Tuesday, July 19, 2016

Trang bị quân đội thời Nguyễn

Trang phục quân đội thời Nguyễn 

Từ thời chúa Nguyễn trang phục dân gian và quân đội đã trải qua sự biến đổi tới thời Nguyễn thì trang phục quân đội không còn xuất hiện bộ trang phục Giáp trụ hạng nặng nữa mà thay vào đó chủ yếu quan viên ban võ mặc áo Mãng Lan đội mũ Hổ đầu. Binh lính cũng không còn cởi trần đóng khố như thời Lê Trung Hưng.
Năm 1835, Thái Đình Lan trong "Hải Nam tạp trứ" mô tả : "Lính cấp dịch ở tỉnh gọi là tỉnh binh đội nón nứa, nón nhỏ chỉ đủ để che đầu, quết sơn màu vàng, chỏm cắm lông gà, áo dùng loại dệt len màu đỏ, viền màu lục, ống tay màu lục. Lính ở phủ, huyện gọi là phủ binh, huyện binh, đội nón quyết sơn màu lục, màu đen, cắm lông gà, áo dùng vải đen, viền đỏ, ống tay màu đỏ."

Các dòng mô tả trên hoàn toàn khớp với các tranh vẽ binh lính Việt Nam do người phương Tây vẽ đầu thế kỷ 20. 

Trang phục dân thường thời Nguyễn.

D) Trang phục dân thường thời Nguyễn

Trong phần trang phục dân thường này mình sẽ không nói nhiều về các dạng trang phục cụ thể vì nhìn chung trang phục dân thường thời Nguyễn là dạng trang phục lịch sử quen thuộc nhất với chúng ta, trọng tâm sẽ là lý giải sự xuất hiện của các dạng trang phục thời Nguyễn.



Ngược dòng lịch sử vào năm 1545 Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Kể từ đó các chúa Nguyễn đã ra sức tạo lập cơ đồ riêng độc lập với Đàng Ngoài và nuôi mưu đồ xưng hùng xưng bá.

Nếu chỉ xét riêng về trang phục thì nhìn chung trước cuộc cải cách của chúa Nguyễn Phục Khoát thì trang phục của người Đàng Trong gần như trang phục Đàng Ngoài của chúa Trịnh, đó là nếu chỉ xét các dạng trang phục của người Kinh thuộc khu vưc nông thôn và thành thị Đàng Trong thôi (Xin xem lại phần trang phục dân thường thời Lê Trung Hưng để biết rõ hơn).
Tuy nhiên Đàng Trong là khu vực mới khai phá với tính chất đa sắc tộc hơn hẳn Đàng Ngoài nên các dạng trang phục của người dân Đàng Trong cũng rất đa dạng, có sự ảnh hưởng từ dạng trang phục người Chăm, của người Thượng vùng Tây Nguyên...

Tuy nhiên tới năm 1744 vào đời chúa Nguyễn Phúc Khoát với tâm lý muốn độc lập hoàn toàn tạo một cõi giang sơn riêng biệt, bên cạnh các cải cách về chính trị - xã hội ông cũng tiến hành cải cách trang phục nhằm xóa bỏ "Thói tục hủ lậu" của Đàng Ngoài
Cuộc cải cách trang phục này rất lớn và có tác động sâu sắc tới xã hội Đàng Trong
Trong "Phủ Biên tạp lục" Lê Qúy Đôn có viết:
"Năm thứ 5 niên hiệu Cảnh Hưng (1744), Hiểu quốc công (Chúa Phúc Khoát) nhân lời sấm truyền của người Nghệ An rằng 8 đời quay về Trung Đô liền nghĩ từ đời Đoan quốc công (Nguyễn Hoàng) đến mình đã vừa đúng tám đời, bèn xưng vương, sai lấy thể chế áo mũ trong sách Tam tài đồ hội làm mô thức lệnh cho các quan võ từ chưởng dinh đến cai đội, quan văn từ quản bộ đến chiêm hậu, huấn đạo đều tuân theo kiểu dang màu sắc quy định, áo đều dùng đoạn màu, người sang dùng Mãng bào co thêu hoa văn sóng nước, mũ trang sức bằng vàng bạc. Lại lệnh cho trai gái hai xứ (Thuận Hóa, Quảng Nam) đổi dùng quàn áo Bắc quốc để tỏ sự thay đổi. Đến phụ nữ đều mặc áo ngắn hẹp tay giống áo nam giới thì Bắc quốc không như vậy. Hơn ba mươi năm người ta đều quen, quên hết cả tục cũ."

