Thursday, July 14, 2016

Trang phục dân gian thời Lê - phụ kiện nón giày.

3) Phụ kiện



Ngoài việc có tục đội mảnh vải lên mái tóc xõa thì người Việt thời Lê cũng có nhiều kiểu mũ nón đội đầu khác nhau
Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận vào thời Lê đã có các dạng nón như Thủy Ma, nón sơn màu ngà...

Sang tới thời Lê Trung Hưng việc đội các loại mũ nón càng phổ biến hơn 
Tác giả Hoa Di thông thương khảo tác giả Nishikawa Joken cho biết người việt "hễ đi bộ thì ắt đội nón"

Các loại mũ nón thời Lê Sơ - Lê Trung Hưng đã rất phong phú theo như Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ ghi chép thì có một số lọi mũ nón sau đây
Ngoan Xác lạp (Tục gọi nón màu giải): cho người già đội
Nón Tam Giang : cũng cho người già đội
Phương Đẩu đại lạp (Tục gọi là nón lá): Cho con cái nhà quan và học trò trường Giám đội
Cổ châu lạp (nón dâu) : cho người già trong họ hàng nhà quan đội
Liên Diệp lạp ( nón lá sen): cho người trong họ hàng nhà quan nhưng ở tuổi trung niên và còn trẻ 

Cổ Châu lạp và Tiểu Liên Diệp lạp ( nón nhỏ khuôn) : cho đàn ông, đàn bà, sĩ thứ trong kinh thành đội
Xuân Lôi tiểu lạp (nón sọ nhỏ) : cho đàn ông đàn bà vùng thôn quê
Trạo lạp (nón chèo vành) : nón cho quân lính đội khi không phải làm nhiệm vụ
Viên Đẩu lạp (nón khùa): đầy tớ nhà quan và vợ con binh lính cấp thấp hay đội
Cẩu Diệp lạp (nón mặt lờ) : nhà sư và đạo sĩ hay đội 
Xuân lôi đại lạp ( nón cạp): người có tang đội nhưng nếu có tang 1 năm trở lên thì lại đội Cổ Châu lạp thêm vào quai mây 
Nhà quyền thế mà có tang thì đội Cẩu Diệp lạp để phân biệt 
Viên Cơ lạp (nón Nghệ) : nón của dân 2 vùng Thanh Hóa - Nghệ An đội, sau quân Tam Phủ cũng đội làm mũ tiện phục 
Tiêm Quang Đẩu Nhược lập ( nón Mán): làm bằng vỏ măng nứa, chóp nhọn dáng giống nón khùa, người các dân tộc tiểu số Mán Nùng vùng ngoại trấn đội


Phụ nữ trong Văn quan vinh quy đồ đội một loại nón rộng vàng có thể là nón Ba tầm hoặc biến thể của nón ba tầm 



Một số kiểu mũ nón thời Lê - Trịnh được họa sĩ Trịnh Quang Vũ vẽ lại 

Một số kiểu mũ nón thời Nguyễn trong cuốn Kỹ Thuật của người An Nam, tuy là thời Nguyễn nhưng có thể thấy khá nhiều kiểu kế thừa hình dáng từ thời Lê 
Theo số thứ tự đánh trong các ô 
1) Từ trái quá phải Nón Trung Kỳ (Người miền Trung đội); Nón Trung Kỳ dạng thấp; Nón nhà hiếu 
2) Nón tiều phu
3) Nón cho người nhà quê đội
4) Nón sơn cho các Nho sĩ và thương nhân đội, nón này bên trong bằng lá, bên ngoài dùng lá tre tết lại rồi sức bằng sơn
5) Nón Ba tầm 
6) Nón đinh phu, đàn ông nhà nghèo đội
7) Nón Bắc ninh
8) Nón hôn lễ, xưa đón dâu hay đội
9) Nón nhà sư, người có tang cũng dùng 


Ngoài ra theo ghi nhận thì người Việt rất thích dùng quạt và cứ ra đường là mang quạt theo người, vừa làm đẹp vừa chống nóng 


Cũng cần nhắc một chút tới giày dép 
Mặc dù người Việt vẫn giữ thói quen đi đất tới tận hết thế kỷ 20 nhưng 0 có nghĩa là 0 có giày dép 
Trong trường hợp cần thiết dày giày dép vẫn được sử dụng 

Sử liệu nước ta từng nhắc tới Giày tích 舄, đây là một loại giàu dùng làm Lễ phục và triều phục cho vua quan, có 2 lớp đế, lớp trên làm bằng gai hay da, lớp dưới bằng gỗ, thế nên nó không thấm nước 


Hình ảnh giày tích trong Tam tài đồ hội


Hiện vật giày tích thời Minh của phụ nữ 


Trong bức tranh chân dung Nguyễn Trãi thì giày ông ấy đi chính là giày tích


Ngoài ra còn có một số kiểu giày dép khác dựa theo tranh vẽ và tượng thời Lê Sơ - Lê Trung Hưng được lưu hành và sau này được dùng tới tận tời Nguyễn



Tranh vẽ phục dựng lại của họa sĩ Trịnh Quang Vũ 


(Đã hết phần trang phục thời Lê)

No comments:

Post a Comment