Thursday, July 14, 2016

Trang phục hoàng đế thời Nguyễn - Lễ phục.

Trang phục thời Nguyễn 

Nhà Nguyễn tuy là triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta nhưng có thể khẳng định đây là vương triều có văn hiến rất cao, trong bối cảnh khi đó nhà Thanh vốn có gốc gác dân du mục - là những người mà Nho gia coi như mọi rợ, thiếu văn minh - thì nhà Nguyễn với tư tưởng Hoa di và đế vương tự nhận mình là chủ nhân chính thống của văn minh Hoa Hạ, quy chế áo mũ, phục sức đều theo hướng phục cổ lấy Hán - Đường - Tống làm chuẩn mực 
A) Trang phục hoàng đế
1) Lễ phục 
Vua Nguyễn có 2 loại lễ phục là Lễ phục Cổn Miện dùng trong tế Giao và lễ phục Xuân Thu dùng trong tế Tông Miếu 

Cổn Miện

Về Lễ phục Cổn Miện mình đã viết rất rõ trong phần trang phục thời Lý rồi

Ở đây chỉ xin nếu ra mấy điểm, với nhà Nguyễn, lễ phục Cổn Miện chỉ được chính thức sử dụng từ năm 1830 dưới triều vua Minh Mạng, trước đó vua dùng mũ Cửu Long Thông Thiên (Tên gọi khác của mũ Xung Thiên dưới thời Nguyễn) + hoàng bào
Chỉ tới năm 1830 vua Minh Mạng ới chính thức xác lập quy chế Cổn Miện, cấu tạo của Cổn Miện nhà Nguyễn về cơ bản tuân theo quy chế cổ 
Tuy nhiên vẫn có các biến dị nhất định về độ cao rộng dài, màu sắc...đây chính là điểm đại đồng tiểu dị của văn hóa




Ảnh chụp vua Khải Định mặc Cổn Miện, ở đây ông đã mặc sai quy cách đáng nhẽ ra Đại Thụ (Miếng vải che thân dưới chỗ mình khoanh tròn) phải mặc đằng sau thì ông lại mặc đằng trước, chỗ đó đáng nhẽ ra phải mặc Tế Tất

Hiện vật áo Cổn Tế Giao của vua triều Nguyễn tại bảo tàng lịch sử Việt Nam (Ảnh của Philippe Trương)



Cấu tạo cụ thể bộ Lễ phục Cổn Miện của vua Khải Định trong sách Ngàn năm áo mũ, cấu tạo như mình nói ở trên là cơ bản như quy chế cổ (Xem phần Lễ Phục vua Lý để biết rõ), tuy vậy vẫn xin chú giải rõ lại 1 lần nữa.
Cấu tạo chung của bộ Cổn Miện
1) Mũ Miện 12 dây lưu nhìn từ trên xuống.
2) Mũ Miện nhìn từ trực diện.
3) Mũ Miện nhìn ngang.
4) Dây thùy anh màu vàng gắn trâm ngọc.
5) Cái Hốt (còn gọi là Khuê, Trấn Khuê...)
6) Hia
7) Đại đới
8) Cách đới
9) Bội
10) Tạp bội
11) Tiểu thụ
12) Cổn phục 12 chương
Cấu tạo cụ thể của bộ Cổn phục 12 chương (12 hoa văn):
A) Áo xanh đen có 6 chương, bao gồm:
- a, Nguyệt (Mặt trăng)
- b, Nhật (Mặt trời)
- c, tinh thìn ( Sao)
- d, Sơn (Núi)
- e, Long, (Rồng)
- f, Hoa trùng.
B) Thường cũng với 6 chương
C) Tế tất thêu 2 chương là Long và Sơn 
D) Đại thụ




Mũ Miện của vua khải Định được nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc phục dựng dựa theo tư liệu còn lại (Hiện giữ tại bảo tàng lịch sử VN) , bản phục dựng này chuẩn tới 90% trừ thiếu dây thùy anh màu vàng dùng để buộc mũ.


