Quy chế thường phục của nhà Nguyễn dựa trên việc tiếp thu quy chế Bổ phục của thời Lê Sơ - Lê Trung Hưng cộng với việc tự chế ra một số kiểu mũ độc đáo riêng biệt.
3.1) Các loại mũ
Trước hết xin thống kê quy chế đội mũ Thường phục của bá quan nhà Nguyễn dựa theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ (Đây là quy chế chung nhất thôi, đi vào từng loại mũ sẽ có quy chế tỉ mỉ và rạch rồi hơn)
Quan văn:
- Trên nhất phẩm: Đội mũ Văn Công sức toàn vàng, 2 dải thùy anh trang sức kim hoa khảm ngọc châu.
- Nhất phẩm: Văn Công toàn vàng.
- Nhị phẩm: Văn Công 0 vàng.
- Tam phẩm: Văn Công 0 vàng.
- Tứ Phẩm: Mũ Đông Pha có hoa vàng ở mặt trước.
- Ngũ phẩm: Đông Pha phía trước 2 hoa và giao long bạc, sau 1 hoa bạc 2 giao long bạc.
- Lục phẩm: Đông Pha trước 1 hoa và 2 giao long bạc, sau 1 hoa bạc.
- Thất phẩm: Mũ Văn Tú Tài, phía trước 1 hoa bạc, 2 giao long bạc, sau 1 hoa bạc.
- Bát phẩm: Văn Tú Tài trước và sau 1 hoa bạc
- Cửu phẩm: Văn Tú Tài trước 1 hoa bạc
- Chưa nhập lưu (Chưa chính thức vào biên chế): Trước sau đều trang sức 1 sợi bạc.
Quan Võ:
- Trên nhất phẩm: Mũ Hổ Đầu: sức toàn vàng
- Từ Nhất tới Tam phẩm: đều đội mũ Hổ Đầu nhưng 0 sức vàng
- Tứ phẩm tới Lục phẩm: Mũ Xuân Thu.
- Tòng thất phẩm tới tòng Cửu Phẩm (Theo quan chế nhà Nguyễn Quan võ từ Thất phẩm trở xuống thì chỉ có tòng không có chính):Mũ Văn Tú Tài
- Chưa nhập lưu: Phong Cân trước sau 1 sợi bạc.
Trong các loại mũ trên thì Đông Pha, Văn Tú Tài và Phong Cân gần như có hình dáng giống hệt nhau chỉ khác về hoa văn, họa tiết.
Mũ Văn Công
Mũ Văn Công là mũ Thường phục của quan Văn Nhất, Nhị và Tam phẩm có 2 dải thùy anh sức hoa vàng khảm ngọc châu
Mũ Văn Công (Việt Nam qua tranh khắc)
1) Trang sức giao long vàng
2) Hoa vàng đính ngọc châu
3) Dải thùy anh sức hoa vàng khảm ngọc châu
Quan nhất phẩm đội mũ Văn Công (Việt Nam qua tranh khắc)
Mũ Văn Công sẽ được kết hợp với áo thường phục dạng giao lĩnh bằng sa đoạn, cổ áo màu trắng, ngực gắn với bổ phục tùy cấp (Sẽ nói phần sau)
Tranh vẽ truyền thần đại thần Nguyễn Bá Nghi đội mũ Văn Công.
Mũ Đông Pha, Văn Tú Tài, Phong Cân
Như đã nói ở trên 3 loại mũ này thực tế có kiểu dáng cơ bản giống y như nhau, chỉ khác nhau về trang sức hoa văn và màu sắc
Tranh vẽ mũ Đông Pha và Văn Tú Tài của họa sĩ Tôn Thất Sa
Ảnh chụp 2 quan văn đội mũ Đông Pha (trên và giữa) và tranh vẽ quan văn của họa sĩ Pháp E. Ronjat (dưới).
Quốc sử di biên (1821) cho biết :"văn giai nhân chưa nhập lưu (chưa nhận chức, chưa vào biên chế) sĩ tử thi đỗ, hoặc mãn đại nhiêu học, hoặc sáu năm nhiêu học, mũ dùng Phong Cân, trước sau mũ thêu hoa bạc đều một cái, mặc theo thân phận mình, áo giao lĩnh, sa đoạn bằng các sắc xanh, lục, lam, đen, không bổ tử"
Các sĩ tử tại trường thi Nam Định (1919) đội mũ Phong Cân, mặc giao lĩnh
Ảnh chụp Nho sĩ đội mũ Phong Cân
Diễn viên Duy Khoa trong phim Lều Chõng (2010) dựa theo nguyên tác tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố, nhìn chung phim này có chất lượng rất tốt, phục dựng trang phục cổ ổn (Vì còn nhiều tư liệu), riêng bộ Phong Cân giao lĩnh cho sĩ tử này áo thì làm tốt mũ thì trông giả quá lại sai màu.
Mũ Phong Cân thì còn được dùng làm lễ phục cho dân gian tuy nhiên không được thêm nhiều trang sức và phải nhuộm màu đen.
Cụ thể hơn trong Quốc sử di biên (1821) có ghi chép :"Thứ dân chưa làm quan; phàm có việc nghi lễ gia quan, mũ dùng Phong Cân sắc đen, không thêu hoa, áo dùng áo giao lĩnh màu thâm, giày, tất đều màu đen"
Ảnh chụp của Albert Kahn (1920) các chức sắc trong làng mặc lễ phục Phong Cân và vị quan ngũ Phẩm mặc thường phục Đông Pha màu xanh lam
Tới tận ngày nay dạng mũ Phong Cân vẫn xuất hiện trong nhiều dịp lễ hội, tuy nhiên cách dùng và hình dáng đã biến đổi quá nhiều, mất đi nét tinh tế và đẹp đẽ khi xưa.
No comments:
Post a Comment