Pages

Wednesday, July 6, 2016

Trang phục quan lại thời Lê Sơ - Lễ phục, công phục, triều phục và thường phục.

B) Trang phục quan lại thời Lê Sơ

Thời Lê Sơ trang phục cho quan lại đã có các khác biệt về quy định cũng như tên gọi so với thời Lý - Trần nên mình xin định nghĩa lại một số tên gọi sau
Triều phục: Khác với thời Lý Trần tới thời Lê Sơ vào các ngày Lễ tế giao,lên ngôi của vua, Thánh Tiết, Tế Tổ, Tế Thái Miếu, mùng 1 Tết Nguyên Đán thì trang phục vua quan mặc gọi là trang phục Đại Triều, vua mặc Cổn Miện nhưng các quan mặc Triều Phục
Công Phục: Là trang phục mặc lên triều của các quan vào các ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng 
Thường phục: Là trang phục các quan mặc vào ngày thiết triều bình thường vào các ngày mùng 5 -10 -20 - 25 hàng tháng, và mặc lúc ở công sở làm việc 


1) Lễ phục
"Đại Việt sử ký toàn thư" theo quy chế mới:" lễ có Đại triều và Thường triều. Như lễ tế Giao, Cáo miếu, Thánh tiết, Mồng một Nguyên Đán thì áp dụng lễ Đại triều, Hoàng Đế mặc Cổn Miện, ngồi lên ngai báu, bá quan đều mặc Triều phục"

Trong "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" Lê Thánh Tông có nhắc đến mũ Điêu Thiền và Giải Trãi trong câu :" Có kẻ đội Điêu Thiền nhẵn mặt có kẻ vận Giải Trãi ngang ngang"
Điêu Thiền là một biến thể khác của mũ Lương Quan (Xin xem bài triều phục quan lại thời Lý để biết).

Còn mũ giải Trãi thì là mũ Lương Quan nhưng được găn trang sức sừng con Giải Trãi (Giống vật thần thoại công bằng biết phân thiện ác, nhìn thấu nhân tâm) lên trán mũ. Kiểu mũ này dành cho các quan nắm quyền về hình pháp đội và còn được tồn tại tới tận thời Lê Trung Hưng.

Theo quy chế trên triều phục là loại trang phục được đặt định mặc trong lễ tế Giao, Cáo Miếu, Thánh tiết, Mồng một Nguyên Đán chỉ trang phục Lương Quan thời Lý - Trần học theo phép nhà Tống dùng làm triều phục (Xin xem thêm bài triều phục của quan lại nhà Lý để biết rõ)

Như vậy lúc này Triều phục và Lễ phục nhà Lê Sơ được đồng nhất cùng là trang phục Lương Quan. Tuy nhiên tới năm 1500 theo cải cách của Lương Đăng triều phục được tách riêng ra dùng Mũ Phốc Đầu và Bổ phục. Trang phục Lương Quan được dùng làm lễ phục thôi.

2) Công Phục - Triều Phục

Mũ Phốc Đầu 
Như phần trước đã nói mũ Phốc Đầu đã được áp dụng vào quan phục nước ta từ thời Lý - Trần bắt đầu từ năm 1059 dưới thời Lý, năm 1300 vua Trần Anh Tông thay quy chế Phốc Đầu bằng mũ Đinh Tự
Đầu thời Lê Sơ quy định các quan đôi mũ Cao Sơn 


Mũ Cao Sơn, đây là loại mũ bắt nguồn từ thời Hán 


Đại để đội thì nó như thế này

Hoặc như thế này, trong ảnh là nam diễn viên Sa Dật đóng vai Thừa tướng Tiêu Hà trong phim Vương đích thịnh yến (2012) 


Tới năm 1437 theo cải cách của thái giám Lương Đăng, mũ Phốc Đầu được áp dụng cho các quan đội làm Triều phục - Công phục, lúc này dạng mũ các quan nhà Lê Sơ đội vẫn là mũ Phốc đầu kiểu thời Tống với dáng vuông, cánh thuôn nhỏ, dài như hình dưới



