Pages

Tuesday, July 19, 2016

Triều phục hoàng tử, thái tử , thân vương thời Nguyễn.

2) Triều phục 

2.1) Triều phục của Thái tử, hoàng tử, thân vương

Thất Long Đường Cân
Thường phục của vua nhà Nguyễn là Long Bào kết hợp với mũ Cửu Long Đường Cân, thái tử nhà Nguyễn thì sử dụng long bào đỏ kết hợp với mũ Thất Long Đường Cân.
Về kiểu dáng mũ Thất Long Đường Cân gần giống như Cửu Long Đường Cân chỉ có khác là mũ này giảm bớt số hoa văn rồng xuống còn 7 và cũng giảm một số dạng hoa văn khác xuống.

Kết hợp với mũ Thất Long Đường Cân là long bào màu đỏ sẫm (Đại Xích) với rồng 4 móng (mãng bào)



Ảnh chụp Thái Tử Bảo Long khi còn nhỏ đội mũ Thất Long Đường Cân mặc triều phục.


Hiện vật áo mãng bào triều phục màu đỏ của vua Đồng Khánh khi còn là Hoàng thái tử (Trưng bày tại bảo tàng lịch sử VN) 


Vua Bảo Đại khi còn nhỏ (trái) và Thái Tử Bảo Long ( phải)



Hiện vật phục chế Long bào cổ tròn màu đỏ sẫm của vua Đồng Khánh khi còn là Thái Tử bởi nghệ nhân Nguyễn Văn Giỏi mặt trước (trên ) và sau (dưới)


Mũ Bình Đính (Bình Thiên)

Lưu ý mũ Bình Đính này không phải là mũ Bình Đính thân tròn đỉnh phẳng bằng the, sa thời Lê Sơ- Lê Trung Hưng được từ vua chúa tới dân thường thích đội, mũ Bình Đính của nhà Nguyễn khác hẳn, đây chỉ là trùng tên gọi.

Mũ Bình Đính danh cho các hoàng tử, hoàng thân được phong tước thân vương, thân công, quận công 
Cụ thể hơn theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ

Hoàng tử, hoàng thân được phong tước thân vương, quận vương 
- Mũ Bình Đính: 6 hoa vàng, 6 rồng, 4 giao long, 24 vân khí, 10 ngọn lửa, 4 nhiễu tuyến, 4 hình cổ đồ và thùy văn, đỉnh mũ trổ 2 hình long vân, bao đỉnh trổ 4 hình long vân, 28 biên bao.
- Áo bào: Áo bào Đại vân màu đỏ sẫm bằng đoạn Bát ti ngũ sắc gia kim.
- Đai: Trước sau có 18 miếng, bề mặt trổ hình mãng khảm vàng, các miếng đai đều bọc vàng.
- Thường: Làm bằng sa mát màu hoa xích ngũ sắc gia kim, thêu hình kỳ lân.


Với hoàng tử, thân vương được phong tước thân công, quốc công

- Mũ Bình Đính: 4 hoa vàng và rồng, 2 giao long, 24 vân khí, 10 ngọn lửa, 4 nhiễu tuyến, 2 hình cổ đồ và thùy văn, đỉnh mũ trổ 2 hình long vân, bao đỉnh trổ 4 hình long vân, 28 biên bao.
- Áo bào: Áo bào tứ linh màu đại xích làm bằng đoạn Bát ti ngũ sắc gia kim.
- Đai: Phải trái trước sau 18 miếng; đai của thân công bề mặt trổ hình kỳ lân khảm vàng, đều bọc vàng; đai của quốc công miếng chính giữa ở phía trước trổ hình kỳ lân khảm vàng, 4 miếng hình dẹt ở bên phải và trái mặt trổ hoa khảm vàng, 3 miếng còn lại bề mặt khảm gương, các miếng đai xen kẽ nhau đều bọc vàng.
- Thường : như của thân vương, quận vương 


Tranh vẽ Tuy lý vương Miên Trinh đội Bình Đính

Mũ Kim Quan

Theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ mũ Kim Quan kết hợp với áo bào tứ linh màu đỏ là triều phục của hoàng tử, hoàng thân được phong tước quận công, huyện công, hương công, huyện hầu và hương hầu.
Về kiểu dáng mũ Kim Quan rất giống mũ Bình Đính chỉ khác về hoa văn và vài dạng trang sức trên mũ.
Cụ thể

Hoàng tử, hoàng thân được phong tước quận công, huyện công
- Mũ Kim quan: Sức 2 Bác sơn vàng, phía trước và sau 3 hoa vàng, phía trước 4 giao long vàng, trên đỉnh 2 hình mây, 1 cánh sau, 1 hổ kỳ bờm hổ), 2 hổ nhĩ (tai hổ), 6 vân khí, đỉnh mũ trổ 1 thùy văn, 4 ngọn lửa, đều kết chuỗi hạt giả chu.
- Áo bào: Áo bào tứ linh màu hoa xích làm bằng đoạn Bát ti ngũ sắc giả kim.
- Đai: Miếng chính giữa ở phía trước trổ hình kỳ lân khảm vàng, 17 miếng còn lại bề mặt khảm gương, đều bọc vàng.
- Thường: Bằng sa mát màu hoa xích ngũ sắc gia kim, thêu hình kỳ lân.


Hoàng tử, hoàng thân được phong hương công, huyện hầu, hương hầu.

- Mũ Kim Quan: Sức 2 Bác sơn vàng, trước và sau 2 hoa vàng, còn lại như tước quận, huyện công.
- Áo bào, đai, thường: như tước quận, huyện công


Đồ giải 1 chiếc mũ Kim Quan
1) Thùy văn 
2) Hổ kỳ
3) Cánh hậu
4) Giao long
5) Hoa vàng
6) Vân khí
7) Hổ nhĩ


Tranh vẽ quốc cữu triều Nguyễn đội Kim quan mặc Mãng bào của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân năm 1902

Tranh vẽ Miên Thẩm Tùng Thiện Vương đội mũ Kim Quan.


Hiện vật mũ Kim quan + Áo bào tứ linh được trưng bày tại bảo tàng quân sự Pháp - Paris


Hiện vật mũ Kim quan + áo bào đen trưng bày tại bảo tàng lịch sử Việt Nam.

No comments:

Post a Comment