Tuesday, June 28, 2016

2 Các hoạt động ngoại giao của Nguyễn Ánh với Xiêm từ 1778 tới 1787



2) Các hoạt động ngoại giao của Nguyễn Ánh với Xiêm từ 1778 tới 1787
Có thể nói đấy là giai đoạn long đong nhất trong cuộc đời Nguyễn Ánh cũng như phức tạp nhất với mỗi quan hệ với Xiêm

2.1) Cũng cần điểm qua tình hình bên Xiêm một chút 
Như mình đã giới thiệu phần trước Taskin đại đế đã lập ra vương triều Thonburi nhưng chỉ tồn tại có 15 năm tuy vậy nó để lại các chiến tích huy hoàng
Tới năm 1781 theo sử sách Thái ghi lại thì Taskin bắt đầu mắc bệnh điên, ông bắt đầu ăn chay niệm Phật cố tin là mình tu hành sẽ thành Phật, vì thế nên chính sự bị bỏ bê, sự hỗn loạn bắt đầu xuất hiện trên khắp cả nước,nguy cơ nạn đói bắt đầu xảy ra
Các nhân chứng nước ngoài cũng đã chứng kiến những hành vi có tính chất ngày càng điên rồ của ông, ví dụ ông cho đánh chết các nhà sư không chịu công nhận ông là đức Phật sống, số nhà sư bị hành quyết có lúc lên cả trăm người




Ngoài ra theo Đại Nam Nhất thống chí thì Taksin đã gây ra một vụ giết chóc quá tay với các quan thần của Nguyễn Ánh cũng như đối xử quá thô bạo với người Việt ở Xiêm
"Lại có người Chân Lạp là Bô Ông Giao nói gièm với vua Xiêm rằng Gia Định đã gửi mật thư bảo Tôn Thất Xuân và Mạc Thiên Tứ làm nội ứng, mưu lấy thành Vọng Các. Vua Xiêm rất ngờ, liền bắt hết mọi người để tra hỏi. Mạc Tử Duyên hết sức cãi là chuyện vu cáo, bị vua Xiêm đánh chết. Thiên Tứ tự tử. Tôn Thất Xuân cùng Sâm, Tĩnh và quyến thuộc của Thiên Tứ cộng 53 người đều bị hại hết. Nhân dân nước ta ngụ ở Xiêm đều bị dời hết ra nơi biên thùy."




Ở đây lưu ý là Mạc Tử Duyên, Mạc Thiên Tứ đều là con cháu của Mạc Cửu, công thần của chúa Nguyễn, chính Mạc Cửu đã có công thu phục Hà Tiên cho chúa Nguyễn vì vậy chúa Nguyễn cho nhà họ Mạc quyền tự trị, cai quản Hà Tiên đời đời, các thành viên gia tộc này đều nắm các vị trí lớn trong triều đình ĐT khi đó
Sau khi Tây Sơn đánh bại chúa Nguyễn Mạc Thiên Tứ cùng các thành viên nhà họ Mạc và nhiều quan tướng khác của chúa Nguyễn chạy lưu vong sang Xiêm, ngòai mục đích lưu vong thì cũng óc thể đoán được 1 phần mục đích của họ là lấy Xiêm làm căn cứ xây dựng lực lượng để sau này mưu sự việc lớn
Tuy nhiên sự việc bi thảm mà vua Taksin gây ra với nhà họ Mạc đã vĩnh viễn chấm dứt cơ hội hợp tác giữa Nguyễn Ánh và Taksin



Sự việc Taksin bị điên này tới nay vẫn còn nhiều uẩn khúc, vì ít nhất theo các tài liệu trước đó Taksin hoàn toàn khỏe mạnh minh mẫn, ông cũng không gặp bất cứ một biến cố tâm lý nào quá lớn đến độ có thể quẫn trí cả, vả chăng Taksin vốn là võ tướng can đảm, chiến trận cả đời nên rất cứng rắn
Đã có rất nhiều lời giải đáp được đưa ra cho sư việc của Taksin, dân gian thì từng truyền nhau lời đồn là do ông chinh chiến cả đời giết vô số người nên phạm sát nghiệp quá nặng vi vậy bị các oan hồn ám ảnh đến hóa điên hoặc do một người thiếp yêu của ông mất làm ông đau buồn quá độ…



Dĩ nhiên những lời đồn đó là hoang đường còn các nhà sử học Thái tới nay ít nhất đưa ra 4 giả thiết
- Đầu tiên là Taksin giả điên để tránh khỏi bị hại trong một âm mưu chính trị, tuy nhiên giả thiết này không chắc chắn vì số nhân chứng quá nhiều đã nhìn thấy Taksin có các hành động bất thường
- Thứ 2 việc Taksin hóa điên là do vương triều mới bịa ra để lấp liếm âm mưu tuy nhiên cũng như giả thueets 1 có quá nhiều nhân chứng đã thấy hành động của Taksin nên giả thiết này khó tin
- Thứ 3 Taksin bị điên thật và là do 1 căn bệnh hay biến cố gây nên tuy vậy tới giờ chưa có chứng cớ thuyết phục về việc cái gì đã gây nên bệnh điên cho ông
- Thứ 4 là Taksin đã bị đầu độc ám hại dẫn đến điên


Tới nay vấn đề Taksin vẫn gây tranh cãi cho các sử gia Thái, tuy nhiên có thể khẳng định 1 điều là bệnh điên của ông đồng thời cũng đã đặt dấu chấm hết cho vương triều Thoburi và tạo cơ hội cho các lực lượng tiến hành soán ngôi
Đầu năm 1782, Taksin ra lệnh hành quyết một loạt các tướng, nguyên nhân được tuyên bố là vì họ có âm mưu nổi loạn, trong đó có các tướng của Phraya San-một đại quý tộc đương thời, cũng là một thế lực quân sự mạnh. Sự việc này như giọt nước làm tràn ly khiến ông ta nổi giận, tháng 9-1782 Phraya San đã đưa quân bao vây kinh thành làm đảo chính ép Taksin thoái vị, sự việc sau đó diễn ra cực nhanh chỉ trong có 1 ngày quân đảo chính đã bắt được Taksin ngay trong nội cung rồi bắt giam ông.