Tới năm 1499 có sự thay đổi 
Theo "Đại Việt Sử ký toàn thư" miêu tả năm 1499:"Công phục Phốc Đầu của các tước công, hầu, bá, phò mã và quan văn võ từ tam phẩm trở lên dùng cánh chuồn bằng sa đen, hơi dài và to hơn mũ của các quan văn võ khác, không được dùng trang sức Dương đường, không được chập 2 cánh lại. Bá quan (Từ Tam phẩm trở xuống) vẫn theo kiểu cũ"
Tức là các quan lại trong tước Tam phẩm trở lên cùng thân vương, phò mã đội mũ Phốc Đầu dạng hơi tròn trịa, cánh mũ ngắn hơn, to hơn vốn chịu ảnh hưởng của kiểu mũ Phốc Đầu nhà Minh đương thời 

Tới năm sau năm 1500 lại có một lần cải cách trang phục dưới thời Lê Hiến Tông nữa, lần này quy định mũ Phốc Đầu như sau: 
"Các vị hoàng thân và các quan văn võ từ tam phẩm trở lên, mũ Triều phục dùng mũ Phốc Đầu, hoàng thân trang sức vàng, văn võ trang sức bạc, phục sắc màu tía. Bổ tử thì hoàng thân và các vương công dùng Kỳ Lân, quan văn nhất, nhị phẩm dùng tiên hạc, quan võ dùng sư tử, quan văn tam phẩm dùng Cẩm Kê, quan võ Tam phẩm dùng Bạch Trạch. Đai thì dùng đai sừng tê, hoàng thân sức vàng văn võ nhất, nhị phẩm sức bạc, tam phẩm sức đồi mồi bọc là đỏ. Tứ phẩm tới ngũ phẩm, quan võ dùng nón bạc, quan văn dùng Phốc Đầu không trang sức, phục sắc màu lục, Bổ tử thì quan văn võ tứ phẩm dùng Hổ, quan văn dùng Khổng tước, quan võ ngũ phẩm dùng Báo, quan văn dùng Vân nhạn. Đai thì quan văn võ đều dùng đai đồi mồi sức thau bọc là đỏ. Từ lục phẩm trở xuống, quan võ đội nón sơn, quan văn đội Phốc đầu không trang sức, phục sắc màu xanh. Bổ tử thì quan võ dùng Tượng, quan văn dùng bạch nhàn. Đai thì quan văn võ đều dùng đai tốc hương viền thau bọc đoạn thâm"


Tổng hợp lại có thể thấy mũ Phốc đầu mà quan lại nhà Lê Sơ dùng sau năm 1500 cũng như tới tận nhà Lê Trung Hưng sau này là lại mũ Phốc Đầu có dáng vuông nhưng tròn trịa hơn trước, cánh không dài như mũ phốc đầu thời Lý - Trần mà cũng tròn trịa, rộng hơn trên mũ có trang sức hoa văn vàng bạc rất nhiều 
Mũ Phốc Đầu thời Lê Sơ đã chịu ảnh hưởng từ mũ Ô Sa (sẽ nói phần sau)



Từ trên xuống dưới, mũ Ô Sa trong tranh chân dung Nguyễn Trãi tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam - Mũ Phốc Đầu rên tượng thái giám Trịnh Đăng Đống - Mũ Phốc đầu của quan văn và võ triều Nguyễn (Ảnh từ sách Ngàn năm áo mũ)

Bào phục

Trước năm 1437, nhà Lê Sơ vẫn áp dụng bào phục như thời Lý - Trần tức là áo của quan lại vẫn là áo bào trơn không có hoa văn hoặc hoa văn chìm, phân biệt phẩm cấp dựa trên màu sắc là chính
Tới năm 1437 mới chính thức thay đổi quy chế học theo nhà Minh đưng thời dùng áo bào có thêu Bổ tử (Sẽ nói phần sau) 
Từ năm 1500 trở đi nhà Lê Sơ định ra quy chế bắt buộc là Triều phục - Công Phục là áo bào có Bổ tử đi với mũ Phốc Đầu được gọi chung là Bổ phục 


Miếng vải trước ngực chính là Bổ tử



Mũ Phốc Đầu trên các Tượng thờ Việt Nam tạc vào thời Lê Trung Hưng.
Từ trái qua phải Trịnh Đăng Đống - Nguyễn Thế Mỹ - Trần Nguyên Đán




3) Thường phục 

Mũ Ô Sa (烏紗冠 - Ô Sa quan)

Mũ Ô Sa là dạng biến tấu của mũ Phốc Đầu, có dáng tròn trịa hơn cánh ngắn mập, rộng bản và luôn là mũ trơn màu đen không có bất cứ hoa văn trang sức gì trên mũ 

Xin chú ý rõ để phân biệt nhé 2 dạng mũ này thường dễ bị nhầm 
Dưới đây là mũ Phốc Đầu 



