Pages

Saturday, July 2, 2016

Vải tơ lụa được kỵ binh mông cổ sử dung trọng giáp trụ ngày xưa.

Cá nhân mình cho rằng loại giáp lụa nhồi bông vẫn có tính bảo vệ nhất định của nó. Kỵ binh hạng nhẹ của Mông Cổ thường không mặc đồ gì phòng vệ ngoài một lớp áo lụa mà tương truyền nó có thể hấp thu lực của mũi tên và giúp dễ rút mũi tên ra khỏi thịt hơn, bằng cách túm vào chỗ lụa quanh vết thương rồi kéo ra. Nhật Bản cũng có truyền thống dùng áo giáp lụa. Và như thử nghiệm ở video này :

https://m.youtube.com/watch?v=8B_6BU7SYf8

Thì một lớp lụa căng phồng có thể làm giảm lực của mũi tên bắn. Vậy nếu có tói 30 lớp lụa chồng lên nhau thì hiệu quả sẽ tăng rõ rệt.



Trước đây mình thường hình dung áo giáp da được may liền như một cái áo ba lỗ, nhưng đọc bài của bác thì bắt đầu nghĩ rằng có thể nó gồm nhiều miếng da hình chữ nhật được may liền theo kiểu phương Tây gọi là lamellar? Không biết tài liệu Trung Quốc có nói gì về áo giáp làm bằng da trâu không? Mong được bác giải đáp giúp.
Vụ giáp của kỵ binh Mông cổ khi làm bài này mình đã khảo cứu qua rồi, đúng là kị binh Mông Cổ có mặc những chiếc áo bằng tơ lụa nguyên thủy (Tức là loại tơ lụa vừa được làm xong chưa gia công, làm bóng, nhuộm....) nhưng họ mặc lót bên trong áo giáp da hoặc kim loại cơ.
Bởi vì tơ lụa nguyên thủy loại tốt rất dai và có độ đàn hồi cao, khi mặc bên trong giáp nếu có bị trúng tên hay đâm chém thì nó khiến cho vết thương không toác rộng ra, thêm nữa vì độ dai của lớp tơ lụa nên nó giúp cho việc gỡ nhưng mũi tên ra khỏi vết thương dễ hơn đặc biệt là nếu bị bắn bởi tên có ngạnh răng cưa chuyên để róc thịt thì lớp áo tơ lụa nguyên thủy này gần như là thứ cứu mạng.
Cuối cùng là lớp áo tơ lụa đó có thể được sử dụng luôn để làm vải băng bó, lau vết thương

Dù tơ lụa có tốt đến đâu đi chăng nữa thì nó vẫn là vải nên không thể có chuyện cứ độn hàng trăm lớp là chống được vũ khí. Thế nên người ta chỉ mặc nó lót trong hoặc bọc ngoài thôi.


Giáp bằng da có thể được làm theo rất nhiều kiểu dáng khác nhau, có loại làm bằng cả tấm da liền với nhau
Có loại lại làm theo lối cốt vĩ như mình dẫn ở trên (Tương đương với kiểu giáp lamellar bên Tây)
Ví dụ như thiết kế áo giáp thời Tần dưới đây chẳng hạn

Theo nghiên cứu cũng như khai quật tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng thì các miếng giáp để tạo nên các bộ giáp trên rất đa dạng có loại làm từ da, có loại từ đồng, có loại thậm chí làm làm từ đá hoa được mài nhẵn...tùy loại và cấp lính sẽ dùng chất liệu khác nhau

À chú ý chút là cái cụm từ cốt vĩ chỉ cách làm giáp thôi chứ không chỉ đích danh loại giáp nào nhé, có hàng ngàn cách biến tấu khác nhau  

Còn mấy đoạn bạn viết khác mình xin bàn và làm rõ trong các bài viết sau 

No comments:

Post a Comment