Tranh vẽ phục dựng lại cả bộ Cổn miện của Khải Định với các chỉnh sửa chuẩn theo quy chế





Đặt Khải Định và Triều Tiên Thuần Tông (1874 - 1926), vua của Đại Hàn Đế quốc (1897 - 1910) khi mặc Cổn Miện cạnh nhau, trang phục bên nào đẹp hơn ?




Phục dựng lại Cổn miện của Thuần Tông (trên) và bản phục dựng với người mẫu thật (dưới), có thể thấy giống như nước ta, dù cấu tạo đại để vẫn hệt như quy chế cổ nhưng vẫn có biến dị, ngoài ra không hiểu sao các bản phục dựng này đáng ra nên có 12 dây lưu 12 ngọc thì lại chỉ có 9 dây lưu 9 ngọc





Một bản phục dựng Cổn Miện chuẩn hơn nhưng 0 phải lấy mẫu từ Cổn Miện của Triều Tiên Thuần Tông 



Lễ phục Xuân Thu (春秋冠 - Xuân Thu quan)

Lễ phục Xuân Thu được dùng trong tế Tông Miếu 
Theo ghi chép trong Đại Nam thực lục thì từ thời Gia Long đã có lễ phục Xuân Thu :" Buổi hôm trước ngày hết tang một năm, vua (chỉ Gia Long) bỏ áo tang, nội giám đem cất đi. Đến ngày đó, bàn thờ bày đặt như nghi thức tế điện lớn. Vua mặc đồ trắng, đội mũ Xuân Thu bằng sa trắng, áo giao lĩnh, bằng sa trắng, thường bằng lụa trắng, giày và bít tất trắng (...) Tế điện lớn, tế cửu ngu, tế tốt khốc đồ mặc cũng theo như thế (...) còn tế Luyện, tế Tường và tế Đàm thì sau ngày tốt khốc mới cử hành. Tế Luyện vua mặc Lễ phục, đội mũ Xuân Thu bằng sa thâm, áo giao lĩnh bằng sa thâm, thường bằng lụa biếc lót lụa trắng, giày và bít tất đen. Tế Tường và tế Đàm vua mặc đồ màu, mũ Xuân Thu bằng nhiễu thâm, áo gia lĩnh bằng sa đoạn màu bảo lam, thường bằng sa biếc lót trắng, bít tất lam, giày đen"

Theo quy chế đời Gia Long, lễ phục Xuân Thu có 3 kiểu phục vụ cho các dịp khác nhau, tuy nhiên sang tới thời Minh Mạng đã được giản lược chỉ còn một kiểu duy nhất là mũ Xuân Thu màu đen mặc với áo giao lĩnh màu thiên thanh (màu huyền) cho tất cả các dịp

Riêng về cấu tạo lễ phục Xuân Thu dựa theo Đại Nam thực lục có thể thống kế quy chế đời Minh Mạng như sau :

- Mũ Xuân Thu: làm bằng sa trừu màu đen, đính 1 bông hoa bạc, khảm 1 hạt pha lê lấp lánh. 

- Võng Cân: một chiếc, sức bốn khuyên bạc. 

- Áo giao lĩnh: làm bằng sa mát thuần chỉ màu thiên thanh, áo lót là bằng sa mát thuần chỉ màu tuyết bạch, đều thêu hoa văn rồng mây, sóng nước. Hoặc làm bằng đoạn bát ti thuần bóng chỉ hai lộ, màu thiên thanh, thêu rồng mây, bên trong lót giao lĩnh 12 hoa mẫu đơn chéo màu ngọc lam. Cổ áo và 2 dải thùy lưu đều dùng màu gốc của áo.

- Thường: làm bằng sa mát thêu hoa nhỏ, màu ngọc lam, viền bằng đoạn Bát ti bóng màu thiên thanh. Kế y làm bằng lụa sống.