Theo biên niên sử của Hoàng gia thì sau đó ông có xin được cho mình đi tu có điều bị từ chối, khi cuộc đảo chính vừa xảy ra thì tướng Chao Phraya Chakri là chiến hữu lâu năm của Taksin, đồng thời cũng là đệ nhất công thần của Thoborin đang tiến hành dẹp loạn ở Chân Lạp đã nghe tin, ông nhanh chóng đưa lực lượng về giải vây cho kinh thành xử tử, lưu đày, bắt giữ những kẻ chính biến



Theo biên niên sử vương thất Thái, Tướng quân Chao Phraya Chakri quyết định xử tử Taksin, ghi rằng khi được đưa đến điểm hành quyết, Taksin đòi tiếp kiến Tướng quân Chao Phraya Chakri song Tướng quân bác bỏ. Taksin bị chặt đầu trước pháo đài Wichai Prasit vào ngày 10 tháng 4 năm 1782, và thi thể của ông được an táng tại Wat Bang Yi Ruea Tai.

Tướng quân Chao Phraya Chakri sau đó giành quyền kiểm soát thủ đô và xưng vương, thiết lập vương triều Chakri (1782-nay)

Vua Raman I hay còn gọi là Đức Phật đế hay Chakri Đại Đế

Sự kiện này cũng như căn bệnh điên của Taksin đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới sử học Thái, bởi đọc qua cũng thấy nó nhanh và trót lọt tới khó tin,tại sao tự dưng lại chỉ vì mấy viên tướng bị chém mà có nổi loạn? tại sao quân nổi loạn bắt Taksin rồi lại 0 giết ngay,cũng không lập vua mới? Tại sao Chao Phraya Chakri lại biết tin nhanh tới thế và dọn dẹp hỗn loạn nhanh tới thế?....

Hàng loạt các nghĩ vấn đã được đặt ra tới tận giờ, tuy nhiên mình xin được gác lại vấn đề đó ở đây để nó cho các sử gia Thái

Biểu tượng của vương triều Chakri




Chỉ biết 1 điều với việc lật đổ vương triều Thoburi tướng quân Chao Phraya Chakri đã lập ra triều Chakri và đó chính là Hoàng gia Thái Lan hiện nay, Chao Phraya Chakri trở thành Thái Tổ khai quốc của triều Chakri tức Rama I
Và chính Rama I đã là người có sự can thiệp rất lớn vào tình hình nước ta khi đó cũng như liên hệ mật thiết với sự nghiệp của Gia Long



2.2) Tình hình của Nguyễn Ánh sau khi chính quyền chúa Nguyễn sụp đổ 1778-1781


Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị tiêu diệt Gia Long không chạy ra nước ngoài ngay mà lẩn tránh vào Gia Định vì đây là nơi vẫn trung thành với các chúa Nguyễn, còn Tây sơn thì năm 177 diệt xong các thế lực cuối cùng của chúa Nguyễn tại Sóc Trăng, Kiên Giang họ đã rút về


Ngẫm ra thì trong 3 anh em Tây Sơn, Nhạc có đầu óc như một phú nông ở quê dù có giàu cũng không cần bước quá lũy tre làng, cứ ta về ta tắm ao ta-một thứ tâm lý rất nông dân, Lữ thì có đầu óc như một ông đạo sĩ thầy tu (Bản thân Lữ trước khởi nghĩa cũng là thầy tu mà) vô tình bị cuốn vào cuộc tranh đoạt nên khi cảm thấy hơi yên ổn một chút là sẽ quay lại lối sống khép mình của tu sĩ mặc kệ đời, chỉ có Huệ là có đầu óc như một chính trị gia đích thực



Trong thời điểm năm 1778 lãnh đạo Tây Sơn vẫn là Nguyễn Nhạc với tâm lý rất nông dân, tư duy khá là địa phương, Nhạc cho rằng chỉ cốt thu phục các khu vực được coi là đất cũ lâu năm còn những nơi đất lạ thì không hứng thú, chính vì thế ông không ra lệnh tiến quân vào Nam Kỳ rồi chiếm đóng lâu dài mà chỉ coi như đây là nơi biên viễn xa xôi, thỉnh thoảng tiến quân vào cướp gạo mang về chứ không thể chiếm đóng dài


Và đây chính là sai lầm cốt tử của Tây Sơn mà sau này Quang Trung không kịp sửa


Ngay sau khi Tây sơn rút đi vào năm 1777, sang năm 1778 Nguyễn Ánh đã quay trở lại chiếm cứ Nam Kỳ lấy chính dinh là Gia Định xây lại căn cứ
Đây chính là chỗ mình nể nhất Gia Long vì chỉ trong 3 năm ông đã tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền,hành chính,kinh tế cực nhanh và nghiêm chỉnh đủ thấy ông là người có đầu óc chiến lược và khả năng lãnh đạo cao ra sao
Và với mình đây cũng chính là nguyên nhân tại sao ông lại thắng được vì ông ta đã xây được căn cứ địa cơ bản, tức là xây được nhà, Tây Sơn tiến vào đuổi ông ta khỏi nhà nhưng lại không phá nhà cửa vườn tược hay chiếm luôn cả nhà mà chỉ cướp đồ rồi đi ra, sau đó Gia Long quay lại lại ngủ trong nhà mình, đến đuổi lại chạy, cứ như thế rốt cuộc dù có tổn thất cao tới đâu nhưng cứ chạy lòng vòng mệt mỏi rồi lại được về nhà mình thì dù ít cũng vẫn có được nguồn lực cơ bản để phát triển

Nam Kỳ năm 1829


Thế nên sai lầm lớn nhất của Tây Sơn không phải là anh em đánh nhau, cũng không phải là dùng chính sách quá cứng rắn, thẳng tay, những cái đó là việc thường mà chính là không tiến vào chiếm cứ Nam Bộ trong khi Tây Sơn thừa khả năng làm việc này, tới khi Quang Trung nắm quyền có dự định này thì đã quá muộn

Việc anh em đánh nhau là việc bình thường vì đây là vấn đề quyền lợi chính trị, có lúc phải tàn nhẫn để làm được việc, lịch sử cũng thiếu gì các vương triều mà trong nhà nồi da xáo thịt nhau vì quyền lợi chứ, đến Nhà Nguyễn sau này cũng có thiếu gì?