Thường phục hoàng hậu, công chúa hậu phi thời Nguyễn.

2) Thường phục 
Theo "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ" thì áo Nhật Binh được quy định là thường phục cho Hậu Phi, Công chúa.

Áo Nhật Bình có nguồn gốc từ áo Đối Khâm Phi Phong đời Minh là dạng áo Đối Khâm có cổ hình chữ nhật to bản, dùng dây buộc 2 vạt áo 

Trang phục trưởng công chúa thời Nguyễn.

- Trưởng công chúa (Quy chế năm 1808):
+) Mũ: Đội mũ Thất phượng quan với hình dáng cơ bản gần như Cửu phượng quan, làm bằng lông mã vĩ trùm búi tọc sức vàng, 4 khỏa kiều vàng, 1 chiếc sức chân tóc, 7 hình phượng bay, 4 miếng cổ đồ, 2 đóa hoa mai, 4 hoa cúc, 7 hoa mận, 4 trâm hoa, 1 vòng trang sức quanh đỉnh đầu, 1 vòng sức quanh viền mũ, đều đính với 1 miếng tuyến khảo trổ hình phượng, 2 miếng khỏa bản, 1 bộ trâm bạch kim xâu 120 hạt giả châu khảm 230 hạt pha lê. 
+) Y phục: Phượng bào may bằng đoạn bát ti bóng màu hoa xích thêu hình phượng ổ, thường may bằng đoạn Bát ti bóng màu tuyết bạch thêu hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến, đai có thân bằng tre thuộc bọc đoạn Bát ti bóng màu hoa xích, sức 18 miếng trang sức vuông dẹt bằng vàng, mặt trang trí cổ đồ, vân phượng lót bằng kính, 1 đôi tất bằng lĩnh bát ti màu tuyết bạch, 1 đôi hài bằng tơ xích vũ thêu phượng.


Triều phục và lễ phục của hoàng thái hậu và hoàng hậu thời Nguyễn.

C) Trang phục hậu phi

1) Triều phục

Triều phục ở đây không phải là trang phục của hậu phi mặc để lên triều mà thực tế là cách gọi của nhà Nguyễn về lễ phục
Theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ thì quy định nhà Nguyễn về Triều phục của hậu phi và công chúa như sau

- Hoàng Thái hậu: 
+) Mũ đội: Cửu Phượng quan, thân mũ làm bằng lông mã vĩ, trùm búi tó, sức 9 hình phượng múa rồng bay, khảm 9 lạp bổn, 1 miếng vân hoa bó tóc, 1 bác sơn vàng, 12 cánh hoa bướm, 4 trang sức trâm, 2 cành hốt phía trước, 1 vòng liên đằng bọc tóc, 4 đóa hoa mai, 2 đoạn liên đằng trang sức chân tóc, 1 miếng khỏa kiều đằng sau, phô hình phượng nạm vàng một đoạn chỉ, 4 thân trâm bạch kim xâu chuỗi thùy anh, 198 hạt chân trâu cỡ nhỏ, khảm 235 hạt pha lê các loại.
Nghạch cân làm bằng đoạn Bát ti màu thiên thanh lót lĩnh đại tào màu vàng chính sắc sức 4 khuyên vàng, 1 dải thao tơ. Mũ được phép khảm gương và xâu thêm ngọc châu bao nhiêu tùy ý thích của Hoàng thái hậu.

