Wednesday, July 6, 2016

Trang phục quân đội thời Trần - Trang bị nặng.

Trang phục quân đội thời Trần 

Về đại thể trang bị quân đội thời Trần tiếp thu nhiều điểm từ thời Lý nhưng cũng vẫn có sự biến dị riêng
1) Trang bị nặng 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư năm 1285 ghi chép : Quan quân giao chiến với quân Nguyên ở Hàm Tử Quan, các quân đều có mặt, riêng quân của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật có người Tống , mặc áo kiểu Tống , cầm cung tên chiến đấu. Thượng hoàng sợ các quân có thể không phân biệt được, sai người dụ rằng : Ấy là quân Thát của Chiêu Văn Vương, phải nhận cho kỹ ! chừng vì người Tống và người Thát tiếng nói và trang phục tương tự
Qua đoạn ghi chép trên có thể luận ra rằng quân trang quân phục thời Trần đã có sự khác biệt rất lớn so với quân phục Tống – Nguyên khi đó.



Trang phục quân đội nhà Nguyên trong "Trung Quốc cổ đại quân nhung phục sức" 

Tư liệu gần với thực tế nhất hiện nay ta có về giáp trụ đời Trần là pho tượng Kim Cương tìm thấy tại di tích Bảo Tháp thời Trần (Xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh)


Hình ảnh pho tượng Kim Cương tìm thấy tại di tích Bảo Tháp

Dĩ nhiên bức tượng này đã có sự hư cấu nhất định cộng với thời gian hủy hoại nên cũng không thể hoàn toàn tin tưởng là áo giáp trên tượng thể hiện 100% giáp trụ đời Trần tuy nhiên dựa vào đây ta vẫn thấy các nét độc đáo riêng có

Do thời gian tác động lên tượng nên cách họa tiết trên tượng trong đó có cả phần mũ đội đã quá mờ, ngoại trừ một miếng trang trí gắn trên trán mũ là có thể xác định được còn lại thì rất khó định dạng kiểu dáng mũ nên xin không nhắc chi tiết tới mũ Trụ tuy vậy ta vẫn cơ bản nhận ra kiểu dáng mũ Đâu Mâu thời Lý trong bức tượng này.
Mũ trên tượng không nằm ngoài 3 dáng mũ Đâu Mâu đã được nói tới trong giáp trụ thời Lý

Về phần giáp trụ thì dựa trên bức tượng có thể thấy kiểu dáng Minh Quang giáp thời Đường – Tống vốn đã được dùng từ thời Lý vẫn ảnh hưởng lên giáp thời Trần, nhưng riêng phần giáp che thân dưới lại được tạo tác theo dạng giáp vảy cá (Ngư Lân giáp - 魚鱗甲) điều này hco thấy giáp trụ trên tượng đã phần nào chịu ảnh hưởng của giáp đầu đời Minh, cũng có nghĩa tượng này được làm vào cuối đời Trần.


Tranh vẽ binh sĩ thời Minh mặc Ngư Lân giáp

Ngoài ra trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hiện nay đang lưu giữ một bức tượng võ sĩ đội Hổ Quan (虎冠) được xác định là vào thời Trần


Tượng võ sĩ đội Hổ Quan thời Trần trong Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Mũ Hổ Quan là loại mũ ra đời vào thời Nam – Bắc Triều phổ biến tới thời Đường lọi mũ này ra đời bắt nguồn từ điển tích về đội quân Hổ Bôn (虎賁)
Theo đó khi Chu Vũ Vương phạt Trụ, trong quân của Vũ Vương có lực lượng được gọi là Hổ Bôn gồm các dũng sĩ tinh nhuệ, dũng cảm đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của ông, giúp tiêu diệt triều Ân lập ra nhà Chu.

Sau này các triều đại dựa trên điển tích đó mà lập các đơn vị lấy tên là Hổ Bôn hoặc Hổ Dực (虎翼) và thường các đơn vị đó tập hợp quân thiện chiến nhất, giữ vai trò tiên phong, làm mũi xung kích chủ lực hoặc có tác dụng quyết định chiến trường. Tới tận thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949) quân đội Dân Quốc khi đó vẫn có một đơn vị được gọi là Hổ Bôn.



Tượng võ sĩ Hổ Bôn thời Đường (trên và giữa) và tranh vẽ phục dựng (dưới)

Mỗi triều đại thì đơn vị quân Hổ Bôn hoặc Hổ Dực sẽ được trang bị theo các cách thức khác nhau, chỉ xét riêng về thời Đường thì kiểu trang bị giáp trụ của quân Hổ Bôn khi đó là mình mặc giáp Minh Quang đầu đội mũ Hổ Quan bằng đồng hoặc sắt nhưng phần thân mũ được chế tác thành hình đầu hổ hoặc được bọc một lớp da trang trí hình đầu hổ, cũng có khi là dùng da đầu hổ thật bọc vào (Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm thường dành cho sĩ quan cấp cao thôi)
Bức tượng võ sĩ thời Đường mặc giáp Sơn văn đội Hổ Quan


Tượng võ sĩ đội mũ Hổ Quan khai quật tại mộ Uất Trì Kính Đức năm 1972 so sánh với tượng võ sĩ thời Trần.
Qua đó có thể thấy vào thời Trần đã xuất hiện lực lượng quân hổ Bôn hay Hổ Dực, được trang bị giáp nặng và làm mũi xung kích chiến đấu.

No comments:

Post a Comment