Dùng chính sách rắn tay thì không phải chỉ Tây Sơn làm mà nhiều thời điểm người ta đã làm, trong tình thế bắt buộc thì chính sách rắn buộc phải dùng, thời Đường Nhà Đường để dẹp loạn An Sử cũng đã tiến hành một loạt các biện pháp tăng thuế bắt lính, thậm chí chấp nhận cho quân đội cướp bóc khi không đủ khả năng trả lương, Cách mạng Pháp phải có nguyên thời kỳ Khủng Bố để giữ vững chính quyền, Nội chiến ở Nga chính quyền Xô Viết phải dùng chính sách Cộng Sản thời chiến rất khắt khe mới thắng được nội chiến….



Những sự việc trên của Tây Sơn xét ở nghĩa nào đó là tình thế bắt buộc nên cần hành động như vậy gọi đó là sai lầm thì là chưa thỏa đáng, nhưng việc chiếm đóng Nam Bộ lâu dài Tây Sơn có thể làm được từ rất lâu ngay từ năm 1777 nhưng không muốn làm để lại hậu quả sau này-cái này mới đáng gọi là sai lầm


Vậy trong 3 năm 1778-1781 Nguyễn Ánh đã làm những gì?


Đầu tiên ông cho tiến hành phân địa giới hành chính Nam Bộ thành 3 dinh
Đại Nam thực lục có ghi:


"….Mùa đông, tháng 11 (năm Kỷ Hợi 1779), (Gia Long) xem đồ bản các dinh đất Gia Định, chia vạch địa giới ba dinh Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ khiến cho liên lạc nhau. Dinh Trấn Biên lãnh một huyện (Phúc Long), có 4 tổng (Tân Chính, Bình An, Long Thành và Phúc An), dinh Phiên Trấn lãnh một huyện là Tân Bình, có 4 tổng (Bình Dương, Tân Long, Phúc Lộc và Bình Thuận); dinh Long Hồ đổi làm dinh Hoằng Trấn, lãnh một châu là Đinh Viễn, có 3 tổng (Bình An, Bình Dương và Tân An). Lại thấy đạo Trường Đồn là nơi yếu địa của ba dinh nên đặt làm dinh Trường Đồn (nay là tỉnh Định Tường), lãnh một huyện (Kiến An), có 3 tổng (Kiến Đăng, Kiến Hưng và Kiến Hoà). Đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục để cai trị…"



Sau khi phân chia hành chính lịa tiếp tục tới việc quản lý về kinh tế,Đại Nam thực lục lại ghi chép:
“... Buổi quốc sơ, đất Gia Định (Ở đây là chỉ cả Nam Bộ, thời đó Gia Định là cách gọi chung cả Nam Bộ) còn là nơi nhiều rừng rú đầm lầy, mộ dân tới ở, cho tuỳ tiện lập ấp vỡ hoang (có nơi ở về Phiên Trấn mà đánh thuế làm đất Trấn Biên, cũng có nơi ở về Trấn Biên mà đánh thuế làm đất Phiên Trấn), các thửa ruộng đất chỉ ước số đại khái, không chia ra hạng tốt, hạng xấu, đặt chín trường khố nạp riêng (các kho Quy An, Quy Hoá, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Giản Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Canh, Tân Thịnh) để thu thuế…”



Sau đó lại tiến hành tổ chức bộ máy chính trị Theo Đại Nam thưc lục chép lại
-Tháng 7-1780, Nguyễn Ánh tự xưng vương, cho tìm con ấn của các chúa Nguyễn thời trước
-Ngay sau đó ông tiến hành cắt đặt các vi trí quan trọng trong bộ máy triều chính:
+)Đỗ Thanh Nhân làm ngoại hữu phụ chính thượng tướng công
+) Tống Phước Khuông làm ngoại tả
+)Lập con gái Phước Khuông (Sau này chính là mẹ của hoàng tử Cảnh) làm phi của mình
+)Lập thêm 6 ban,7 cục
+)Tăng thêm số Cai bạ lên 3 người
+) Lập hệ thống phẩm hàm tạm thời cho quan chức
…..




Về mặt quân sự Gia Long chỉ trong 3 năm đã bình định khu vực Nam Kỳ

-Cùng Năm 1780 người Cao Miên ở Trà Vinh nổi loạn, sai Đỗ Thanh Nhân đem quân đánh dẹp
-Đỗ Thanh Nhân dẹp loạn xong sinh kiêu ngạo có ý cát cứ nên đích thân Nguyễn Ánh đi dẹp nốt
-Giết Đỗ Thanh Nhân tiếng là giết quyền thần cát cứ nhưng bản chất lại khác vì Đỗ Thanh Nhân là người Hoa kiều, quân đội của ông ta thì cũng hầu như toàn lính Hoa kiều,như ta đã biết tới TK 17-18 Hoa kiều đã là lực lượng có ảnh hưởng rất lớn tại miền Nam, để cho thế lực Hoa kiều kiểu Đỗ Thanh Nhân cát cứ sẽ là cái hại rất lớn cho cơ nghiệp của Gia Long



-Cũng vào năm 1780 Nguyễn Ánh đã có ý định liên lạc với các cựu thần của nhà họ Mạc như Mạc Thiên Tứ và các quan thần khác như Tôn Thất Xuân vốn đang đưa lực lượng lưu vong sang Xiêm, tuy nhiên lại xảy ra vụ án Taksin giết oan hàng loạt các cựu thần chúa Nguyễn và cho đi đày người Việt ra biên giới như mình kể trên, nên việc liên lạc bị cắt đứt, Gia Long cũng vì thế không có ý định hợp tác với Xiêm nữa 



Cũng xin tiết lộ thêm luôn là theo giả phả họ Nguyễn, Tôn Thất Xuân xét ra là hàng chú của Nguyễn Anh vì ông là con thứ 17 của chúa Nguyễn Phúc Khoát trong khi Nguyễn Ánh là con của vương tử Nguyễn Phúc Luân là con thứ 2, ông tên thật là Nguyễn Phúc Xuân- phải lấy tên giả để trốn tránh, đồng thời nếu xét theo quy tắc thừa kế thì ông cũng có thể nối ngôi chúa


-Theo di chiếu của Nguyễn Phúc Khoát, cha Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc Luân sẽ nối ngôi chúa nhưng quyền thần Trương Phúc Loan lại sửa di mệnh để Nguyễn Phúc Thuần lên thay, còn Luân thì bị giam lỏng, ông mất năm 33 tuổi
Sau này Nguyễn Phúc Thuần bị Tây Sơn giết khi chưa có con trai, các vị vương tử khác đều lần lượt bị Tây Sơn bắt giết hay bắt giam hoặc bị xua đuổi không còn có chí quay lại phục quốc, chỉ có Nguyễn Phúc Xuân là trốn được (Hoặc được tự do) nên theo lệ cũng có thể lên ngôi chúa


