Tuesday, June 28, 2016

Chi tiết ôm chân Càn Long và những hiểu nhầm.

Biết ngay là có người nhầm lẫn thế này mà cái chi tiết ôm chân Càn Long là sử sách đời sau đặc biệt là thời Nguyễn đã xuyên tạc cái nghi lễ Bão Kiến thỉnh an-抱見請安 (Dịch ra là ôm vào lòng để thăm hỏi) được Càn Long đón Quang Trung để thành Bão tất thỉnh an-抱膝請安 (Ôm gối để hỏi thăm) nhằm hạ thấp đối thủ chứ Quang Trung sang Tq là Quang Trung xịn còn vua Càn Long ôm Quang Trung như đón thượng khách ôm chân cái gì 
Chi tiết của nghi lễ Bão kiến mình đã viết trong bài mấy trang trước rồi đó đây là nghi lễ cực sang trọng chỉ dành cho hoàng tộc lẫn các đại công thần của nhà Thanh Quang Trung được đón bằng lễ này cho thấy sự trọng thị kính nể  




Các sử liệu sau thời Nguyễn đều bị ảnh hưởng bởi chi tiết này nên viết nhầm làm nhiều người cũng tin nhầm theo luôn 
Sang đến Yên Kinh, vua Càn Long nhà Thanh tưởng là Nguyễn Quang Trung thật, vời đến chầu ở Nhiệt Hà, cho vào làm lễ ôm gối, như là tình cha con một nhà, 
(Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim)


1/ Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phúc Khang An, tuần phủ Quảng Tây là Tôn Vĩnh Thanh cùng đưa đi đến Yên Kinh. Vua nước Thanh muốn nêu khen khác mọi người thưởng cho rất hậu. Đến hành cung Nhiệt Hà, vào chầu ra mắt, làm lễ bảo tất (ôm gối vua)
Quốc Sử Quán triều Nguyễn: Đại Nam Liệt Truyện, sơ tập, quyển 30: Nguỵ Tây (Tây Sơn) Nguyễn Văn Huệ)-đều từ mấy cái dòng này này mà đời sau nhầm cả đấy 


Khi “quốc vương” tới Yên Kinh, vua Thanh mừng lắm, không hề biết đó là Quang Trung giả. Lúc “quốc vương” vào yết kiến, vua Thanh cho cùng ăn yến với các vị thân vương, lại ban ơn đặc biệt cho làm lễ ôm gối
Hoàng Lê Nhất thống chí 

các tài liệu trên đều dựa vào sử nhà Nguyễn xuyên tạc mà viết nhầm 

Bão kiến (抱見) khác với Bão tất (抱膝) đừng có lẫn lộn 

Mình không bịa những việc này ra tất cả mọi cái mình nói mình đều dựa vào tài liệu lịch sử rõ ràng các bài nghiên cứu của các học giả rồi tổng kết lại mình cố gắng viết thật nhất có thể 

Ngay từ đầu mình đã nêu rõ danh mục các tài liệu mình dùng và phương châm mình viết là cố gắng công bằng nhất có thể 

Bạn có thể tìm các tài liệu mình đã nêu để kiểm chứng độ xác thực nếu bạn có thể tìm được chỗ sai sót của mình thì xin cứ đóng góp để cùng hiểu biết ra 

Và ít nhất trong các tài liệu về hoạt động đi sức của Quang Trung thì phía Thanh triều ghi nhận họ đã dùng đại lễ rất trọng thể và chưa từng có để đón tiếp Quang Trung 