+) Y phục: Phượng bào bằng sa mát màu vàng chính sắc, thêu chữ Thọ ngũ sắc gia kim, hoa, sóng nước xen kẽ kết san hô, gương, lôi trừu màu hoa xích và sa mát thêu hoa. Thường làm bằng đoạn Bát ti bóng màu hoa xích thếu phượng ổ, hoa, sóng nước xen kẽ kết gương Tây. Viền đoạn gấm nền vàng liên đằng, lót sa Hoàng quế, nối liền áo lụa trắng. Bít tất làm bằng lĩnh bóng màu tuyết bạch, lót trừu bóng màu hoa xích, viền cổ bít tất có 2 dây thao làm bằng trừu bóng màu hoa xích. Hài làm bằng tơ lông vũ màu vàng chính sắc thêu phượng xen kẽ kết san hô, trân châu, gương của Tây.


Quy chế bổ phục quan lại thời Nguyễn.

3.2) Quy chế Bổ phục

Quy chế Bổ phục của nhà Nguyễn tiếp thu các đặc sắc từ quy chế bổ phục của nhà Lê Trung Hưng đồng thời tham khảo quy chế Bổ phục Minh - Thanh đương thời .

Theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ thì quy chế Bổ phục nhà Nguyễn như sau (Hình minh họa mình không bổ sung thêm vì đã có ở bài thời Lê Sơ rồi) 

- Hoàng Thái tử: Áo thêu rồng 5 móng
- Hoàng tử: Rồng 4 móng 


Quan Văn:
- Nhất tới Nhị phẩm: Tiên hạc
- Tam phẩm: Cẩm Kê
- Tứ phẩm: Khổng tước
- Ngũ phẩm: Vân nhạn
- Lục phẩm: Bạch nhàn 
- Thất phẩm: Lộ tư
- Bát phẩm: Khê xích (Chim uyên ương đỏ)
- Cửu phẩm: Liêu thuần


Quan Võ:
- Nhất phẩm: Kỳ Lân
- Nhị phẩm: Bạch trạch
- Tam phẩm: Sư tử
- Tứ phẩm: Hổ 
- Ngũ Phẩm: Báo
- Lục phẩm: Hùng (gấu)
- Thất phẩm Bưu (hổ con)
- Bát phẩm: Hải mã
- Cửu phẩm: Tê ngưu 

Thường phục quan lại thời Nguyễn - phần 2.

Mũ Hổ Đầu

Mũ Hổ Đầu là dạng mũ đặc trưng dành cho võ quan nhà Nguyễn, theo quy chế năm 1804 thì quan Võ từ nhất tới Tam phẩm đội mũ Hổ Đầu với thường phục có Bổ Tử là Kỳ Lân, Bạch Trạch, Sư Tử


Đồ giải 1 mũ Hổ Đầu (Tranh vẽ của họa sĩ Tôn Thất Sa)
1) Bác sơn vàng
2) Hoa vàng
3) Giao long
4) Thùy văn
5) Hổ kỳ
6) Nhiễu tuyến
7) Thùy anh
8) Cổ đồ

Thường phục quan lại thời Nguyễn - phần 1

3) Thường phục
Quy chế thường phục của nhà Nguyễn dựa trên việc tiếp thu quy chế Bổ phục của thời Lê Sơ - Lê Trung Hưng cộng với việc tự chế ra một số kiểu mũ độc đáo riêng biệt.