Chính vì vậy có một chi tiết rất đáng lưu ý mà Xiêm la thực lục, cũng như Sử Ký Đại Nam Việt và biên khảo Người Hoa Tại Việt Nam của Nguyễn Văn Huy có ghi là:

-Sau khi Tôn Thất Xuân (Nguyễn Phúc Xuân) chạy trốn sang Xiêm ông chỉ căn cứ theo lẽ là Nguyễn Phúc Thuần đã mất không có con trai, các vương tử, vương tôn khác phần lớn đã chết nên quyền kế vị ngai chúa phải là của ông bởi thế khi đến Xiêm ông đã tự tuyên bố mình là người thừa kế hợp pháp của chúa Nguyễn, lấy danh nghĩa đó nhờ vua Xiêm khi đó là Taksin giúp sức đưa quân khôi phục quốc gia sự việc này xảy ra vào năm 1778


-Tuy nhiên do thời đó liên lạc khó khăn nên người Xiêm cũng không biết là ở Gia Định Nguyễn Ánh đã được xưng làm chúa, cho tới năm 1780 Nguyễn Anh có ý liên lạc lại với Tôn Thất Xuân cùng Mạc Thiên Tức thì lại xảy ra việc Taksin giết oan họ



-Và xin đặc biệt chú ý tới chi tiết là vào tháng 11 năm 1781 Chao Phraya Chakri tức chính là Thái tổ hoàng để của nhà Chakri-Raman I đưa quân đi dẹp loạn tại Chân Lạp, trong khi đó Nguyễn Ánh cũng đang làm vương ở đất Gia Định, các quý tộc tham gia bạo loạn đã cầu xin Nguyễn Anh gửi quân giúp cho mình, Nguyễn Ánh liền lệnh cho Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Thụy dẫn quân sang giúp chống lại Chao Phraya Chakri, tuy nhiên 2 bên còn đang giằng co thì Chao Phraya Chakri nhận được tin ở kinh đó có đảo chính vua Taksin bị bắt, ông đã đề nghị với Nguyễn Hữu Thụy cũng như Nguyễn Ánh tạm đính chiến với 1 điều khoản quan trọng là nếu chấp nhận đình chiến sau này 2 bên sẽ tương trợ nhau khi có vấn đề gì



-Hẳn đây cũng là 1 cách tính toán của Chao Phraya Chakri vì ông cho rằng có thể sau này mình về kinh đối phó với nổi lọan sẽ có bất trắc cần phải có lực lượng trợ giúp, trong hoàn cảnh đó quân Nguyễn là lựa chọn khả quan nhất. Tuy nhiên sau này cuộc thay triều đổi đại ở Xiêm diễn ra nhanh gọn nhưng thỏa thuận giữa Raman I và Nguyễn Ánh vẫn còn 


Chakri Mahaprasat chính điện trong hoàng thành tại Băng Cố xây bởi Raman I

Như vậy xét ra việc cầu viện cho Xiêm lâu nay ta vẫn thường bị định kiến cho rằng nó là mưu từ đầu tới cuối của Nguyễn Ánh, nhưng thực tế đó lại là cả 1 quá trình dài dòng, liên quan tới hàng loạt các biến cố trước cũng như sau này mà Nguyễn Ánh hoặc có hoặc không thể kiểm soát nổi




2.3) Nguyễn Ánh từ năm 1782 tới 1785


Trở lại với Nguyễn Ánh như mình đã nói suốt từ năm 1778-1780 ông đã nắm lại được vùng Nam Bộ xây dựng chính quyền, hành chính…


Tuy nhiên tới năm 1781, Tây Sơn hay tin đã huy động lực lượng tới tấn công tiêu diệt, dĩ nhiên dù có sự chuẩn bị nhưng chỉ có 3 năm để chống xây dựng quân đội lại lực lượng Tây Sơn thiện chiến và giàu kinh nghiệm chiến trường thì cũng là quá sức, kết quả ra sao cũng dễ đoán

Sau khi thua trận, Gia Long cũng không chạy sang nước ngoài ngay mà lưu lạc ở vùng Nam bộ một thời gian nữa sau đó chạy ra đảo Phú Quốc, tuy nhiên như mình đã nói ở trên Nguyễn Nhạc với tư duy rất nông dân không tiến hành đuổi cùng giết tận cùng không tiến hành chiếm đóng mà chỉ coi Nguyễn Ánh như ăn trộm, đánh thế này chỉ như đuổi ăn trộm.

Tháng 8-1782 quân Tây Sơn sau khi đã đánh bại mọi sự kháng cự ở Nam Bộ thì theo lệnh Nguyễn Nhạc rút về Quy Nhơn, để lại quyền cai quản Nam Bộ cho hàng tướng là Đỗ Nhàn Trập, Trập đóng ở Bến Nghé, nhưng chỉ có 2 tháng sau lực lượng của Nguyễn Ánh lại tập hợp lại, tướng Châu Văn Tiếp đánh bại Trập giành quyền kiểm kiếm soát Bến Nghé, TRập thua bỏ chạy về Quy Nhơn, Nguyễn Anh lại từ Phú Quốc quay về Gia Định



Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm La
Đây là giai đọa có thể nói là mập mờ nhất và phức tạp nhất vì mỗi bên ghi chép môt kiểu khác nhau nên mình đành dẫn là nguồn sử liệu 2 phía vậy
Đầu tiên là qua trình hình thành mối quan hệ ngoại giao

Bản đồ hành chính Gia Định đầu thế kỷ 18



Cuối năm 1782 ngay sau khi quay lại Gia Định thành, Nguyễn Ánh cũng đã đoán chắc chắn quân Tây Sơn sẽ quay lại vì thế phải có sự chuẩn bị trước
Đại Nam thực lục tiền biên chép rằng
“... sai Cai cơ Lê Phúc Điển, Tham mưu Lê Phúc Bình sang Xiêm. Vua thấy giặc Tây Sơn liền năm vào cướp, lòng lo lắm, dụ cho các tướng rằng: “Giặc nay dẫu thua, sang xuân hẳn lại vào cướp. Ta quân yếu tướng ít thì lấy gì mà chống? Kế sách ngày nay không gì bằng kết hảo với nước Xiêm để nhờ giúp đỡ khi hoãn cấp”. Bèn chế hoa vàng hoa bạc, sai bọn Phúc Điển sang thông hiếu”



