Pages

Friday, July 8, 2016

Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng - thường phục và thị phục phần 1.

2) Thường phục - Thị phục 

Như đã nói ở các phần trước do đặc trưng hành chính - chính trị phiền hà, rắc rối của thời Lê Trung Hưng nên hệ thống trang phục cho quan lại cũng y như thế
Tuy vậy tổng kết lại thì quy chế thị phục vào hầu phủ chúa của các quan lại như sau
Từ Năm 1661 về trước: Thị phục là mũ Lương Sa, áo thâm đen
Từ 1661 - 1721: Mũ Ô Sa, áo Thanh Cát
Từ năm 1721 về sau: 
-Khi chấp sự và hành lễ thì là mũ Ô Sa, áo Thanh Cát
-Khi Chúa coi chính sự ở phủ mặc áo Thanh Cát, đội mũ Bình Đính 
-Khi Chúa tiếp khách ở các thì quan văn đội mũ Lương cân, quan võ đội mũ Yến vĩ 

Sở dĩ mình chỉ nói tới quy chế Thị phục vào hầu chúa chứ không nói tới thường phục cho vua, vì vua thời Trung Hưng không có trách nhiệm gì, cũng chả nắm quyền, các quan cũng chả mấy khi vào chầu vua, Thường phục thực tế chính là Thị phục.



Sau đây xin đi sâu phân tích
2.1) Mũ Ô Sa, áo Thanh Cát

Mũ Ô sa

Quy chế Mũ Ô sa thời Lê Trung Hưng được quy định như sau
Mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi dùng cho người trong hoàng tộc và các quan chức cực lớn gồm:

- Hoàng thái tử, vương thế tử cùng hoàng tử - vương tử làm các chức tam thái, tam thiếu có tước quận công.

- Hoàng tử, vương tử làm các chức tả hữu đô đốc có tước quận công.

- Hoàng tử, vương tử làm các chức đô đốc đồng tri, đô đốc thiêm sự có tước quận công.

- Hoàng tử, vương tử làm các chức đô kiểm hiệu, đề đốc, đề lĩnh, tham đốc đô vệ sự có tước quận công.

- Hoàng tử, vương tử có tước quận công nhưng không có chức vụ gì.

Mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi tức là loại mũ Ô sa có cặp chỉ đen to được đột (Khâu) nổi ở phần hậu sơn của mũ 



Nam diễn viên Kim Soo Hyun trong phim Mặt trăng ôm mặt trời đội mũ Xung Thiên có chỉ đen đột nổi trên hậu sơn của mũ, mũ Ô Sa của triều Lê Trung Hưng dành cho hoàng tử vương tử và quan chức lớn cũng có chỉ đen đột nổi kiểu này, có điều là dạng mũ Ô Sa có cánh ngắn mập, vểnh ra chứ không phải Xung Thiên


Hiện vật mũ Xung Thiên có chỉ đột nổi của Triều Tiên, tuy nhiên đây là dạng mũ dùng làm Lễ phục nên có màu đỏ, chỉ nâu vàng


Mũ Ô Sa đơn dạng theo quy chế 1721 dùng cho các các cấp quan nhỏ:
- Trưởng sự, bình sự, thông sự
- Chánh phó tư nghi, phủ hiệu úy 
- Thị độc, giảng dụ, vệ úy, tri bạ, đô tri, đô sự, điển sự, chủ bạ, xã mục, ngục thừa, và các hàng quan tạp lưu 
- Các chức cá nhân, án lại, tướng thần lại, lệnh sử, nội thư tả thì từ cai cai ty, cai hợp, thủ hợp trở lên
- Nội thư tả thì từ cai tư, cai hợp, thủ hợp trở lên
- Thị nội văn chức thì từ nho sinh trúng thức, giám sinh trở lên 
- Nho sinh trúng thức, giám sinh, nho sinh, xã chánh, xã sử, xã tư, sinh đồ, quan viên tử tôn, nhiêu nam
- Con cháu các quan văn được phong ấm trở lên 
Ô Sa đơn dạng tức mũ Ô Sa trơn không có 2 cánh chuồn 

Các hạng quan cấp trung bình tới khá cao còn lại đều dùng Ô Sa thường là loại có cánh chuồn ngắn mập nhưng không có chỉ đen đột nổi 


Từ trên xuống dưới Mũ Ô Sa đơn dạng - mũ Ô Sa thường - mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi (Hình trong sách Ngàn năm áo mũ)