3.1) Các loại mũ

Trước hết xin thống kê quy chế đội mũ Thường phục của bá quan nhà Nguyễn dựa theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ (Đây là quy chế chung nhất thôi, đi vào từng loại mũ sẽ có quy chế tỉ mỉ và rạch rồi hơn)

Quan văn:
- Trên nhất phẩm: Đội mũ Văn Công sức toàn vàng, 2 dải thùy anh trang sức kim hoa khảm ngọc châu.
- Nhất phẩm: Văn Công toàn vàng.
- Nhị phẩm: Văn Công 0 vàng.
- Tam phẩm: Văn Công 0 vàng.
- Tứ Phẩm: Mũ Đông Pha có hoa vàng ở mặt trước.
- Ngũ phẩm: Đông Pha phía trước 2 hoa và giao long bạc, sau 1 hoa bạc 2 giao long bạc.
- Lục phẩm: Đông Pha trước 1 hoa và 2 giao long bạc, sau 1 hoa bạc.
- Thất phẩm: Mũ Văn Tú Tài, phía trước 1 hoa bạc, 2 giao long bạc, sau 1 hoa bạc.
- Bát phẩm: Văn Tú Tài trước và sau 1 hoa bạc
- Cửu phẩm: Văn Tú Tài trước 1 hoa bạc
- Chưa nhập lưu (Chưa chính thức vào biên chế): Trước sau đều trang sức 1 sợi bạc.


Quan Võ:
- Trên nhất phẩm: Mũ Hổ Đầu: sức toàn vàng
- Từ Nhất tới Tam phẩm: đều đội mũ Hổ Đầu nhưng 0 sức vàng
- Tứ phẩm tới Lục phẩm: Mũ Xuân Thu.
- Tòng thất phẩm tới tòng Cửu Phẩm (Theo quan chế nhà Nguyễn Quan võ từ Thất phẩm trở xuống thì chỉ có tòng không có chính):Mũ Văn Tú Tài
- Chưa nhập lưu: Phong Cân trước sau 1 sợi bạc.

Trong các loại mũ trên thì Đông Pha, Văn Tú Tài và Phong Cân gần như có hình dáng giống hệt nhau chỉ khác về hoa văn, họa tiết.

Mũ Văn Công
Mũ Văn Công là mũ Thường phục của quan Văn Nhất, Nhị và Tam phẩm có 2 dải thùy anh sức hoa vàng khảm ngọc châu

Triều phục quan lại thời Nguyễn.

2.2) Triều phục của quan lại


Mũ Phốc đầu 


Quy chế triều phục của quan lại nhà Nguyễn có 2 lần sửa đổi lần 1 là vào năm 1804 đời vua Gia Long và năm 1845 đời vua Thiệu Trị, lần sửa đổi năm 1845 căn bản không thay đổi nhiều quy chế năm 1804 chỉ khác năm 1845 quy định chỉ quan lục phẩm trở lên mới được mặc triều phục.
Vì thế chỉ xin thống kê quy chế triều phục vào năm 1845 theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ
Tuy nhiên trước khi vào cụ thể mình xin đồ giải rõ một chiếc mũ Phốc đầu, về căn bản mũ Phốc đầu của nước ta qua các triều đại hình dáng không quá khác biệt, cái để phân biệt là các dạng hoa văn trang sức trên mũ, với nhà Nguyễn thì quan văn sẽ đội mũ Phốc đầu dáng tròn quan võ đội mũ Phốc đầu dáng vuông

Triều phục hoàng tử, thái tử , thân vương thời Nguyễn.

2) Triều phục 

2.1) Triều phục của Thái tử, hoàng tử, thân vương

Thất Long Đường Cân
Thường phục của vua nhà Nguyễn là Long Bào kết hợp với mũ Cửu Long Đường Cân, thái tử nhà Nguyễn thì sử dụng long bào đỏ kết hợp với mũ Thất Long Đường Cân.
Về kiểu dáng mũ Thất Long Đường Cân gần giống như Cửu Long Đường Cân chỉ có khác là mũ này giảm bớt số hoa văn rồng xuống còn 7 và cũng giảm một số dạng hoa văn khác xuống.

Kết hợp với mũ Thất Long Đường Cân là long bào màu đỏ sẫm (Đại Xích) với rồng 4 móng (mãng bào)

Trang phục quan lại thời Nguyễn - lễ phục.