Sử liệu ghi chép về sự kiện này từ phía cuốn Các vương triều của Thái Lan của tác giả Annotations lại ghi:
“Hoa vàng hoa bạc là một cây giả có lá và hoa bằng bạc hay vàng. Tục lệ tiến cống cây vàng bạc hàm ý rằng người gửi bằng lòng vai trò phiên thuộc đối với quốc gia họ đem đến. Đó là một biểu tượng của thần phục. Một cách tổng quát, triều đình Thái ở Bangkok không trực tiếp cai trị một phiên thuộc như một phần của vương quốc mà để cho họ khá tự do trong việc điều hành các vấn đề nội trị, ngoại trừ tất cả các liên hệ với bên ngoài đều do Bangkok chủ trì và người thủ lãnh phải được Bangkok thừa nhận. Bangkok cũng bảo đảm rằng họ sẽ bảo vệ phiên thuộc đó một khi bị đe doạ từ bên ngoài. Để đáp lại, nước chư hầu có nhiệm vụ cung cấp binh đội cho triều đình Xiêm La khi được yêu cầu và thủ lãnh của các chư hầu cũng phải sang Bangkok mỗi khi có những dịp quan trọng, chẳng hạn như việc đăng quang của một tân vương. Sau cùng, nước chư hầu phải tiến cống “Cây Vàng Bạc”sang Bangkok cứ ba năm một lần.”



Đại Nam thưc lục đã dùng từ thông hiếu, trong khi cuốn sách Lịch sử Thái Lan của lại chỉ rõ đó là sự thần phục, cái nào đáng tin hơn? Trước hết phải xét vị thế của Nguyễn Anh lúc đó để đánh giá, ông tuy có thể coi là vương, chúa một vùng nhưng thực lực rất yếu, có thể nói là chết lúc nào không hay, vùng ông cai trị chưa đủ để gọi là 1 nước nên xét trên thực lực ông yếu hơn rõ ràng triều Chakrin của Raman I khi đó, nước mạnh ngoại giao với nhau thì gọi là thông hiếu nhưng thế lực lúc đó của Nguyễn Ánh chả đáng gọi là mạnh thì chắc chắn là sang thần phục, chỉ có điều chắc chắn trong thâm tâm Nguyễn Ánh cũng không muốn thần phục Xiêm chỉ là tình thế bắt buộc



Việc cầu viện chưa xong thì năm 1783 đích thân Nguyễn Huệ theo lệnh Nhạc dẫn quân đánh Nguyễn Ánh, ông lại thua và lần này có thể nói là lần Nguyễn Ánh nguy ngập nhất, có lúc tính mạng ngàn cân treo sợi tóc bởi Nguyễn Huệ khác với Nguyễn Nhạc ông ta chủ trương tiêu diệt tận gốc mầm họa và chiếm đóng Nam Bộ lâu dài, Nguyễn Ánh chạy ra đảo Nam Du rồi lại ra Phú Quốc



Các sự kiện long đong, nguy hiểm của Nguyễn Ánh được ghi rất rõ trong Đại Nam Thực lục như thế này:
Khi ở đảo Nam Du Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn vây chặt đảo nhưng “bốn bể mây mù kín mít, người và thuyền cách nhau gang tấc cũng không thấy nhau” khiến cho sóng bể nổi lên dữ dội, “thuyền giặc tan vỡ chìm đắm không xiết kể.”

Người xưa cố siêu nhiên hóa hiện tượng lên chứ hẳn đây chỉ là bão hay sóng thần thôi



Nhân đó Nguyễn Ánh chạy được ra Phú Quốc rồi ở lại đây, trong giai đoạn này đủ mọi chuyện thật đến giả đã được ghi lại, mình xin phép bỏ qua
Tuy nhiên một lần nữa Nguyễn Ánh không cầu viện Xiêm ngay mà lại đưa con là Hoàng tử Cảnh lén sang Camphuchia gặp Giám mục Bá Đa Lộc để mong Bá Đa Lộc làm trung gian giúp mình cầu viện Pháp nhưng những năm 80 của thế kỷ 17 đó nước Pháp đang kiệt quệ, hỗn loạn và đứng trước nguy cơ cách mạng bùng nổ nên không giúp được gì nhiều cả

Bá Đa Lộc



Cuối cùng không còn đường lùi ở lại đảo Phú Quốc nữa kiểu gì Tây Sơn cũng quay lại lúc đó thì chết chắc trong tình thế sinh tử đó lựa chọn khả quan nhất là chạy sang Xiêm



Đại Nam Thực Lục chép:
“... Giáp Thìn, năm thứ 5 (1784], mùa xuân, tháng giêng, vua trú ở đảo Thổ Châu (Phú Quốc). Tháng giêng nhuận, chưởng cơ Hồ Văn Lân đem quân sở bộ tiến đến đồn Tinh Phụ. Tôn Thất Hội nghe tin có viện binh đến, trổ vòng ây mà ra, thẳng tới sông Tân Hoà, hợp với quân Lê Văn Quân. Phò mã giặc là Trương Văn Đa đuổi đánh. Các tướng thua chạy. Quân Lê Văn chạy sang Xiêm.
Tháng 2, vua sang Xiêm La. Trước là sau cuộc bại trận ở Bến Nghé, Chu Văn Tiếp chạy sang Xiêm cầu viện. Vua Xiêm bằng lòng, sai Văn Tiếp theo đường núi trở về, mà sai tướng là Thát Xỉ Đa đem thuỷ quân sang Hà Tiên, tiếng là sang cứu viện mà ngầm dặn đón vua sang nước họ. Văn Tiếp cũng có mật biểu uỷ người theo quân Xiêm mang về. Vua nhận được biểu rất mừng, bèn đến Long Xuyên họp với tướng Xiêm. Tướng Xiêm cố mời vua vua sang Xiêm. Vua bất đắc dĩ phải nhận lời.
... Vua bèn đi một thuyền sang Xiêm, bầy tôi đi theo có Tôn Thất Hội, Trương Phúc Giáo, Hồ Văn Bôi, Lưu Văn Trung, Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Văn Huấn, Trần Văn Xạ, Nguyễn Văn Tồn (người Chân Lạp), Bùi Văn Khoan, Lê Thượng và nội trù Nguyễn Văn hơn 30 người, quân theo cũng vài mươi người. Tháng 3, vua đến thành Vọng Các...”




