Quy chế Bổ phục của nhà Nguyễn tiếp thu các đặc sắc từ quy chế bổ phục của nhà Lê Trung Hưng đồng thời tham khảo quy chế Bổ phục Minh - Thanh đương thời .
Theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ thì quy chế Bổ phục nhà Nguyễn như sau (Hình minh họa mình không bổ sung thêm vì đã có ở bài thời Lê Sơ rồi)
- Hoàng Thái tử: Áo thêu rồng 5 móng
- Hoàng tử: Rồng 4 móng
Quan Văn:
- Nhất tới Nhị phẩm: Tiên hạc
- Tam phẩm: Cẩm Kê
- Tứ phẩm: Khổng tước
- Ngũ phẩm: Vân nhạn
- Lục phẩm: Bạch nhàn
- Thất phẩm: Lộ tư
- Bát phẩm: Khê xích (Chim uyên ương đỏ)
- Cửu phẩm: Liêu thuần
Quan Võ:
- Nhất phẩm: Kỳ Lân
- Nhị phẩm: Bạch trạch
- Tam phẩm: Sư tử
- Tứ phẩm: Hổ
- Ngũ Phẩm: Báo
- Lục phẩm: Hùng (gấu)
- Thất phẩm Bưu (hổ con)
- Bát phẩm: Hải mã
- Cửu phẩm: Tê ngưu
Từ trên xuống dưới Bổ tử hình con gấu - Hải mã - Tê ngưu của quan võ nhà Thanh
Các cấp pháp quan Bổ tử hình Giải trãi
Các quan chưa nhập lưu (chưa vào biên chế) áo 0 có Bổ tử
Ngoài ra cũng theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ thì quy chế quan phục cho Tiến sĩ nhà Nguyễn như sau:
Năm 1822:
- Đệ nhất giáp, đệ nhất danh: Mũ và áo như quan lục phẩm
- Đệ nhất giáp, đệ nhị danh, đệ tam danh tới đệ nhị giáp và đệ tam giáp: Đều đội mũ Văn Tú tài, mặc áo giao lĩnh may bằng sa Nam, 1 thường may bằng sa Nam, 1 võng cân và hia.
Năm 1838:
- Đệ nhất giáp, đệ nhất danh: Áo mũ như quan lục phẩm.
- Đệ nhất giáp, đệ nhị danh, đệ tam danh tới đệ nhị giáp và đệ tam giáp: Mũ đội là mũ Ô Sa mặt trước và sau đều đính 1 hoa bạc. Áo bào làm bằng sa, đoạn trơn (không trang trí) màu lam, màu lục; Bổ tử thêu hình mây, thường bằng sa nam, miếng Bổ tử thêu 2 bên cũng hình mây, đai bọc đồng, võng cân, hia.
Năn 1840:
- Đệ nhất giáp, đệ nhất danh: đội mũ Ô Sa có 1 hoa vàng phía trước, 1 hoa bạc sau, trang sức bác sơn bằng bạc, 2 cánh viền bạc
- Đệ nhất giáp, đệ nhị danh, đệ tam danh: Mũ Ô Sa 1 hoa bạc mạ vàng phía trước, 1 hoa bạc phía sau, 2 cánh viền bạc.
- Đệ nhị giáp: Ô Sa phía trước và sau đều 1 hoa bạc, 2 cánh viền bạc
- Đệ tam giáp: Ô Sa phía trước và sau đều 1 hoa bạc, 2 cánh không viền bạc.
Tất cả các cấp trên đều mặc áo bào màu xanh lục may bằng đoạn Bát ti Đại Hoa, đai bọc đoạn xích vũ, 1 miếng phía trước bọc bạc mạ vàng, 2 miếng bọc bạc, đều mặt đồi mồi, 7 miếng còn lại bọc đồng, mặt sừng đen, thường may bằng sa, đoạn tản hoa màu lam. Bổ tử trên áo nền đỏ thêu Bạch Nhàn, võng cân, hia, hốt gỗ.
Với quan phục cho cử nhân và cử nhân võ
Theo quy chế năm 1807 và 1846:
- Cử nhân văn: đội mũ Văn Tú Tài mặt trước và sau đều đính hoa bạc. Y phục là áo giao lĩnh may bằng vải màu, võng cân, hia.
- Cử nhân võ: Đội mũ Viên đính (Chưa rõ được hình dáng). Y phục là áo Mã Đề bằng trừu Nam Đại Hoa màu bảo lam lót vải đỏ, bổ tử tròn màu xích trử, mặt trước và sau thêu 2 chữ Võ Cử.
Học trò quốc tử giám và tôn sinh theo quy chế năm 1823 và 1827
- Học trò quốc tử giám: đội mũ Văn Tú Tài bằng la sa trước đính 1 hoa bạc. Y phục là áo giao lĩnh may bằng sa nam lót lụa trắng, thường lụa quần màu xanh, võng cân, hia.
- Tôn sinh: Đội tứ phương bình định. Y phục là áo giao lĩnh bằng sa hoa thật màu bảo lam lót lụa trắng, thường bằng trừu, võng cân, hia.
Phẩm cấp của bá quán ngoài được phân biệt ở Bổ tử thì còn được phân biệt ở cổ áo nữa. Theo quy chế nhà Nguyễn cổ áo các quan từ nhất tới tam phẩm màu trắng, các cấp còn lại cổ áo trùng với màu áo quan phục mình mặc.
Tranh vẽ Bộ Lễ thời Nguyễn tại bảo tàng lịch sử Việt Nam
(Hết phần trang phục quan lại)
No comments:
Post a Comment