


1) Y phục

Tới thời Trần trang phục dân gian của nước ta vẫn tiếp nối các loại trang phục dân gian của thời Lý và còn phát triển hơn nữa 

Trong "An Nam chí lược" Lê Tắc viết: " Vương hầu và thứ dân thường mặc áo cổ tròm, thường bằng màu đen huyền, quần bằng là trắng, hài chuộng loại bằng da"

Sứ thần nhà Nguyên Trần Cương Trung trong Sứ Giao thi tập miêu tả:" Người trong nước đều mặc màu đen, áo đen có bốn vạt, cổ tròn bằng là. Phụ nữ cũng mặc áo đen, song áo trắng bên trong lộ rõ ra ngoài, ôm lấy cổ, rộng bốn tấc là khác biệt. Các màu xanh, đỏ, vàng, tía tuyệt nhiên không có" hoặc "Dân đều đi chân đất (...) da chân họ rất dày, leo núi như bay, gai góc cũng không sợ"



Uông Đại Uyên người Nguyên trong Đảo di chí lược miêu tả người Việt hạng giàu có khá giả :" Mặt trắng răng đen, thắt đai, đội mũ, mặc áo Đường, có áo trùm bên ngoài màu đen, tất tơ giày vuông (...) khi ở nhà họ để đầu trần, thấy khách thì đội mũ, đi đâu xa thì một người bưng mũ mang theo (...) thứ dân ngày thường ở nhà không đội mũ"

Về chất liệu may trang phục trong "An Nam chí nguyên", tác giả Trung Quốc Cao Trùng Hưng thời Minh có đưa ra ghi nhận:" Vải vóc nước ấy (Nước ta thời cuối Trần - đầu hồ Hồ) thì có các loại the Cát Liễu, the hoa tim táo sợi thẳng, the hợp, lụa bóng bông, ỷ (Loại the lụa có hoa bóng chằng chịt, không dùng sợi thẳng), lĩnh, là, hài tơ khá lạ mà tốt. Hai thứ gai, tơ chuối thì được chắp lại làm vải, mịn như lụa nõn, rất hợp mặc vào mùa hè"
Có thấy rõ tục đi chân đất, nhuộm răng đen của người nước ta vẫn tiếp tục tồn tại

Trang phục nam

Có thể thấy kiểu áo cổ tròn 4 vạt thời Lý tới thời Trần vẫn được sử dụng, và kiểu áo này thậm chí còn được dùng tới tận thời Lê - Trịnh nữa (Xem thêm phần trang phục thường dân thời Lý để biết rõ)


Tranh vẽ áo vạt dài cổ tròn Trần ( Cả thời Lý nữa ) Nguồn từ "Đại Việt Cổ Phong" vẽ bởi Lục Bình

Tuy nhiên dựa vào bức tranh "Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ" có thể thấy người Việt thời Trần không chỉ mặc mỗi loại áo cổ tròn bốn vạt mà mặc cả áo giao lĩnh vạt chéo nữa


Áo cổ tròn 4 vạt của các quan thời Trần trong "Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ"


Cũng trong bức "Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ" áo giao lĩnh vẫn xuất hiện

Ngoài ra nếu để ý kỹ bức tranh những người mặc áo giao lĩnh vạt chéo khênh võng đón Phật hoàng Trần Nhân Tông có thể thấy họ không mặc quần dài, đây chính là minh chứng rõ nhất cho tục đóng khố rồi mặc trùm áo giao lĩnh ra ngoài của đàn ông Việt Nam, tục này duy trì tới tận cuối thế kỷ 17 
Ngoài ra Cu Khứ Phi trong "Lĩnh ngoại đại đáp" từng ghi rằng người Việt thời Lý có :" Lấy cao thơm chuốt tóc như sơn, bọc khăn the đen, đỉnh tròn và nhỏ, từ trán trở lên lên, nếp gấp nhỏ như may lên đến tận chóp" 