Và một điều quan trọng nữa đó là kể cả Quang Trung Quỳ thì đã làm sao ? 
Mình đã nói ngay từ đầu rồi Quang Trung hay Nguyễn Ánh đều là con người mà đã là con người lại là chính trị gia thì có lúc biết đứng có lúc biết cũng có lúc cần quỳ để đạt được mục tiêu lớn biết nhẫn nhịn một chút có cái gì mà phải lằng nhằng 
Cứ cho là nếu như là Quang Trung quỳ đi chăng nữa thì cũng là để vì mục tiêu hòa hảo bang giao tránh chiến tranh đổ máu lâu dài thế thì có gì mà phải xoắn
Và nếu chỉ nhìn vào cái hành động quỳ mà phán người ta hèn thì quả là vớ vẩn Mạc đăng Dung ngày xưa cùng phải quỳ phải trói để tránh quân Minh tái xâm lược đó thôi

Kẻ quỳ mà làm được việc tốt cho đất nước vẫn hơn kẻ đứng thẳng mà bán nước
Và mình cũng nói luôn có bạn lúc này yêu cầu hokten đưa ra dẫn chứng về việc Quang Trung quỳ khi gặp Càn Long hokten chưa đưa ra thì mình đưa ra hộ 
Đây 

link ảnh

Đây là một phần bức tranh Càn Long bát tuần vạn thọ khánh điển đồ (乾隆八旬萬壽慶典圖), vẽ năm 1790. Đoàn kiệu rước hoàng đế Càn Long (1711 – 1799), bá quan lạy chào. 
Nhìn rõ ảnh phóng to này nhé 
ttxva.net/wp-content/uploads/2013/11/Nguy%E1%BB%85n-Quang-Hi%E1%BB%83n-600x527.jpg
Theo chú thích người đang quỳ đây chính là Quang Trung bản tiếng Trung chú là An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (安南國王阮光平)

Có rất nhiều người đã dựa vào chi tiết này để nói Quang Trung hèn thế này thế nọ nhưng trước hết họ cần phải hiểu Càn Long bát tuần vạn thọ khánh điển đồ (乾隆八旬萬壽慶典圖), vẽ năm 1790 là dạng tranh vẽ theo ý chỉ của vua, vua muốn vẽ thế nào họa sĩ phải vẽ như vậy tới nay đối chiếu với lịch sử nhiều cảnh trong tranh này cũng không chuẩn với sự thực nên ta chưa thể biết chắc là Quang Trung có quỳ thật hay không 

Và như mình nói rồi có quỳ cũng chả sao cả vì đây là chính trị chứ không phải giang hồ hảo hán đánh nhau mà đầu gối dát vàng quyết không quỳ kẻ địch,đến Câu Tiễn còn phải ăn phân Phù Sai cơ mà 
Sao ta cứ đính chặt lấy cái hình tượng Quang Trung là dùng tướng anh hùng hiên ngang mà không chịu chấp nhận Quang Trung là chính trị gia và hành động theo mục tiêu chính trị nhỉ?

Mạc Đăng Dung không có quỳ nhé. Các chi tiết phủ phục, quỳ gối, mang roi chịu tội, dâng sổ sách đất đai, quân dân cả nước, dâng các động v..v... đều là do Toàn Thư ghi, mà Toàn thư thì của nhà Lê, coi Dung là giặc, có việc xấu nào mà không bôi vào cho Dung.
Mạc Đăng Dung (Người dưới thềm chào) đến gặp quan nhà Minh, chữ Hán bên cạnh: Ngụy vương Mạc Đăng Dung
upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/7c/An_Nan_Lai_Wei_Tu_Ce.JPG


Originally Posted by hie1202 View Post
Đại lễ BÃO KIẾN (抱見) này sau này không biết vì vô tình hay cố ý mà có người cho nó là lễ BÃO TẤT (抱膝) nghĩa là ôm gối và "tán" thêm là "như tình cha con" làm người đọc dễ dẫn đến liên tưởng là vua Quang Trung (dù là QT thật hay QT giả) khi gặp Càn Long đã phải "chạy lại" rồi quì xuống "ôm chân" CL như thể cha con và sẽ dẫn đến việc cho rằng hành động đó của QT (dù là QT thật hay QT giả) làm mất quốc thể nếu không muốn nói là làm nhục quốc thể. Trong khi nghi lễ nhà Thanh không hề có kiểu cách nào là "ôm gối" mà chỉ có Bão kiến thỉnh an (抱見 請安) như "thím" nvh92 nói.


