Thursday, July 14, 2016

Trang phục quân đội thời Lê Sơ.

Trang phục quân đội thời Lê Sơ 

1) Trang bị nhẹ 
Theo "Đại Việt Sử ký toàn thư" thì loại mũ quân trang nhẹ bằng da Tứ Phương Bình Đính vẫn được sử dụng khi Lê Lợi khởi nghĩa và sau này tiếp tục được dùng cho binh lính thời Lê Sơ dù ta chưa rõ loại mũ này được dùng cho một bộ phận quân đội hay trang bị đại trà.

Kể từ sau năm 1437 cùng với cải cách các dạng quân phục và đế phục trang phục quân đội cũng có thay đổi. 
Theo ghi chép của "Đại Việt sử ký toàn thư" vào năm 1469 và 1470 vua Lê Thánh Tông hạ lệnh cấm dân gian chế tạo và buôn bán các loại nón dùng trong quân đội như nón màu trắng ngà , nón da, nón Thủy ma, nón sơn son, trong đó nón Thủy ma, nón sơn son là của thân quân túc trực bảo vệ cấm cung (quân túc vệ). Như vậy vào thời Lê Sơ nón là loại quân trang được dùng khá rộng, tương tự diện mạo quân trang thời Nguyễn. Tuy nhiên chưa có đủ tư liệu để ta biết hình dáng các loại nón trên thế nào.

Tới năm 1500 theo quy chế đời vua Lê Hiển Tông quan võ tứ , ngũ phẩm được đội nón bạc, quan võ lục phẩm trở xuống đội nón sơn . 





2) Trang bị nặng

a) Mũ trụ 
Ghi chép về mũ trụ thời Lê Sơ trong "Đại Việt sử ký toàn thư" vào 1509 Lê Uy Mục :" Lấy Nguyễn Thông làm Phi võ ty Đô phi võ lực sĩ nội sứ cho túc trực ở cung Đoan Khang đội mũ bạc, cánh phượng bằng vàng , đuôi hồng mao như Đô lực sĩ túc trực ở điện Kim Quang ; lấy Nguyễn Công Luận làm Phi võ ty Phi võ lực sĩ nội sứ, đội mũ Thủy ngân, đuôi hồng mao. Đặt chức ngự tượng giám và ngự mã giám. Ngự tượng đới đao nội sứ đội mũ Thủy ngân, hoa quỳ vàng. Ngự mã đội mũ Thủy ngân, hoa quỳ đỏ."

Tới năm 1510 vua Lê Tương Dực lên lại : "hạ chiếu đặ hai vệ quân Thiễn võ và Thánh Uy, chức ở trên vệ Cẩm y và Kim ngô, kiểu mũ dùng mũ son có cánh phượng đỏ bằng vàng."

Qua các ghi chép trên đại để có thể biết, cấm vệ quân và các lực lượng tinh nhuệ được trang bị nặng dưới thời Lê sơ đều đội mũ trụ.

- Các cấp vệ sĩ, võ sĩ, đô lực sĩ ở các vệ cấm quân đều đội mũ trụ mạ bạc ,gắn trên trán mũ, tai mũ là các hoa văn trang sức như ngù lông đỏ, hoa quỳ vàng, đỏ.
- Riêng với cấp Đô lực sĩ và Phi võ ty Phi võ lực sĩ, vệ quân Thiên Võ, Thánh Uy đều gắn cánh phượng bằng vàng lên 2 bên tai mũ, phỏng theo loại mũ trụ Phượng Xí ra rất phổ biến vào thời Minh tại Trung Quốc.
- Riêng quân Thiên Võ và Thánh Uy cánh phượng vàng trên mũ còn được phết một lớp sơn đỏ gọi Kim hồng phượng xí 
- Mũ Phượng Xí (鳳翅盔 - Phượng Xí khôi ) là một loại mũ ra đời vào cuối đời Đường, được dùng xuyên suốt qua các thời nhưng trở nên phổ biến rộng rãi nhất vào thời Minh.
- Đặc điểm nổi bật của loại mũ này là có trang trí 2 hoa văn hình cánh phượng hoàng bên tai mũ bằng kim loại thường hoặc các vàng, bạc…