B) Trang phục quan lại

1) Lễ phục

1.1) Lễ phục tế Giao

Lễ tế Giao là lễ tế quan trọng bậc nhất trong các triều đại phong kiến Á Đông theo Nho giáo 
Nhà Nguyễn quy định lễ phục dùng trong Tế Giao là Cổn Miện đồng thời chỉ có hoàng tử, thân vương và các quan từ chính tam phẩm trở lên được dự Tế giao

Xin nhắc lại một lần nữa về quy chế Cổn Miện (Nếu muốn biết rõ hơn hãy quay lại phần lễ phục vua Lý)
Hoàng đế đội mũ Miện có 12 dây lưu trên dây lưu xâu 12 viên ngọc, áo Cổn có 12 hoa văn (gọi là Chương)

Cấp dưới thì ít số dây lưu và Chương hơn 
Theo quy định thì:
- Hoàng tử và thân vương Cổn Miện 9 dây lưu, 9 chương 
- Quan từ chính nhị phẩm trở lên Cổn Miện 6 lưu 5 chương
- Quan văn tòng nhị phẩm và chính tam phẩm Cổn Miện 4 lưu 3 chương

Cổn miện 9 lưu 9 chương 

Dùng cho các hoàng tử, thân vương 


Trang phục hoàng đế thời Nguyễn - Quân phục.

4) Quân phục
Khác với các triều đại trước nhà Nguyễn có thêm một sáng tạo trong trang phục đó là đưa vào quân phục trong hệ thống trang phục cho vua 

Quân phục của vua Nguyễn được dùng cho duyệt binh, thực hiện các nghi thức về mặt quân sự
Một bộ quân phục của vua Nguyễn bao gồm mũ võ Đại Long và áo Hoàng bào hẹp tay có vân kiên liền cổ màu xanh thẫm
Về kiểu dáng cụ thể của mũ Đại Long thì tới nay chưa thể khảo cứu được
Riêng về áo kết cấu quân phục với áo Hoàng bào hẹp tay thì dựa vào Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ đoạn ghi chép về quy chế quân phục đời minh Mạng, có thể tổng kết như sau:

- Áo bào hẹp tay: làm bằng sa mát bóng thuần chỉ màu vàng chính sắc, thêu rồng mây, sóng nước, cổ đồ, bát bảo, lót trừu màu hoa xích thêu mẫu đơn, bướm. Viền gấm hạng nhất hoa sen thuần vàng màu bảo lam, đều xâu chuỗi các hạt trân châu, san hô nhỏ. Vân kiên liền cổ áo làm bằng đoạn Bát ti bóng màu thiên thanh , thêu rồng mây, sóng nước, cổ đồ, bát bảo. 
- Áo ngắn mã quái: hai chiếc, làm bằng tơ Bát ti thâm, thêu hình rồng mây, sóng nước, hình con dơi, ngọn lửa. 
- Thường kép: may bằng tơ Bát ti bóng màu vàng chính sắc, thêu đôi phượng và các hình liên đằng, hồi văn. Dưới gấu làm bằng tơ Bát ti bóng màu hoa xích thêu rồng mây, sóng nước, liên đằng, hồi văn, lót trìu màu hoa xích thêu hình mẫu đơn bướm. Bốn bên may liền tơ bát ti bóng màu Ngọc lam. Viền gấm hạng nhất hoa sen thuần vàng màu bảo lam gắn trừu màu đỏ thêu mẫu đơn, bướm. Thùy anh, long bài vàng ba mặt đều bằng vàng hình chiếc mộc rồng mây, xung quanh sợi nhiễu tuyến khảm các loại ngọc hỏa tề, trân châu, kim cang, san hô hơn 300 hạt, hơn 50 dải thùy anh kim tuyến.
- Đai loan: 1 chiếc, lan can kim tuyến Tây dương khảm 1 hạt kim cang hình phương đình. Xung quanh khảm hạt kim cang, bên ngoài bọc vàng, khuy kép, chân cúc xâu chuỗi trân châu, san hô, thanh liễu hình hoa 9 đóa.
- Hia: có thân làm bằng tơ Bát ti màu thâm may xen với tơ Bát ti màu vàng chính sắc, lót tơ Bát ti bóng màu hoa xích

Trang phục hoàng đế triều Nguyễn - thường phục.