Đoạn trên được ghi trong sử nhà Nguyễn nên đã được biến đổi sao cho nghe như có vẻ là Nguyễn Ánh đã sang Xiêm với tâm thế của 1 vị quân vương chờ thời chỉ coi nơi đó là chỗ tạm trú và Xiêm cũng rất kính phục Nguyễn Ánh
Nhưng dĩ nhiên thực tế cho thấy ông sang đó rất chật vật, khó khăn chứ chả oai phong lẫm liệt gì, tuy nhiên đáng tiếc là sử liệu của Nhà Nguyễn lẫn Xiêm đều ghi rất ít về việc ở Xiêm Nguyễn Ánh đã sống thế nào

Chúng ta chỉ biết theo như Đại Nam thực lục là ông cùng các quan thần và binh lính được Raman I xếp chỗ cho cư trú ở ngoại ô Băng Cốc ngày nay
Sau khi đã tạm yên vị việc đầu tiên Nguyễn Ánh yêu cầu là nhắc lại thỏa thuận cũ, cũng như việc cống cây vàng lá bạc để có sự ủng hộ của phía Xiêm


Gia Định thành thông chí chép
“Tháng 3 mùa xuân năm thứ 7, Giáp Thìn (1784) xa giá đến Xiêm La kể lại đầu đuôi mọi gian lao và cầu xin viện binh để lấy lại nước. Vua Xiêm lấy lễ để an ủi tiếp đãi và tặng quà rất hậu. Phật vương (vua Xiêm) còn lấy tình giao hảo láng giềng hứa cử nghĩa binh giúp vua lấy lại nước. Nhị vương Xiêm La nhân đó nhắc lại việc năm trước là khi giao hoà với Thoại Ngọc hầu ở Cao Miên đã ước thề rằng nếu có hoạn nạn thì cứu lẫn nhau, nguyền hết sức với nhau. Không bao lâu, gặp khi Miến Điện xâm lấn ngoài biên, Nhị vương phải xuất chinh, nên uỷ cho cháu là Chiêu Tăng làm soái tướng, Chiêu Sương làm tiên phong đem 2 vạn thuỷ binh cùng 300 thuyền chiến chọn ngày mùng 9 tháng 6 khởi hành đưa vua về nước, Tiếp Quận công theo hộ giá.”




Sự việc quân Xiêm sang nước ta năm 1784 cùng trận Rạch Gầm- Xoài Mút thì chắc không cần nói mọi người cũng rõ cả rồi
Có điều ở đây mình chỉ xin nhắc lại sử liệu các nguồn khác nhau cho mọi người thấy sự việc này được các phía nhìn nhận ra sao thôi


Theo tài liệu các nhà truyền giáo thuật lại thì:
“... Bấy giờ vua Xiêm lại đãi vua An Nam cách lịch sự, cùng bảo giao nghĩa với nhau và quyết đánh quân Tây Sơn. Vua An Nam đã biết tỏ các đều ấy là chước bề ngoài, vì hai vua Xiêm chẳng thật lòng cứu giúp mình. Vậy vua An Nam ở trong Bang Cóc, mà tuy rằng, chẳng phải giam lại hai vua ở lịch sự bề ngoài, song chẳng khác chi như phải giam vì rằng có kẻ rình chực canh giữ luôn.
Hai vua Xiêm ra dấu như thể có ý giữ lời đã hứa, mà sai nhiều binh sĩ sang đánh giặc cho yên mà chia ra hai toán: một toán đi bộ, một toán đi thuỷ. Cháu đồng tông hai vua ấy, tên Triều Cẩn, thì làm quan đại tướng quân cai các toán ấy. Vua An Nam thì cũng có quan tướng An Nam, tên là ông Thê( Châu Văn Tiếp) , vua đã tình cờ gặp trong thành Bang Cóc.”


Ảnh chụp Gia Long khi ở Xiêm



Đại Nam Thực Lục đệ nhất kỷ chép:
"... Mùa hạ, tháng 6, vua từ nước Xiêm đem quân về Gia Định. Vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 2 vạn thuỷ quân và 300 chiến thuyền để giúp. Vua lấy Chu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, điều bát các quân. Ngày Nhâm thìn (25-7-1784), xuất phát từ thành Vọng Các, đi ra cửa biển Bắc Nôm.
Mùa thu, tháng 7, quân ta tiến đánh được đạo Kiên Giang, phá được Đô đốc giặc là Nguyễn Hoá ở sông Trấn Giang, rồi thẳng đến xứ Ba Xắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc, chia quân đóng đồn. Lấy Mạc Tử Sinh làm Tham tướng trấn Hà Tiên, quản lý binh dân sự vụ... Vua thấy quân Xiêm tàn bạo, đến đâu là cướp bóc đấy, nhân dân ta oán rất nhiều, bảo các tướng rằng: “Muốn được nước phải được lòng dân. Nay Chu Văn Tiếp đã mất, quân Xiêm không ai chế ngự được. Nếu được Gia Định mà mất lòng dân thì ta cũng không nỡ làm. Thà hãy lui quân để đừng làm khổ nhân dân”.




Sử Ký Đại Nam Việt chép là
“...ông Triều Cần ở lại với quân cơ đặng ba tháng, những chơi bời ăn uống, ăn cướp của người ta mà thôi.” 