Tranh tự vẽ lại cho mọi người hình dung rõ hơn 
Áo Thanh Cát

Đại Việt sử ký toàn thư có ghi tháng 6 năm 1653 hạ lệnh:" cho phép quan văn từ khoa đạo, quan võ từ quận công đều được dùng loại áo Thanh Cát có kiểu phú hậu, quan lại khác đều không được lấn vượt"

Áo Thanh Cát đã được nói ở phần trước, mình không nhắc lại nữa
Điểm khác biệt ở đây là áo được thiết kế dáng Phú Hậu (覆後) dịch ra nghĩa là che đằng sau
Kiểu thiết kế áo này cũng không phải là quá lạ lẫm nếu ai đã từng xem phim cổ trang, đơn giản là khi làm áo người ta sẽ làm thêm một phần cánh ở 2 bên hông thừa ra đằng sau 


Kiểu áo Phú Hậu tại tượng chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang






Cánh phú hậu xuất hiện ở trang phục quan lại và chúa Trịnh trong phim Đêm hội Long trì (1999)


Cánh phú hậu của quan lại nhà Nguyễn trong lễ sắc phong cho Thái Tử Bảo Long (con vua Bảo Đại)


Áo hoàng tử nhà Nguyễn với cánh phú hậu


2.2) Mũ Bình Đính, áo Thanh Cát 

Theo quy chế triều phục năm 1721 đã dẫn ở trên khi Chúa coi chính sự ở phủ thì các quan mặc áo Thanh Cát, đội mũ Bình Đính 

Mình đã nhắc tới mũ Bình Đính trong các phần trước, phần này xin nhắc kỹ hơn 
Mũ Bình Đính mà mình nói ở đây là loại mũ Bình Đính thân tròn đỉnh phẳng, đây đồng thời có thể nói là Quốc mũ của thời Lê Sơ - Lê Trung Hưng, mũ này được quý tộc, Nho sĩ, quan văn...đội không chỉ trong công việc mà được dùng làm tiện phục mặc hàng ngày, dân gian cũng dùng mũ Bình Đính 

Nhìn chung hình dáng, chất liệu của loại mũ Bình Đính này có thể được tổng kết như
- Mũ của vua chúa làm bằng lông đuôi ngựa có trang sức vàng bạc 
- Mũ của hoàng tử, vương tử cũng tương tự có điều hoa văn và trang sức sẽ khác



Diễn viên Thế Anh trong vai chúa Trịnh Sâm phim Đêm hội Long trì (1999) đội mũ Bình Đính, mũ được phục dựng khá chuẩn, xin được up lại ảnh

- Mũ dạng lục lăng đỉnh lõm vào, làm bằng sa Nam là mũ thường phục của Thái giám 




Chiếc mũ Bình Đính hiếm hoi còn giữ được tới nay, chiếc mũ này hiện được giữ tại nhà thờ của đô đốc Nguyễn Công Triều (1614 - 1690) ở xã Đông La, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, ông vốn xuất thân là Thái giám trong phủ chúa Trịnh. Mũ nhìn ngang (Ảnh trên) mũ nhìn từ trên xuống (Dưới) , có thể thấy thiết kể đỉnh lõm vào của mũ, mũ màu đen .

- Cuối cùng dạng mũ phổ biến nhất là mũ Bình Đính bằng the đen hoặc vải Thanh Cát được nhuộm đen, thân tròn đỉnh phẳng, khá cao được Nho sĩ bình dân, quan văn....đội, cực kỳ quen thuộc, trong Triều Tiên vương triều thực lục, quan Triều Tiên là Mân Án khi vua Triều Tiên Cao Tông hỏi về hình dáng của đoàn sứ thần Việt mà ông gặp tại Bắc Kinh đã trả lời:"Đều mặc áo đên, đội mũ đen, kiểu dáng mũ rất cao, bất kể sang hèn đều xõa tóc"


Một góc tranh thờ vua Lý Nam đế tại bảo tàng Thái Bình làm vào thế kỷ 17, vì là do nghệ nhân dân gian làm nên họ lấy ngay những thứ trực quan sinh động quanh mình gắn vào tranh ở đây có thể thấy kiểu mũ Bình đính đen của quan văn


Tranh vẽ phục dựng lại mũ Bình Đính trong sách Trang phục triều Lê -Trịnh


Tranh vẽ quan lại thời Lê Trung Hưng của Jean Baptiste Tavernier mọi người có thể thấy rõ ở góc khoanh vàng 2 quan chức đang đội mũ Bình Đính mặc giao lĩnh


Tranh vẽ Nho sĩ đội mũ Bình Đính của nhóm Đại Việt cổ phong

No comments:

Post a Comment