3) Thường phục 

Theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ thì mũ thường phục của vua Nguyễn là Thất Long Đường Cân
Loại mũ này là biến thể của mũ Xung Thiên có phần gáy mũ nhô cao, chỏm mũ khum tròn chùm về phía trước, choãi ra 2 bên thành hình chữ bát 


Thursday, July 14, 2016

Trang phục hoàng đế thời Nguyễn - triều phục

2) Triều phục

Triều phục của các vua Nguyễn bao gồm mũ Cửu Long Thông Thiên (tức mũ Xung Thiên) và Bào phục

Mũ Cửu Long Thông Thiên
Mũ Cửu Long Thông Thiên là tên gọi mà nhà Nguyễn đặt cho mũ Xung Thiên, về hình dáng đại để gần như dạng mũ Xung Thiên đã nói trong các bài trước dĩ nhiên vẫn có các nét đặc sắc riêng 

Cụ thể theo Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ của nhà Nguyễn cho biết:
"Mũ đại triều Cửu Long Thông Thiên đính 31 hình rồng vàng, 30 hình ngọn lửa, phía trước và sau đều có 1 bác sơn, 1 hoành long, hốt bọc pha lê lấp lánh và hốt thông thiên mỗi thứ 2 chiếc; 1 liên đằng, 1 nhiễu tường, 1 đóa hoa hình tròn, 30 đóa mây đều kết bằng chỉ; các hạng ngọc dùng để khảm sức như hỏa tề, kim cang, trân châu gồm 140 hạt, mắt mỗi con rồng đều khảm 1 hạt trân châu nhỏ. Trước khi đội mũ vua thắt Võng cân sức 4 khuyên vàng"

Qua ghi chép trên có thể thấy nhà Nguyễn đã lấy mẫu mũ Xung Thiên trang sức thêm vô số hoa văn vàng bạc, đây cũng là đặc điểm của các loại mũ vua quan nước ta 


Trang phục hoàng đế thời Nguyễn - Lễ phục.

Trang phục thời Nguyễn 

Nhà Nguyễn tuy là triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta nhưng có thể khẳng định đây là vương triều có văn hiến rất cao, trong bối cảnh khi đó nhà Thanh vốn có gốc gác dân du mục - là những người mà Nho gia coi như mọi rợ, thiếu văn minh - thì nhà Nguyễn với tư tưởng Hoa di và đế vương tự nhận mình là chủ nhân chính thống của văn minh Hoa Hạ, quy chế áo mũ, phục sức đều theo hướng phục cổ lấy Hán - Đường - Tống làm chuẩn mực 
A) Trang phục hoàng đế
1) Lễ phục 
Vua Nguyễn có 2 loại lễ phục là Lễ phục Cổn Miện dùng trong tế Giao và lễ phục Xuân Thu dùng trong tế Tông Miếu 

Cổn Miện

Về Lễ phục Cổn Miện mình đã viết rất rõ trong phần trang phục thời Lý rồi

Ở đây chỉ xin nếu ra mấy điểm, với nhà Nguyễn, lễ phục Cổn Miện chỉ được chính thức sử dụng từ năm 1830 dưới triều vua Minh Mạng, trước đó vua dùng mũ Cửu Long Thông Thiên (Tên gọi khác của mũ Xung Thiên dưới thời Nguyễn) + hoàng bào
Chỉ tới năm 1830 vua Minh Mạng ới chính thức xác lập quy chế Cổn Miện, cấu tạo của Cổn Miện nhà Nguyễn về cơ bản tuân theo quy chế cổ 
Tuy nhiên vẫn có các biến dị nhất định về độ cao rộng dài, màu sắc...đây chính là điểm đại đồng tiểu dị của văn hóa


Trang phục quân đội thời Lê Trung Hưng - các dạng trang bị khác.

