Tuesday, July 19, 2016

Thường phục hoàng hậu, công chúa hậu phi thời Nguyễn.

2) Thường phục 
Theo "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ" thì áo Nhật Binh được quy định là thường phục cho Hậu Phi, Công chúa.

Áo Nhật Bình có nguồn gốc từ áo Đối Khâm Phi Phong đời Minh là dạng áo Đối Khâm có cổ hình chữ nhật to bản, dùng dây buộc 2 vạt áo 




Dạng áo Đối khâm thời Minh, nguồn gốc của áo Nhật Bình.


Hiện vật áo Nhật Bình màu đỏ thêu loan ổ và phượng ổ của trưởng công chúa nhà Nguyễn


Cổ áo Nhật Bình.


Cụ thể hơn theo "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ " thì quy chế thường phục của hậu phi, công chúa nhà Nguyễn năm 1807 là:
- Hoàng hậu: 
+) Mũ: 2 chiếc Cửu long kim ước phát, 1 cửu phượng kim ước phát, 8 trâm phượng bằng vàng.
+) Y phục: 1 áo bào Nhật Bình làm bằng sa sợi vàng thêu 20 hình rồng phượng, loan, trĩ, 1 thường may bằng tơ Bát ti trắng thêu rồng phượng.

- Công chúa:
+) Mũ: 1 Thất phượng Kim ước phát, 12 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình may bằng sa sợi đỏ, thêu phượng ổ.

- Cung tần nhị giai:
+) Mũ: 1 chiếc Ngũ phượng Kim ước phát, 10 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình bằng sa màu xích đào thêu loan ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.

- Cung tần tam giai:
+) Mũ: 1 chiếc Tam phượng Kim ước phát 8 trâm hoa.
+) Y phục: Áo Nhật bình làm bằng sa màu tím chính sắc thêu phượng ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.

- Cung tần tứ giai: 
+) Mũ: 1 chiếc nhất Phượng kim ước, 8 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình bằng sa màu tím nhạt, 1 thường bằng tơ Bát ti trắng thêu loan.

Tới năm Thiệu Trị thứ 6 (1846): lại quy định các cấp cung tần nhât và nhị giai đều đội mũ Kim phượng có 3 bác sơn, nhất giai 8 phượng, nhị giai 7 phượng, tam giai búi tóc cài trâm phượng, tứ - ngũ giai 0 cài trâm.


Kiểu dáng cụ thể của các loại mũ Kim phượng và Kim ước phát thì tới nay không thể khảo cứu được.
Tuy nhiên dựa theo tranh vẽ và ảnh chụp vào các thời Đồng Khánh, Khải Định thì các phụ nữ qúy tộc lại đội khăn vàng dây mặc với áo Nhật Bình, điều này cho thấy quy chế trang phụ vẫn được sửa đổi.

Khăn vành dây (Gọi tắt là khăn vành) là khổ vải dài chừng 8 -10 m, rộng khoảng 30 cm, được quấn gấp nếp nhiều vòng quanh đầu có lúc lên tới 20 -30 vòng, sau này loại khăn vành này được sử dụng cả trong dân gian làm lễ phục, tới nay trong một số lễ hội có tính chất phục cổ khăn vành vẫn được dùng.


Hiện vật áo Nhật bình của Hoàng hậu Nam Phương tại Bảo tàng Mũ thuật cung Đình Huế





Nam Phương hoàng hậu mặc áo Nhật bình đội khăn vành trong các sự kiện khác nhau.


Từ Cung Hoàng thái hậu (Mẹ vua Bảo Đại) đội khăn vành dây mặc áo Nhật bình.


Đức bà Nhất Nguyễn Phúc Tốn Tùy, trưởng công chúa của vua Dục Đức.


Tranh vẽ trưởng công chúa đội khăn vành mặc áo Nhật bình.


Phục dựng áo Nhật bình và khăn vành dây trong Festival Huế năm 2014.





Một chiếc vòng tay vàng của vương phi nhà Nguyễn, ảnh của nhà sưu tầm Vũ Kim Lộc.

(Hết phần trang phục phụ nữ qúy tộc)

No comments:

Post a Comment