Như vậy thời Lý ngời Việt cũng có tục vấn khăn tuy nhiên không phải kiểu vấn khăn xếp giống thời nhà Nguyễn vì kiểu vấn khăn đó chỉ xuất hiện quãng cuối thế kỷ 17 (Đoạn này mình định đưa vào hời Lý nhưng cuối cùng xếp vào vào thời Trần vì y phục thường dân 2 thời rất giống nhau)


Búi tóc chuy kế (Búi tó, búi củ hành...) rồi vấn khăn thời Nguyễn, đây không phải dạng vấn khăn như thời Lý - Trần


Minh họa về trang phục thời Trần lấy từ "Đại Việt cổ phong" tuy trên tranh ghi là trang phục thời Lý nhưng cách ăn mặc này thời Trần cũng vẫn dùng được nên mình lấy nó minh họa, kiểu vấn khăn thời Lý được vẽ ở tranh này khá hợp lý, nó bọc kín đầu chứ không để hở như thời Nguyễn có điều lại vấn lỏng chứ không chặt


Tranh trong "Tam tài đồ hội"(Thế kỷ 15) miêu tả người nước ta, có thể dễ dàng nhận thấy kiểu ăn mặc đóng khố mặc áo dài vẫn được duy trì


Cách ăn mặc của đàn ông Việt Nam rất gióng của Nhật, mọi người có thể thấy trong bức tranh của họa sĩ Utagawa Hiroshige (歌川 広重 - Ca Xuyên Quảng Trọng ) (1797 – 1858) những nhân vật trong tranh có người mặc áo dài nhưng đóng khố. đây là kiểu mặc trong những ngày nóng vừa để tiện lao động



Về trang phục nữ

Thông qua các miêu tả có thể thấy trang phục nữ thời Trần vẫn là dạng áo cổ tròn 4 vạt đi với thường và váy hoặc áo giao lĩnh vạt chéo đi với thường và váy (Xem lại phần trang phục nữ thời Lý phần trước ) 2 dạng trang phục này của nữ như đã viết còn được dùng tới tận cuối thời Lê - Trịnh 



Phụ nữ Việt thời Lê Trung Hưng trong tranh "Văn quan vinh quy đồ" mọi người có thể thấy rõ kiểu dáng trang phục áo cổ tròn 4 vạt đi với thường + váy từ thời Trần vẫn còn tới thời này



Trang phục áo cổ tròn 4 vạt quây thường lấy sắc đen làm chính của phụ nữ thời Trần (Tranh vẽ lilsuika trên blog cá nhân, vẽ thế này chưa chuẩn lắm vì đời Trần hạn chế dân dùng màu đỏ, sắc áo chủ yếu là tối màu, thêm vào đó tranh chú thích là thời Lê, cái này thì đúng nhưng trang phục này có sự kế thừa từ thời Lý Trần nên mình vẫn đưa vào )

Thêm vào đó có một chi tiết trong "An Nam chí lược" đã được dẫn ở phần trước xin nhắc lại : "Thường phục coi màu trắng là cao quý, người trong nước mặc màu trắng bị coi là tiếm chế, riêng phụ nữ không cấm"
Tức là phụ nữ nước ta thời Trần cũng chuộng mặc màu trắng, không e sợ

"Đại Việt sử ký toàn thư" có ghi năm 1291 khi Trần Thánh Tông mất, Anh Tông có nói với sứ nhà Nguyên:" Ta để cha, mặc áo đen, ăn rau cỏ, trai giới trong năm năm"

Trong "Minh thực lục" có ghi chép lời của Giao Chỉ Bố chính ty Lư Văn Chính tâu lên năm 1419 (Lúc này nước ta đang dưới thời Minh thuộc) :" Người Giao chỉ khi cha mẹ mất chỉ mặc áo đen. Xin đem tang lễ do quốc triều đặt định ban bố cho khắp dân gian, để họ biết"

Xem thế đủ biết nước ta thời Lý - Trần trang phục lúc để tang chủ yếu là màu đen, ít dùng màu trắng nên người ta mặc đồ trắng thoải mái không cho đó là điểm gở