3) Các dạng trang phục khác 

Vào thời Lê Trung Hưng cũng giống như thời Lê Sơ các loại nón cũng là một dạng quân trang của binh lính
Trong "Vũ trung tùy bút" của Phạm Đình Hổ cho biết : " Quân lính đội Trạo lạp, tục gọi nón Chèo vành (…) đến như 2 vùng Thanh - Nghệ thì người ta đều đội Viên cơ lạp , tục gọi nón Nghệ (…) Đến khoảng năm Nhâm Dần, Quý Mão (1782 – 1783) , quân Tam phủ cậy công làm càn, nhiều người đội nón Viên cơ để lẫn với lính, dần dần chuyển thành tục (…) Đến năm Bính Ngọ (1786) trong nước có biến, lại bỏ Viên cơ đội Cẩu diệp (…) nón Trạo không còn thấy nữa."


Trang bị nặng quân đội thời Lê Trung Hưng - áo giáp phần 2

Chắc chắn nhiều người sẽ thấy sự tương đồng giữa kiểu giáp trên với kiểu áo giáp của nhà Thanh. Nguyên do bởi buổi ban đầu khu vực Mãn Châu là vùng nội phụ chịu triều cống nhà Minh. 
Chính vì thế người Mãn đã mô phỏng theo kiểu áo giáp của quân Minh đồn trú tại đây để làm ra áo giáp cho mình nên mới có sự giống nhau này. Thực chất kiểu áo giáp này đã rất phổ biến từ thời Nguyên rồi.

Kết cấu giáp thân trên (Mặt trước và sau) 
Chú thích
1) Lớp lụa lót trong và viền cổ áo
2) Giáp bảo vệ vai
3) Đinh tán trên thân áo dùng để cố định các miếng giáp lót bên trong với lớp phủ vải bên ngoài
4) Cúc cài áo
5) Thân chính 
6) Viền đáy áo 


Trang bị nặng quân đội thời Lê Trung Hưng - áp giáp phần 1

a) Áo giáp 
Trong "Lê triều hội điển" từng ghi chép trước kia tất cả trấn thủ các xứ và các chợ trong kinh thành đều phải nộp 100 tấm da trâu để may quân phục, đồng thời phải nộp kèm mỗi bộ da trâu hai chiếc sừng.
Như vậy có thể thấy da trâu là một chất liệu rất phổ biến để chế tạo áo giáp thời Lê Trung Hưng, với số lượng da trâu mà mỗi năm phải nộp thì có thể phỏng đoán áo giáp da trâu được trang bị cho binh lính một cách đại trà. Do sự khuyết thiếu tư liệu ta chưa biết rõ được áo giáp da thời Lê Trung Hưng ra sao.

Bên cạnh đó một nguồn tư liệu khác về áo giáp thời Lê Trung Hưng có thể tìm thấy là trên các tượng tại các lăng mộ thời này.

Điểm qua hình dáng áo giáp trên các tượng có thể thấy áo giáp của tướng sĩ thời Lê Trung Hưng có rất nhiều điểm gần như đồng nhất 

Có thể phân ra làm 2 loại giáp cơ bản 
Loại 1 :

Dạng áo giáp theo xu hướng áo giáp cuối Minh đầu Thanh đương thời, tức là với dáng hình thang mở xuống về phía dưới, phần giáp che thân dưới và thân trên được làm rời chứ không làm liền. 
Tiêu biểu như các tượng dưới đây:

Trang phục quân đội thời Lê Trung Hưng - trang bị nặng - Mũ trụ.

2) Trang bị nặng

a) Mũ trụ 

"Thanh triều văn hiến thông khảo" có ghi chép "binh chế triều Lê Trung Hưng coi áo Đa La ni kết hợp với mũ là Khôi Giáp (Giáp Trụ)."
Tại lăng Dinh Hương (Bắc Giang) có thể tìm thấy chính xác kiểu quân trang như miêu tả này với 2 bức tượng tướng sĩ canh cổng mặc áo giao lĩnh đội mũ trụ có vành hẹp cầm trùy. 