Mũ thời Minh Trưng bày tại Khổng Phủ


Mũ của quan lại nhà Nguyễn



Dưới đây là Mũ Ô Sa 


Mũ thời Minh trưng bày tại Khổng Phủ 


Quan lại nhà Triều Tiên đội mũ Ô Sa, quy chế Ô Sa của Triều Tiên 2 cánh chuồn phải ngắn và cong về phía trước 


Nam diễn viên Jeon Gwang Ryeol đội Ô Sa trong phim Thần y Huh Joon năm 2000


Tại nước ta theo Đại Việt sử ký toàn thư ngày 26 - 5 - 1486 Lê Thánh Tông quy định :" kể từ nay, văn võ bá quan vào chầu đội mũ Ô Sa, hai cánh nên nhất loạt hơi hướng về phía trước, không được tự ý để cánh chuồn phẳng hoặc lệch"

Bổ phục

Bổ tử ( 補子) còn có tên gọi Hung Bối, Hoa dạng...
Là miếng vải được thêu trước ngực áo (Và cả ở sau lưng áo) có hình cỏ cây, muôn thú dùng để phân biệt phẩm trật quan lại.

Thông thường quan văn trên bổ tử sẽ thêu hình các giống chim, quan võ trên bổ tử thêu hình các giống thú 

Về kiểu áo thì vẫn là áo cổ tròn cài khuy, trong mặc giao lĩnh ngắn như thời Lý - Trần


Tranh vẽ quan nhà Minh Giang Thuấn Phu mặc bào phục có Bổ tử 
Màu sắc cùng các quy chế nêu ở bảng dưới



Bảng tổng hợp và so sánh quy chế phục sắc (Màu sắc trang phục) của bá quan nhà Lê Sơ và nhà Minh - Triều Tiên từ bài viết Tương đồng quan phục ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc tác giả Trần Quang Đức



Bảng tổng hợp và so sánh quy chế bổ tử của bá quan Triều Tiên và bá quan Lê – Nguyễn nguồn từ cũng bài viết như hình trên


Tới năm tháng 9 -1471 dưới thời Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách quan phục một lần nữa học theo nhà Minh đương thời, theo"Đại Việt sử ký toàn thư" ghi nhận là:
"Triều đình là nơi lễ nhạc, y phục là vẻ điểm tô, danh phận đã rạch ròi, không nên lấn lướt. Cho nên vua Thuấn xem người xưa mà dùng năm sắc vào triều phục, vua Vũ hay dùng y phục xấu nhưng triều phục lại rấy hay.

Vua Thuấn vua Vũ đều là thánh nhân, còn không coi y phục là tiểu tiết mà phải để tâm tới. Những người làm vua làm tôi đời sau lại không kính cẩn lo việc ấy hay sao?
...
Triều phục người trên kẻ dưới, quan văn thêu chim, quan võ vẽ thú, từ xưa đã có chế độ rồi. Nghi thức kẻ quý người hèn, không được tiếm vượt, trước đây cũng đã ngăn cấm, cớ sao các quan không chịu phân biệt, coi chế độ của nhà nước là mớ hư văn? Dân chúng thì phạm pháp, đem tơ gai dệt kim tuyến may áo thường.

Quan viên và dân chúng các ngươi phải nghe lời trẫm, triều phục các quan văn võ thế nào, trước ngực sau lưng thêu gì, phải theo đúng quy chế đã ban hành. Trong hạn năm ngày, người nào không theo đúng quy chế sẽ phải giáng cấp, trị tội.
...
Mùa đông, tháng 10, ban ra bản vẽ các kiểu bổ tử, đều là các loài cầm thú. Công, hầu, bá và phò mã đều vẽ một loại con; các quan văn võ: phẩm chánh vẽ 1 loại con, phẩm tòng vẽ 2 loại con, ngự sử và đường thượng quan vẽ 1 loại con, phân ty vẽ 2 con.

Còn như các hình mây, nước, sông, núi, cây, hoa thì nhiều hay ít, phức tạp hay đơn giản đều thêu vẽ tùy ý, không phải câu nệ; các kiểu màu xanh, vàng, đỏ, trắng, biếc, lục, cho được tự chọn mà thêu, cũng không cần phải cứ là kim tuyến, còn như thêu hình mây, núi, sông, nước cầm thú mà dùng kim tuyến cũng cho."

No comments:

Post a Comment