Thêm một điều nữa là trước Quang Trung, khi các quan nước ta được cử đi sứ Tàu tuy có vinh dự thật nhưng vẫn coi đó như 1 cuộc phưu lưu đáng sợ, quan lại được cử đi thường phải trối trăn coi ngày đi là ngày dỗ ngoài việc đường đi gian nan hung hiểm lại còn phải trong tư thể sẵn sàng đón nhận thử thách để làm sao không làm nhục quốc thể... thông thường trước QT đoàn sứ nước ta ba năm mới đi sứ 1 lần, có khi 6 năm 1 lần thì chỉ duy nhất có thời Tây Sơn việc đi sứ trở thành 1 vinh dự, người nào đi sứ cũng có thơ để lại (phần nào cho ta thấy được tinh thần hứng khởi của các sứ thần thời Tây Sơn, nó khác với sự lo lắng trong các sứ đoàn nước ta trước đó), lễ vật được ban tặng trọng hậu, vị thế quốc gia được nâng tầm... Việc đi sứ thời Tây Sơn cũng trở nên thường xuyên hơn. Trong thời gian từ 1661 đến 1911 nước ta tất cả có 45 lần đi sứ sang TQ thì chỉ riêng thời vua QT từ 1789 đến 1793 mỗi năm có ít nhất 1 phái bộ sang TQ, có năm đến 2 phái bộ. Và quan trọng hơn là, tuy quan hệ giữa nước ta với triều đình nhà Thanh dưới thời vua QT trở nên mật thiết hơn sau chiến tranh nhưng nước ta vẫn giữ được quyền tự chủ, độc lập và vẫn tự do theo đuổi những chính sách riêng có khi đi ngược lại chủ trương của Thanh triều.


Rõ ràng một nghi lễ chào đón long trọng như vậy với vua nước ta - điều chưa từng có trong lịch sử bang giao 2 nước như vậy không những không được nhắc tới để đương thế cũng như hậu thế lấy làm tự hào lại bị hô biến thành một hình thức diện kiến mất thể diện hơn rất nhiều chẳng phải là thiệt thòi, oan uổng cho vua Quang Trung cho Đại Việt lắm sao... và liệu những điều tiếng xấu mà nhiều người nghe được về QT liệu có bao nhiêu phần là thực, bao nhiêu phần là do sự cố ý bôi nhọ, lấp liếm của triều đại tiếp sau - triều đại có mỗi thâm thù đại hận với Tây Sơn và luôn muốn phủ nhận sạch trơn Tây Sơn, phủ nhận sạch trơn Quang Trung - Nguyễn Huệ...


Đương nhiên mình không có ý định phủ định hết những điều thiếu sót nếu có của vua QT vì đơn giản mình luôn cho rằng con người chẳng ai toàn vẹn, một chiến thần bách chiến bách thắng như QT thì cũng chẳng có lý do gì mà không có sai lầm cả nhưng quan trọng là hậu thế khi nhìn nhận tiền nhân cần phải cố gắng có cái nhìn công tâm, cần phải nhìn được công và tội, đúng và sai của tiền nhân để không chỉ tung hô công trạng, chỉ trích sai lầm mà còn qua đó được tự hào vì những công trạng hiển hách và được học những bài học từ chính sai sót của tiền nhân... Đôi điều muốn nói, có gì thiếu sót mong mọi người góp ý chân thành, đừng chửi bới nhau làm mất đi cái hay của thớt. 

************

đoạn màu cũng như toàn bộ những gì mình viết ở trên mong được các cao nhân vào xác nhận, có gì sai sót ace/thím/mợ gạch đá nhẹ tay để cùng nhau nâng cao hiếu biết, đừng war nhau  làm mất hòa khí 
 

1 comment: