Cái râu ria thì khỏi nói vì chả có gì đáng nói, nhưng cái này sai lè rồi.
Trong mấy năm TS nổi lên thì chả làm được gì ra hồn ngoài đánh đấm cả.
Ngay cả mấy trung tâm buôn bán trong Nam cũng là TS phát nát chứ ai, ko tin thử tìm xem vì sao dân buôn bán và người Hoa phải dạt vào khu chợ lợn lập lại chợ.
Không dưng mà TS lại sụp nhanh thế, đến cả dòng giống cũng bị tận diệt là bởi lòng dân ko thuận.
Tiếp.
Sau khi Ánh lên ngôi thì ko có chuyện bế quan tỏa càng nhé, ko đọc sử rồi phán linh tinh.
Ánh liên kết với ngoại bang có cái hại là đưa quân nước khác vào ( kèm theo đó là cắt đất, lợi ích etc để trả), nhưng cái lợi là Ánh hiểu rõ được tiềm lực, sức mạnh & lợi ích khi trao đổi với nước ngoài.
Đầu thời Nguyễn kinh tế khá phát triển, quân sự mạnh, tỉ lệ súng trang bị cho lính cao, chế được tàu hơi nước, đóng tàu chiến lớn trang bị nhiều đại bác ( Tây sang còn khen), buôn bán với Bồ, Tây & Anh... Ánh phong quan chức người Tây giúp Ánh lập biên chế quân đội, xây dựng mô hình kiểu Tây.
Thời này Ánh vẫn giao thương với Tây, và là kiểu ngang hàng chứ ko vọng ngoại ( quan Tây trong quân đội có tội Ánh vẫn xử. Tàu Hà Lan vào gây chuyện bị hạm đội Nguyễn do Hoàng tử đánh cho toàn diệt ngoài biển. Hai tàu chiến Anh loe ngoe làm gì đó bị đánh chìm trên sông...).
Lúc này các nước phương tây cũng đã chính thức đặt ngoại giao với Nguyễn, buôn bán mạnh là khác.
Có điều sau khi Sing bị Anh chiếm đóng thì Ánh bắt đầu lo ngại ( hoàn toàn có lý) về dã tâm của người Tây. Tiếp đó lại bắt được thư từ của các giáo sĩ gửi về chính quốc viết về binh lực Nguyễn, khuyên chính quốc nên sớm tiến đánh -> Ánh bắt đầu cấm đạo, loại bỏ giáo sĩ cùng lực lượng giáo dân làm tay sai, gián điệp.
Thời này bên Nhật cũng thế, có điều nó làm mạnh tay hơn, nhổ cỏ tận gốc = giết sạch cả giáo sĩ lẫn dân theo đạo. Bên mình lằng nhằng nên mới có chuyện 1 nhúm quân Pháp đã chiếm được xxx tỉnh ( vì thực ra có đám ráo dân đi theo giúp sức chứ ko phải mình nó).
Sau này người Anh có sang xin nối lại giao thương nhưng Ánh ko mặn mà lắm.
Còn nhà nguyễn nát bét là do con cháu Ánh sau này, triều chính ko lo, kinh tế sa sút, bán dần súng đạn đi để ăn ( hiện tại vẫn còn rất nhiều súng Hỏa Mai của nhà Nguyễn lưu lạc và nằm trong bộ sưu tập nước ngoài, súng được đánh giá là chất lượng tốt, tinh xảo... xuất ngược bán sang Tây thời đó cơ mà).
Còn đại bác từ bé cỡ ống luồng cho đến to cỡ cột đình chắc anh em ko lạ gì, bảo tàng đầy. Đến nay thỉnh thoảng vẫn trục vợt được tàu & đại bác dưới biển...
Quote:
Súng điểu thương Model 1777 cũng là trang bị tiêu chuẩn cho quân đội nhà Nguyễn dưới thời Gia Long – Minh Mạng. Đến năm 1826, súng điểu thương Delvigne thay thế vị trí của Model 1777 trong quân đội Pháp nhưng nhìn chung Delvigne chỉ có một số cải tiến ở khâu nạp đạn chứ chưa có gì quá vượt trội. Như vậy vũ khí cá nhân của quân nhà Nguyễn giai đoạn 1800 – 1840 không quá thua kém các nước phương Tây. Tiếc rằng từ thời Tự Đức trở đi, quân đội bị bỏ bê, không có thêm trang bị mới đã đành lại còn cắt giảm cả trang bị cũ. Sau năm 1840, dòng điểu thương Model 1777 nhanh chóng lạc hậu nhưng không được thay thế, lại còn bị cắt giảm 75% số lượng. Năm 1848, quân đội Pháp đưa vào biên chế súng điểu thương Minié – loại được sử dụng trong cuộc xâm lược Nam Kỳ 1861. Tuy vẫn giữ cơ chế nạp tiền (muzzle-loading) như Model 1777 của nhà Nguyễn nhưng đã có thêm rãnh xoắn (rifled) và sử dụng hạt nổ (percussion cap). Năm 1864, quân Pháp đưa vào trang bị loại điểu thương nạp hậu (Breech-loading) đầu tiên: Tabatière, nhưng nhanh chóng bị thay thế dần bởi súng trường (Bolt action) Chassepot Model 1866, sau đó là Gras mle 1874. Đến đây thì nhà Nguyễn chính thức bị bỏ quá xa. |
Tóm lại đói rách là cuối thời Nguyễn, đừng đổ cho Ánh. Mà cho dù đến tận thời đói rách đó thì chúng ta vẫn còn giữ lại được 1 số súng chứ ko phải toàn gậy gộc giáo mác, đi chân đất đội nón dấu như tuyên truyền đâu:
Quote:
Trong cuộc xâm lược Nam Kỳ 1861, sau khi công phá Đại đồn Chí Hòa, quân Pháp thu giữ được: "Một trăm năm mươi đại pháo, hai ngàn súng nhỏ Saint-Etienne tình trạng bảo trì hoàn hảo; đầu đạn tròn, đầu đạn súng cối chưa cho thuốc súng, hai ngàn ký thuốc súng; giáo, chỉa, kích cùng một số lớn tiền đồng được tìm thấy trong thành. Súng tay thì bắn bằng đá lửa; đó là súng từ thời đệ nhất đế chế. Các quả đạn thuộc loại láng, bằng gang, đúc cũng khá tròn; thuốc súng cũng mịn, cán khá đều hạt. Trong thành Kì hòa không thấy có súng bắn bằng bùi nhùi lửa, cũng không có cung, không có nỏ. Ta còn tìm thấy một số bản đồ An Nam; các bản đồ khá đúng giúp ta làm bản đồ trinh sát." (Histoire deL’EXPÉDITION DE COCHINCHINE en 1861) |
No comments:
Post a Comment