Trong một lá thư gửi linh mục J. Liot ngày 25 tháng 1 năm 1785, Nguyễn Ánh phải than rằng:
“Nay thì binh Xiêm đại tứ lỗ lược (thả sức cướp bóc), dâm nhân phụ nữ (hãm hiếp đàn bà con gái), lược nhân tài vật (lấy của cải người ta), túng sát bất dung lão thiếu (giết bừa không kể già trẻ), vậy nên Tây tặc binh thế nhật thịnh, Xiêm binh thế nhật suy (cho nên thế quân giặc Tây càng lúc càng thịnh còn thế quân Xiêm mỗi lúc một suy)”

Lính Chakri đang bắt voi trắng

Xiêm La thực lục Đệ Nhất Kỷ chép:
" ... Vào tháng năm (lịch Xiêm, khoảng tháng 3 dương lịch) của năm Thìn (1785) nhà vua sai cháu là Chaofa Kromluang Thepharirak chỉ huy một đội chiến thuyền và năm ngàn quân, với lệnh là tấn công và tái chiếm - không được thất bại - lãnh thổ Saigon cho Ong Chiang Su (Nguyễn Ánh). Nhà vua cũng cho phép đích thân Ong Chiang Su đi theo với đoàn quân. Một toán quân đường bộ do Phraya Wichinarong chỉ huy được lệnh tiến theo đường Cam Bốt và điều động thêm một đoàn quân Cao Miên. Chaophraya Aphaiphubet tuyển thêm một lực lượng 5000 quân Cam Bốt để đi cùng quân Thái. Phraya Wichinarong đưa đạo quân Thái - Cam Bốt tấn công vào Piamchopsadaek (Sa Đéc).
Tại một địa điểm có tên là Phraek Phrayaman (Nha Mân) họ đụng độ và đánh với quân Tây Sơn vài trận. Quân Việt chống không nổi phải rút lui. Phraya Wichinarong liền tiến lên về phía Piambarai và tấn công vào những vị trí đóng quân tại huyện Ban Payung. Cháu của vua là Chaofa Kromluang Thepharirak, cùng với các tướng lãnh cao cấp cùng Ong Chiang Su từ biệt nhà vua và đưa chiến thuyền đi ra thẳng tiến theo hướng biển đến Banteay Meas (Hà Tiên)
Quân tại Banteay Meas dưới quyền của Phraya Rachasetthi và Phraya Thatsada được điều động để tăng viện. Liên quân tiến vào sông Bassac và dừng lại tại rạch Wamanao.”


Các di vật của trận Rạch Gầm-Xoài Mút

Tổng cộng sử liệu thì quân Xiêm sang nước ta có khoảng hơn 2 vạn
Sau khi bại trận tại Rạch Gầm-Xoài Mút (đêm mồng 8 rạng mồng 9 tháng 12 năm Giáp Thìn tức 19-1-1785) Nguyễn Ánh lại phải rút chạy đến khi chạy ra Thổ Chu, lênh đênh các nơi tới Cổ Cốt (Ko Kut) (vào khoảng tháng 2 âm năm Ất Tỵ) rồi đến Bangkok tháng 3, ngày Canh Tuất (1-3 âm tức ngày 9-4 dương lịch) tính ra ông phải long đong khổ sở tới 4 tháng

Quân Chakri trên lưng voi chiến đánh với quân Miến Điện

2.4) Sau trận Rạch Gầm-Xoài Mút 



Sau thất bại của Trận Rạch Gầm-Xoài Mút năm 1784 Nguyễn Ánh thua lại chạy qua Xiêm, ông cùng các tùy tùng được xếp đặt định cư tại tại phía nam huyện Tonsamrong (ta gọi là Long Kỳ ngoại thành Bangkok), và trợ cấp một khoản tiền là 5 chang (400 bat, không rõ giá trị ngày nay là bao nhiêu nhưng hẳn cũng khá vì trong các tài liệu đều ghi những năm tháng đó ông sống cũng không thiếu thốn) hàng năm. Đồng thời Raman I còn tặng ông quà cáp này nọ theo các dịp lễ Tết hàng năm.



Xiêm đối đãi ông với các chế độ và nghi lễ như một sứ giả ngoại quốc, khi vào tiếp kiến vua Xiêm ông vẫn ăn mặc như người Việt có thông ngôn, mẹ và những thân quyến chúa Nguyễn cũng được hưởng một số bổng nhất định. Riêng các tùy tòng, quan tướng còn được phép có kinh doanh riêng như làm chủ thuyền buôn, chủ phường đánh cá…mà không phải chịu thuế
Có điều trong thời gian này Nguyễn Ánh cũng quá hiểu là sẽ không còn mong được Xiêm giúp lần thứ 2 nữa nên phải tự lực cánh sinh



Đại Nam thực lục có ghi
“Xiêm đối với vua (Nguyễn Ánh) dẫu tình lễ có trung hậu hơn, nhưng sự thực là giữ lại đó mà thôi. Vua thầm tính trong lòng, biết rốt cuộc họ không thể giúp mình được, túng sử có giúp cũng vô ích...”




Vì thế Nguyễn Ánh đành tự dùng sức mình cánh sinh, thu thập quân lính tuyển mộ tàu chiến
Tuy nhiên tháng 2-1786 chiến tranh giữa Thái Lan-Miến Điện lần 2 nổ ra và đây chính là bước ngoặt với Nguyễn Ánh

Theo Đại Nam Thực Lục:
“Bính ngọ, năm thứ 7 (1786), mùa xuân, tháng giêng, vua trú ở hành tại Vọng Các. Tháng 2, Diến Điện do ba đường tiến binh xâm lấn đất Sài Nặc (Chainat) nước Xiêm. Vua Xiêm tự đem quân chống cự, xin vua giúp kế Vua nói: “Diến Điện cất quân từ xa lại, chở lương đi hàng nghìn dặm, kể đã mệt rồi. Tôi xin giúp sức, đánh chóng hẳn được!”Vua Xiêm tiến binh ngay. Vua tự đem quân của mình trợ chiến, sai Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Thành đi trước, dùng ống phun lửa để đánh. Quân Diến Điện sợ chạy, chết không kể xiết, bị bắt 500 người.
Vua Xiêm thán phục, trở về đem vàng lụa đến tạ, muốn lại giúp quân cho vua thu phục Gia Định. Vua họp các tướng bàn. Nguyễn Văn Thành tâu rằng: “Vua Thiếu Khang chỉ có một lữ còn dựng được cơ nghiệp nhà Hạ. Ta nuôi sức mạnh mà thừa chỗ sơ hở thì việc còn có thể làm được, chứ nếu mượn người ngoài giúp, đưa Di Địch vào trong tâm phúc thì sợ để lo về sau. Không bằng cứ yên tĩnh để chờ cơ hội là hơn”. Vua khen phải, việc bèn thôi.”




