Friday, July 8, 2016

Trang phục thời Lê Trung Hưng - thường phục và tiện phục Vua Lê Chúa Trịnh.

3) Thường phục 
3.1) Thường phục của vua Lê 
Trong Lịch triều hiên chương lọại chí cho biết:" Từ thời Trung Hưng về sau, hoàng thượng (...) Thường phục đội mũ Tam Sơn, mặc áo có các màu xanh, màu huyền "

Như vậy trang phục thường triều của vua Lê là Mũ Tam Sơn kết hợp với áo bào 
Mũ Tam Sơn là loại mũ xuất hiện trong rất nhiều nước dùng chữ Hán 



Hiện vật mũ Tam Sơn của quan thời Nara (710 - 794) ở Nhật 


Phục dựng tượng quan thời Nara đội mũ Tam Sơn



Thời Minh thái giám cũng đội mũ Tam Sơn (Hình mũ Tam Sơn trong Tam tài đồ hội

Có thể nói mũ Tam Sơn dù có chung tên nhưng mỗi nước lại có hình dáng khác nhau, bởi vậy mũ Tam Sơn của vua Lê - Chúa Trịnh chắc chắn khác mũ thời 2 loại mũ trên 
Tiến sĩ Đoàn Thị Tình trong cuốn Trang phục Thăng Long Hà Nội có quan điểm là mũ Tam sơn của vua Lê - Chúa Trịnh là loại mũ có 3 bậc, kết luận này được đưa ra khi khảo cứu bức tượng trong chùa Hòe Nhai 


Mũ có 3 bậc trên tượng chùa Hòe Nhai - Hà Nội

Tuy nhiên tác giả Trần Quang Đức trong sách Ngàn năm áo mũ lại đưa ra quan điểm rằng mũ Tam Sơn là loại mũ có hoa văn hoặc trang sức dáng chữ Sơn  trên mũ 


Cái yếm (phần đầu của giường ngày xưa) hình tam sơn (Trên) và dạng hoa văn tam sơn trên thân cái sập (Dưới) trong sách Kỹ thuật của người An Nam đây chính là hình dạng Tam Sơn theo quan niệm người xưa

Dựa theo bức tượng chúa Trịnh tại chùa Kim Liên - Hà Nội tác giả Trần Quang Đức đã phục dựng lại hình tượng mũ Tam Sơn 



Tượng chúa Trịnh tại chùa Kim Liên (Trên), bản phục dựng mũ Tam Sơn phỏng theo mũ trên tượng (Dưới)

Mũ Tam Sơn vua Lê đội căn bản cũng sẽ như thế này chỉ có điều sẽ khác biệt về màu sắc hoặc hoa văn để phân biệt vị thế 

Riêng về áo bào thường triều của vua Lê thì cuộc khai quật mộ vua Lê Dụ Tông đã cho ta các hiện vật rất đặc biệt, trong đó có một chiếc Long bào được thiết kế theo dạng giao lĩnh


Long bào dạng giao lĩnh được tìm thấy trong mộ vua Lê Dụ Tông năm 1958

Long bào thông thường được thiết kế dạng cổ tròn tuy nhiên chiếc Long bào dạng giao lĩnh vạt chéo tìm thấy trong mộ vua Lê Dụ Tông rất có thể chính là dạng thường phục đi với mũ Tam Sơn

3.2) Thường phục của chúa Trịnh

Trong Lịch triều hiến chương loại chí cũng có ghi chép về trang phục thường triều của chúa Trịnh:" Chúa thượng (...) thị chính, triều hội, tiếp kiến quần thần đều đội mũ Tam Sơn áo bào tía"

Tức là cơ bản trang phục của chúa Trịnh gần như giống vua Lê chỉ khác có màu sắc chùa dùng là áo bào tía

Dựa theo pho tượng chúa Trịnh tại chùa Hòe Nhai Hà Nội tác giả Ngàn Năm áo mũ đã phục dựng lại thường phục của chúa Trịnh như dưới đấy


Cả pho tượng chúa Trịnh tại chùa Hòe Nhai - Hà Nội


Phục dựng trang phục áo bào tía của chúa Trịnh với mũ Tam Sơn 

4) Tiện phục của Vua Lê - chúa Trịnh 

Theo mô tả của Phạm Đình Hổ thời Lê Trung Hưng vua Lê, chúa Trịnh khi nhàn rỗi không phải làm việc thường đội mũ Bình Đính trán mũ trang sức vàng bạc, có điều mũ Bình Đính ở đây không phải là mũ Tứ Phương bình đính vuông, cũng không phải mũ Bình đính lục lăng dùng khi tế lễ, mà là mũ Bình đính thân tròn đỉnh phẳng, đây cũng là kiểu mũ Bình đính tiêu biểu cho thời Lê, nhắc tới mũ Bình đính thời Lê là nói tới dạng mũ tròn đỉnh phẳng này (Mình sẽ nói cụ thể hơn ở phần sau)
Cụ thể trong Vũ trung tùy bút Phạm Đình Hổ miêu tả mũ này :" dạng tròn, đỉnh phẳng, dệt bằng lông đuôi ngựa, lại nạm vàng sức lên trán mũ để phân biệt đẳng cấp, là loại mũ vua Lê, chúa Trịnh đội những khi nhàn hạ, hoàng tử và vương tử thường đội khi vào hầu thị sự"

Kiểu áo mặc thì kết hợp với các bức tượng và tranh vẽ trong Chu Ấn hội thuyền quyển có thể thấy vào ngày thường thậm chí đôi khi cả buổi thường triều các chúa Trịnh - Vua Lê - chúa Nguyễn thường mặc áo cổ tròn bên ngoài khoác hoặc mặc chờm áo giao lĩnh.


Chu Ấn hội thuyền quyển ,miêu tả lại triều đình của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, người ngồi trên ngai mặc áo bào xanh chính là chúa Phúc Nguyên, có thể thấy kiểu trang phục áo cổ tròn kết hợp với áo giao lĩnh mặc hoặc khoác hờ bên ngoài phổ biến khắp triều đình chúa Nguyễn, điều này cho thấy trước cuộc cải cách trang phục của chúa Nguyễn Phúc Khóat vào năm 1744 (Sẽ nói sau) thì triều đình chúa Nguyễn cũng như người dân Đàng Trong cơ bản ăn mặc như Đàng Ngoài.






Diễn viên Thế Anh vai chúa Trịnh Sâm, mặc tiện phục của chúa Trịnh trong phim Đêm hội Long trì (1989), bộ tiện phục này là bộ được phục dựng chuẩn nhất trong phim, kết hợp rất tốt với mũ Bình Đính, đặc biệt các nhà làm phim cũng đã chịu khó khảo cứu sử liệu để thiết kế chiếc mũ Bình Đính hợp lý nhất, có hoa văn vàng, trang trí ngọc, màu sắc trang phục cũng rất chuẩn. Điểm chưa ổn duy nhất là cho chúa Trịnh Sâm mặc áo trong là cổ đứng cài khuy vốn chỉ có ở thời Nguyễn, đáng nhẽ ra nên là áo cổ tròn. Tuy nhiên với điều kiện hơn 20 năm trước như thế này là tốt rồi.

Kiểu áo mũ tiện phục của vua Lê cũng tương tự như chúa Trịnh, có điều khác về màu sắc thôi (Có thể là màu vàng)



Đã xong phần trang phục vua chúa thời Lê Trung Hưng

No comments:

Post a Comment