Pages

Thursday, July 14, 2016

Trang phục quân đội thời Lê Trung Hưng - trang bị nặng - Mũ trụ.

2) Trang bị nặng

a) Mũ trụ 

"Thanh triều văn hiến thông khảo" có ghi chép "binh chế triều Lê Trung Hưng coi áo Đa La ni kết hợp với mũ là Khôi Giáp (Giáp Trụ)."
Tại lăng Dinh Hương (Bắc Giang) có thể tìm thấy chính xác kiểu quân trang như miêu tả này với 2 bức tượng tướng sĩ canh cổng mặc áo giao lĩnh đội mũ trụ có vành hẹp cầm trùy. 



2 bức tượng tại lăng Dinh Hương. Loại áo giao lĩnh trên 2 bức tượng này có thể là áo Đa La ni như trong "Thanh triều văn hiến thông khảo" ghi chép.

Tuy nhiên dù "Thanh triều văn hiến thông khảo" ghi chép thế thì không có nghĩa giáp phục quân đội và mũ trụ thời Lê Trung Hưng chỉ có vậy.

Tổng hợp toàn bộ các tranh tượng , phù điêu gỗ….thời Lê Trung Hưng thì có thể thấy các loại mũ Trụ trên tượng có các mẫu khá đồng nhất



Một số tượng có mũ Trụ thời Lê Trung Hưng và phù điêu khắc gỗ binh lính đội mũ trụ trong sách "Le Đình"

Các dạng mũ Trụ trên tượng chia ra làm 3 loại chính như hình dưới

Từ trái qua phải các loại mũ trụ thời Lê Trung Hưng được phục dựng lại qua tranh trong sách "Ngàn năm áo mũ "
- Mũ trụ dạng Đâu Mâu có một phần vành nhưng không chìa ra ngoài quá mà rất dày hoặc không có vành dày, có giáp che gáy và má.
- Mũ trụ dạng có vành hẹp không có giáp che gáy và mà, thân mũ thấp.
- Mũ trụ dạng có vành hẹp thân cao không có giáp che gáy và má.

Như đã nói ở bài trước thực tế kiểu mũ có vành này rất phổ biến trong lịch sử từ Á sang Âu ngay tại nước ta từ thời Lý cũng đã có.

Đối chiếu với tư liệu về giá trụ của Trung Quốc có thể thấy các dạng mũ rụ này cũng chịu ảnh hưởng nhất định của mũ Trụ giữa & cuối Minh – đầu Thanh đương thời. 

Hình vẽ loại mũ trụ có vành hẹp thân cao thời vua Vạn Lịch nhà Minh dựa theo phù điêu trong Thập Tam lăng.


Loại mũ trụ có vành hẹp thân cao cuối thời Minh được vẽ phục dựng trong sách "Họa thuyết Trung Quốc lịch đại giáp trụ" (Mặt trước và sau)
Chú giải :
1) Ngù lông trên mũ
2) Chỏm mũ
3) 3 thân mũ và các họa tiết tượng Phật trang trí trên thân mũ
4) Vành mũ
5) Phần bên trong giáp che tai và gáy được lót lụa
6) Phần giáp che gáy và má được phục dựng lại với giáp xích 
7) Dây buộc mũ


Bản hiện vật phục dựng lại mũ.


Mũ hình nón có vành tìm thấy tại mộ của Lương Trang Vương nhà Minh (1411-1441)

No comments:

Post a Comment