Pages

Friday, July 8, 2016

Trang phục thời Lê Trung Hưng - Tế phục vua Lê chúa Trịnh.

2) Tế phục 
Tế phục là trang phục mặc trong các ngày tế lễ, sóc vọng, kị hiếu của gia tộc vua Lê Chúa Trịnh, đồng thời ngày sinh nhật của vua và chúa cũng mặc Tế phục.
Tế phục các thời trước có thể ó tuy nhiên không được nhắc tới hoặc các thời trước quy chế Tế phục chưa được chặt chẽ như thời Lê Trung Hưng 
2.1) Tế phục của vua Lê
Mũ Bình Đính 

Trong Lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú cho biết: "Hoàng thượng vào ngày giỗ ở Thái Miếu đội mũ Bình Đính, mặc áo Thanh Cát... Chúa thượng khi yết kiến ở lầu Kính Thiên và lễ sinh nhật ở Thái Miếu thì đội mũ Bình Đính, mặc áo Thanh Cát màu hỏa minh, ngày giỗ ở Thái Miếu thì mặc áo Thanh Cát màu quỳ; ngày giỗ các vị đời gần thì dùng mũ Bình Đính áo vải thâm"

Riêng về quy chế mũ Bình Đính trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ cho biết: "Đinh Tiên Hoàng thoạt tiên chế ra mũ Tứ Phương Bình Đính, kiểu dáng mũ vuông đỉnh bằng, làm bằng da, ấy là quân trang(...) đời sau đổi thành kiểu lục lăng, hạ phần trên xuống, làm bằng the quét sơn, ấy là mũ tế, gọi là mũ Bình Đính"
Cách giải thích của Phạm Đình Hổ thực ra chỉ là cách giải thích nôm na cho người đọc dễ hiểu chứ không có bằng chứng nào để chứng minh mũ Bình Đính lục lăng thời Lê bắt nguồn từ mũ Tứ phương Bình Đính thời Đinh cả


Ngoài ra trong Vũ trung tùy bút còn cung cấp thêm thông tin: " những năm Chính Hòa ( 1680 - 1705; 1720 - 1729), Têt tướng Nguyễn Công Hãng tiếp tục khu biệt các loại mũ, mũ Bình Đính từ hàng vương công trở xuống tới lại sĩ, lấy chiều cao của mũ để phân thứ bậc, mũ vua chúa dùng kim tuyến phân biệt"

Như vậy tổng hợp lại mũ Tế phục của vua Lê sẽ là dạng mũ Bình Đình lục lăng đỉnh phẳng trên vũ có trang trí các sợi kim tuyến để phân biệt đẳng cấp

Áo Thanh Cát 


Như ghi chép trên của Phan Huy Chú thì ngày giỗ lễ vua Lê và chúa Trịnh đều mặc áo Thanh Cát, áo có 2 màu cơ bản là hỏa minh và vi minh, có lúc lại mặc áo vải thâm tùy tính chất buổi lễ

Áo Thanh Cát theo ghi nhận trong các sách Lịch triều hiến chương loại chí, Lê Triều hội điển, Tang thườn ngẫu lục, Vũ Trung tùy bútthì là loại áo được may bằng vải cát 
Vải cát là vải được dệt từ tơ chuối, vốn là đặc sản của nước ta, được làm ra từ rất sớm trong lịch sử, thời Đông Hán (25 - 220) trong sách Dị vật chí, Dương Phu đã cho biết:" Cây chuối, lá to như chiếu, thân như khoai, đem đun lên thì như tơ, có thể xe sợi dệt vải, phụ nữ dệt thành loại vải hy, khích, nay là vải cát của Giao Chỉ"
An Nam chí nguyên thế kỷ 15 cũng cho biết thêm :" Hai thứ gai và tơ chuối, có thể chắp lại làm vải, mịn như lụa nõn, rất hợp mặc vào mùa hè"

Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ cũng ghi chép về áo Thanh Cát: " Tục nước Nam dùng vải nhuộm chàm, sau đó lại nhuộm nâu, cho thêm ít kéo, lấy chày đập rồi hơi khô, gọi là áo Thanh Cát. Bất cứ quan dân, sang hèn đều mặc, riêng dùng dài ngắn để phân biệt"


Rút lại áo Thanh Cát là áo làm từ tơ chuối, dạng áo là áo dài giao lĩnh vạt chéo thường có 4 màu:

Màu hỏa minh (Tức màu sừng)


Màu vi minh (gần như màu sừng nhưng sắc sáng hơn)


Màu quỳ ( Gần như màu vi minh nhưng sắc lại sáng hơn nữa)


Màu Xanh đen 

(Phần màu sắc này mình cũng chưa chắc chắn lắm nếu bạn nào biết rõ hơn có thể góp ý bổ sung )

Mặc dù không nói rõ Tế phục của vua Lê màu gì nhưng qua Lễ phục của vua Lê là màu đen huyền thì cũng có thể ước đoán Tế phục của vua Lê màu Xanh đen.

2.2) Tế phục của Chúa Trịnh

Tế phục của chúa Trịnh cũng như Lê phục - Triều phục về cơ bản đều giống như vua Lê về mặt kiểu cách hoa văn và màu sắc
Vì thế giống như ghi chép đã dẫn Tế phục của chùa Trịnh sẽ bao gồm Mũ Bình Đính lục lăng kết hợp với áo Thanh Cát, có điều khác với vua Lê Chúa Trịnh không chỉ mặc áo Thanh Cát xanh đen mà mặc lần lượt 4 màu hỏa minh, vi minh, màu quỳ, màu thâm 

Quy chế cụ thể thì:
-Ngày kị ở Thái Miếu chúa Trịnh sẽ mặc áo Thanh Cát màu quỳ, đội mũ bình đính lục lăng.

-Ngày giỗ các vị tiên vương đời gần , áo Thanh Cát màu thâm, mũ bình đính lục lăng.

-Ngày sinh nhật ở Thái Miếu và yết hầu ở Kính Thiên, áo cát màu hỏa minh (Màu sừng), mũ bình đính lục lăng.


Tranh vẽ phục dựng từ sách Ngàn năm áo mũ từ trái qua phải Mũ Tứ Phương Bình Đính thời Đinh - Mũ Đinh Tự - Mũ Bình Đính lục lăng theo mô tả của Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung tùy bút


Chân dung chúa Trịnh Tạc trong Gia phả họ Trịnh

No comments:

Post a Comment