Trang phục quân đội thời Lê Trung Hưng - trang bị nhẹ.

Trang phục quân đội thời Lê Trung Hưng 
1) Trang bị nhẹ

a) Các loại nón sơn

Quy chế trang phục dành cho các võ tướng thời Lê Trung Hưng kế thừa khá nhiều từ thời vua Lê Hiến Tông, theo đó quy định các quan võ tứ, ngũ phẩm đội nón bạc, lục phẩm trở xuống đội nón son, so với quy chế năm 1661, 1721 và 1725 chép trong "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" và " Lịch triều hiến chương loại chí" có thể thấy khái niệm nón sơn son, nón sơn bạc được đồng nhất với khái niệm nón son, nón bạc.
Ngoài ra Lê triều thiện chính điển lệ và Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều cho biết trên chóp của loại nón này được đính hồng mao.



Dưới đây là bảng so sánh quy chế nón sơn áp dụng cho quan võ triều Lê Trung Hưng dựa theo "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" và "Lịch triều hiến chương loại chí"


Trang phục quân đội thời Lê Sơ.

Trang phục quân đội thời Lê Sơ 

1) Trang bị nhẹ 
Theo "Đại Việt Sử ký toàn thư" thì loại mũ quân trang nhẹ bằng da Tứ Phương Bình Đính vẫn được sử dụng khi Lê Lợi khởi nghĩa và sau này tiếp tục được dùng cho binh lính thời Lê Sơ dù ta chưa rõ loại mũ này được dùng cho một bộ phận quân đội hay trang bị đại trà.

Kể từ sau năm 1437 cùng với cải cách các dạng quân phục và đế phục trang phục quân đội cũng có thay đổi. 
Theo ghi chép của "Đại Việt sử ký toàn thư" vào năm 1469 và 1470 vua Lê Thánh Tông hạ lệnh cấm dân gian chế tạo và buôn bán các loại nón dùng trong quân đội như nón màu trắng ngà , nón da, nón Thủy ma, nón sơn son, trong đó nón Thủy ma, nón sơn son là của thân quân túc trực bảo vệ cấm cung (quân túc vệ). Như vậy vào thời Lê Sơ nón là loại quân trang được dùng khá rộng, tương tự diện mạo quân trang thời Nguyễn. Tuy nhiên chưa có đủ tư liệu để ta biết hình dáng các loại nón trên thế nào.

Tới năm 1500 theo quy chế đời vua Lê Hiển Tông quan võ tứ , ngũ phẩm được đội nón bạc, quan võ lục phẩm trở xuống đội nón sơn . 

Trang phục dân gian thời Lê - phụ kiện nón giày.

3) Phụ kiện



Ngoài việc có tục đội mảnh vải lên mái tóc xõa thì người Việt thời Lê cũng có nhiều kiểu mũ nón đội đầu khác nhau
Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận vào thời Lê đã có các dạng nón như Thủy Ma, nón sơn màu ngà...

Sang tới thời Lê Trung Hưng việc đội các loại mũ nón càng phổ biến hơn 
Tác giả Hoa Di thông thương khảo tác giả Nishikawa Joken cho biết người việt "hễ đi bộ thì ắt đội nón"

Các loại mũ nón thời Lê Sơ - Lê Trung Hưng đã rất phong phú theo như Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ ghi chép thì có một số lọi mũ nón sau đây
Ngoan Xác lạp (Tục gọi nón màu giải): cho người già đội
Nón Tam Giang : cũng cho người già đội
Phương Đẩu đại lạp (Tục gọi là nón lá): Cho con cái nhà quan và học trò trường Giám đội
Cổ châu lạp (nón dâu) : cho người già trong họ hàng nhà quan đội
Liên Diệp lạp ( nón lá sen): cho người trong họ hàng nhà quan nhưng ở tuổi trung niên và còn trẻ