Phục dựng lại quân Thái thời Chakri

Đoạn sử trên của ĐNTL dĩ nhiên đã cố nâng tầm Nguyễn Ánh lên tuy nhiên chúng ta vẫn có thể khẳng định vài điều thông qua việc này đó là
1- Lực lượng mà Nguyễn Ánh tập hợp được đã rất mạnh, đủ để đương đầu với quân Miến Điện
2- Nguyễn Ánh đã nhân cơ hội quân Miến tấn công Xiêm để lập công hòng thoát khỏi thế nghi kị của Xiêm với mình
3- Sau thất bại tại Rạch Gầm-Xoài Mút cùng như hậu quả quân Xiêm gây ra ông đã rút ra bài học là không bao giờ tin tưởng được vào quân Xiêm nữa
4- Ông đã có ý định thoát khỏi Xiêm


Minh họa quân Miến điện cùng thời



Tới tháng 2 năm 1787 nhân lúc Raman I vắng mặt tại kinh đô Nguyễn Ánh cùng tùy tùng,quan thần lén đi
Sự việc này Xiêm la thực lục chép như sau:
"... Được một thời gian, Ong Chiang Su (Nguyễn Ánh) bàn với nhóm quan lại đi theo ông, nói rằng: “Chúng mình trốn kẻ thù đến đây nhờ vua Xiêm che chở. Ngài đối với ta rất tốt, săn sóc chu đáo khiến ta rất vui lòng. Ngài cũng còn tuyển quân và sai họ tấn công kẻ thù để giúp ta khôi phục vương quốc nhưng những nỗ lực đó đến nay chưa thành tựu. Thế nhưng hiện nay nhà vua có những mối lo về chiến dịch đánh Miến Điện và xem ra không có thể giúp chúng ta được nữa. Nếu mình yêu cầu nhà vua cho phép mình rời khỏi nơi đây để tự liệu dùng sức của mình lấy lại nước, ta e rằng sẽ bị hoàng thượng trừng phạt vì ngài chẳng khứng cho chúng ta bỏ đi. Chi bằng mình lén trốn đi thì mới mong thành công.
Sau khi tham khảo mọi người và đồng ý, Ong Chiang Su viết một lá thư yêu cầu vua Xiêm cho phép ra đi và đặt lá thư đó trên bệ thờ. Sau đó ông ra lệnh cho Ong Kwan và Ong Yi lấy chiếc thuyền lớn mà họ đã lúc trước ra đợi ông tại đảo Sichang.
….. Ong Chiang Su dẫn thân quyến và tuỳ tòng cùng với thêm ba người Việt khác đã sống tại Bangkok từ lâu: Ong Hiao, thợ cả của đội thợ chạm (Krom Changsalak), Ong Hup, thợ cả của đội thợ mộc (Krom Changmai), và Ong Kaolo, thợ cả của đội thợ mộc (Krom Changmai), và Ong Kaolo, thợ cả của đội thợ đúc (Krom Changlo). Tất cả lên thuyền xong, nhổ neo và hối hả chèo thuyền đi trong đêm tối. Tổng cộng là bốn chiếc thuyền với hơn 150 người.
….(mình lược đoạn Phó vương em Raman I vốn có hiềm khích với Nguyễn Ánh biết tin đuổi theo nhưng không kịp)
….Ngay lúc này, viên quan theo lệnh nhà vua đến lục soát nơi cư ngụ của Ong Chiang Su đã tìm ra được lá thư và đem về trình. Lá thư đó dâng lên nhà vua và ông yêu cầu đọc lên cho ông nghe. Thư đó như sau:
“Tôi, Ong Chiang Su, đã đến sống dưới sự che chở của bệ hạ. Bệ hạ đã nhân đức chăm lo khiến tôi rất vui lòng. Tuy nhiên lúc này tôi rất quan tâm về đất nước, nếu như công khai xin bệ hạ cho tôi trở về e rằng bệ bệ hạ sẽ quở trách. Thành thử tôi đành phải trốn đi nhưng tôi hoàn toàn không hề có ý định âm mưu nổi loạn hay trở lại làm hại đến hoàng thượng một chút nào. Tôi nguyện là một thần tử của bệ hạ cho đến ngày cuối cuộc đời. Khi phải rời bệ hạ trong giờ phút này tôi chỉ cốt tìm cách tuyển mộ người để khôi phục lại đất nước. Nếu như thiếu khí giới, hay lực lượng kém địch quá xa, tôi sẽ gửi thư đến bệ hạ để xin bệ hạ giúp cho súng đạn, và cho một đạo quân đến giúp cho đến khi tôi toàn thắng. Khi khôi phục được giang sơn, từ đó về sau tôi sẽ xin làm phiên thuộc của hoàng thượng.”
Nhà vua nghe đọc xong lá thư mới ngăn em lại nói: “Đừng tuyển quân đuổi theo bắt y lại làm chi. Y thấy chúng ta không giúp y được vì chính mình cũng đang vướng bận vào những cuộc chiến nên y quyết định bỏ đi để thực hiện công cuộc phục quốc. Chúng ta đã đối đãi vô cùng hậu hĩ. Viết bằng tay rồi lại xoá đi bằng chân thì không phải chút nào.”
Người em trai của nhà vua, hoàng thái đệ, nói rằng: “Gã Ong Chiang Su này, nếu chúng ta để cho y đi mà không bắt lại, trong tương lai khi triều đại này qua rồi, thể nào y cũng gây rắc rối cho con cháu chúng ta, điều đó chắc chắn không còn ngờ gì nữa……”


Mẫu tàu cổ theo miêu tả mà Nguyễn Ánh đã dùng để chạy trốn, dạng tàu buôn


Còn Đại Nam thực lục chép rằng
“... Bởi thế vua quyết chí hồi loan, trước sai Phạm Văn Nhân về Hòn Tre chỉnh bị thuyền ghe để đợi. Vua lại nghĩ rằng nếu nói rõ cho họ biết thì họ hẳn lấy cớ lần trước giúp không thành công mà sẽ tìm lời ngăn đón, bèn nhân đêm viết thư tạ ơn để ở hành tại, rồi rước quốc mẫu và cung quyến xuống thuyền, vẫy quân chèo mau ra cửa biển Bắc Nôm. Đến tang tang sáng, vua thứ hai nước Xiêm biết, đi thuyền thoi nhẹ đuổi theo nhưng không kịp, phải về….”


Tuy Phó vương Xiêm có ác cảm và cảnh báo như thế nhưng sau này Raman I và Nguyễn Ánh vẫn qua lại hòa hiếu với nhau

No comments:

Post a Comment