- Bít tất: thân làm bằng tơ Bát ti bóng màu lam, giữa là tơ Bát ti bóng màu tuyết bạch, phía dưới là vải tây màu tuyết bạch dát thuần vàng, gấm hạng nhất hoa sen xen lan can kim tuyến, trong lót lụa đỏ.

- Hia: có thân hia bằng tơ bát ti bóng màu thâm, bên trong lót lĩnh bóng màu bảo lam.



Tranh vẽ vua Gia Long đội mũ Xuân Thu của họa sĩ Pháp vẽ lại theo trí nhớ, vì thế họa sĩ đã vẽ sai rất nhiều từ màu áo tới cổ áo của vua, tới cả màu, hoa văn trên mũ. Mình chỉ tạm dùng tranh để mọi người hình dung được dáng mũ Xuân Thu ra sao thôi.


Tranh vẽ quan văn nhà Nguyễn mặc lễ phục Xuân Thu của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân, tranh này chỉ đúng có phần mũ Xuân Thu và màu áo, còn lại sai rất nhiều vì cho hoa văn cột thủy và thủy ba vào áo, lại cho thêm cả họa tiết Hoa ổ lên áo 


Ảnh chụp quan văn mặc lễ phục Xuân Thu, chuẩn là phải thế này


Tranh vẽ mũ Xuân Thu của họa sĩ cung đình Tôn Thất Sa

Võng cân (Đã nói trong phần trang phục dân gian thời Lê Trung Hưng) thời Nguyễn được du nhập vào nước ta học theo chế độ nhà Minh và dược dùng trong Lễ phục - Triều phục

Tuy nhiên Võng cân của nhà Nguyễn được dùng rất ít và kiểu võng cân cũng 0 như nhà Minh hay Triều tiên mà dạng hình thoi chỉ vừa đủ che trán


Võng cân do họa sĩ Tôn Thất Sa vẽ


Võng cân và minh họa thắt Võng cân trong sách Kỹ thuật của người An Nam

1 comment:

  1. lý do các bản phục dựng này đáng ra nên có 12 dây lưu 12 ngọc thì lại chỉ có 9 dây lưu 9 ngọc là vì chỉ có hoàng đế mới có thể đội mụ miện 12 lưu 12 ngọc, còn tước vương (dưới hoàng đế) thì chỉ được dùng 9 lưu 9 ngọc thôi. các vị vua trung quốc tự xưng mình là hoàng đế (vị vua tối cao), bảo hộ cho việt nam và triều tiên và một số nước khác. tức là các vị vua vn và tt là cấp dưới của vua tq. tuy nhiên, các vị vua vn tuy là cấp dưới nhưng vẫn tự xưng là hoàng đế ngang với vua tq và buộc họ tq phải chấp nhận (vì họ ko chịu khuất phục hoàn toàn) nhưng vn vẫn phải tiến cống cho tq như một nc chư hầu còn tt lại khuất phục hoàn toàn nhập lấy tước đại vương do vua tq phong cho vì vậy vua vn và tq cùng đội mũ miện 12 lưu 12 ngọc áo cổn thêu 12 chương (vua việt nam và trung quốc là tự may lấy) tự tiến hành tế trời riêng (tức tế nam giao-một nghi thức chỉ dành riêng cho thiên tử) còn vua tt thì chỉ đội mũ miện 9 lưu 9 ngọc áo cổn thêu 9 chương (do vua tq ban cho) và không thể tiến hành tế trời (vì vua tt không phải thiên tử, thiên tử đối với vua tt là vua tq) vua tt chỉ có thể sử dụng cổn miện trong các lễ quan trọngmà thôi. đến khi các vị vua tt tự xưng mình là hoàng đế ( đại hàn đế quốc 1897 - 1910) thì mới có quyền mặc áo như vua tq và vn.

    ReplyDelete