Một bức tượng thời Đường mặc Minh Quang giáp đội mũ Phượng Xí 


Đồ giải mũ Phượng Xí thời Đường 
1) Ngù lông trên mũ 
2) Thân mũ
3) Cánh phượng trang trí ở tai mũ 
4) Giáp che gáy và má


Đồ giải sâu hơn cấu tạo mũ Phượng Xí 
1) Phần trang trí kim loại bên ngoài được làm riêng và gắn cánh phượng vào (nhìn từ trên xuống và nghiêng) 
2) Phần thân mũ với các lỗ để đóng đinh tán, sau đó người sẽ cố định phần kim loại trang trí có gắn cánh phượng vào thân mũ bằng đinh tán.


Đồ giải mũ Phượng Xí đời Tống
1) Ngù lông trên mũ
2) Thân mũ
3) Cánh phượng trên mũ
4) Giáp che gáy và má nhưng phủ rộng xuống cả vai 
5) Dây buộc mũ


Mũ Phượng Xí thời Minh trong "Tam tài đồ hội"


Đồ giải mũ Phượng Xí thời Minh 
1) Ngù lông trên chóp mũ hoặc nó cũng có thể được thay thế bằng hoa văn chữ Sơn như trên bức tranh trong "Tam tài đồ hội"
2) Thân mũ 
3) Cánh phượng trang trí ở tai mũ
4) Giáp che gáy và má
5) Dây buộc mũ 


Tranh minh họa Thủy Hử của họa sĩ Trung Quốc Đới Đôn Bang, trong hình là Kim Thương Thủ Từ Ninh, tuy nhiên họa sĩ đã vẽ nhầm giáp và mũ Phượng Xí thời Minh cho nhân vật thời Tống.


Tranh vẽ trong cuốn "Phiên bản Đại Minh y quan đồ chí'' lính nhà Minh mặc giáp Sơn văn đội mũ Phượng Xí 

Tư liệu trực quan duy nhất cho ta biết được hình dáng cụ thể của mũ trụ thời Lê Sơ là 2 pho tượng tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 



Dựa theo 2 bức tượng trên có thể thấy mũ trụ trên tượng về cơ bản dáng như mũ Phượng Xí khớp với miêu tả trong Đại Việt sử ký toàn thư 
1) Hoa văn trang trí hoa quỳ vàng và đỏ trên trán mũ
2) Phần cánh phượng trên tai mũ, so với mũ Phượng Xí của Trung Quốc phần cánh phượng trang trí trên tai mũ này bé hơn.


Như đã nói ở trên vào thời Lê Sơ hai vệ quân là Thánh Uy và Thiên Võ được đội mũ Phượng xí có cánh phượng bằng vàng những sơn một lớp sơn đỏ gọi là "Kim hồng xí phượng".



Hình dáng của "Kim hồng xí phượng" có thể tìm thấy trong bức tranh Kim Cương thời Lê Trung Hưng nằm bộ sưu tập tranh cổ Việt Nam của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Dù được vẽ vào thời Lê Trung Hưng nhưng về cơ bản sức diện của loại mũ trụ không quá khác biệt với thời Lê Sơ và Kim hồng xí phượng trên tranh khá chuẩn.

b) Áo giáp 
Tư liệu cụ thể nhất liên quan tới áo giáp thời Lê sơ là 2 bức tượng trong bảo tàng mỹ thuật Việt Nam


2 bức tượng trên về cơ bản vẫn thể hiện một kiểu giáp là Minh Quang giáp (Xem các bài trước để biết ) tuy nhiên đây là điểm cần phải nghi ngờ vì tới thời kỳ này Minh quang giáp không còn phổ biến nữa bởi vậy nhiều khả năng giáp trên tượng mang tính hư cấu nhưng cũng không loại từ trường hợp giáp Minh quang vẫn được sử dung tới tận thời Lê Sơ .
- Thời Lê Sơ binh lính không còn chuộng tục xăm mình như các thời Lý – Trần nữa tuy nhiên tục đóng khố cởi trần vẫn được duy trì

1 comment:

  1. Play Online Casino Games in Malaysia - KongPintar
    We provide online casino games for you to play online. Learn about kadangpintar online casino games, gambling laws and how to play online casino games.

    ReplyDelete