Ngoài ra chúng ta qua các sản phẩm nghệ thuật thời Trần hoặc liên quan tới thời Trần cũng có thêm chút hiểu biết về trang phục phụ nữ quý tộc thời này

Trước hết cần phải nói trang phục thời Lý - Trần của phụ nữ quý tộc cũng như các dạng trang phục khác đều chịu ảnh hưởng của trang phục đời Đường - Tống 
Phụ nữ quý tộc thời Đường Tống vẫn mặc dạng trang phục chủ đạo là áo giao lĩnh + váy + thường tuy nhiên cách kết hợp khác dân thường, quần áo thường bằng chất vải mỏng chờm nhiều lớp, chiếc Thường mà phụ nữ quý tộc Đường - Tống mặc rất dài, được mặc trùm lên váy, thay vì thắt đai lưng ở eo họ lại thắt cao hơn ở gần ngực, ngoài ra họ có thể mặc ngoài một áo giao lĩnh vạt chéo mỏng tạo nên vẻ thướt tha yểu điệu vừa tôn dáng người phồn thực vốn là chuẩn vẻ đẹp Đường - Tống


Phụ nữ quý tộc thời Đường trong bức Trâm Anh nữ sĩ đồ của Chu Phưởng


Các cung nữ thời Tống trong Đảo luyện đồ của Hoàng đế Tống Huy Tông

Cách phục trang này ảnh hưởng tới phụ nữ quý tộc thời Lý - Trần 


Hình trên là pho tượng tại bảo tàng Bruxelles của Bỉ, được xác định niên đại là vào thời Trần, xuất hiện trong phim tài liệu "Đi tìm trang phục Việt", trang phục được cho là của phụ nữ quý tộc đời Trần


Bản vẽ phục dựng lại bộ trang phục trên tượng trong phim tài liệu "Đi tìm trang phục Việt" bản vẽ này không ổn lắm vì vẽ không rõ trang phục thuộc dạng gì


Bản phục dựng với trang phục và người mẫu thật trong cùng phim tài liệu trên thì đỡ hơn vì cơ bản thể hiện được trang phục tuy nhiên quên mất cái Thường


Bản vẽ của lilsuika (Trên blog cá nhân) cũng được vì đã vẽ khá chuẩn trang phục thời Trần với áo 4 vạt kết hợp với thường tuy nhiên nét vẽ cổ áo mặc ngoài chưa rõ ràng không đủ để phân biệt là giao lĩnh vạt chéo


Cũng là tranh vẽ của lilsuika, bức tranh trên được chú thích là tranh vẽ từ tượng bà chúa Mạc tức là thế kỷ 15 - 16, tuy nhiên cách ăn vận thế này rõ ràng ảnh hưởng kiểu ăn mặc của nữ quý tộc đời Đường - Tống, phụ nữ qúy tộc đời Lý - Trần cũng mặc, đời sau tiếp thu theo 

Ngoài ra cũng trong bộ phim tài liệu "Đi tìm trang phục Việt" có khai thác hình tượng các vũ công và tiên nữ được khắc và vẽ trong đình Lỗ Hạnh tại Hiệp Hòa - Bắc Giang, đình Lỗ Hạnh được xây vào nửa cuối đời Trần và được trùng tu vào thời Mạc, bởi thế trang phục được miêu tả chưa chắc đã là thời Trần
Tuy nhiên cứ theo thần phả thì đợt trùng tu thời Mạc không đến nỗi đập sạch đi làm lại từ đầu kiến trúc gốc mà chỉ cơi nới sửa chữa, vậy cũng có thể đưa thêm tư liệu này vào đây để tham khảo với tư cách là trang phục của nữ quý tộc hoặc các ca vũ thời Trần 




Cột kèo chạm gỗ hình vũ công (Trên) và bức tranh sơn ta miêu tả tiên nữ chơi nhạc (Dưới) trong đình Lỗ Hạnh


Bản phục dựng của lilsuika

No comments:

Post a Comment