Thursday, July 14, 2016

Trang phục dân gian thời Lê - kiểu tóc phần 2

Người Việt thời kỳ này còn tục cắt tóc cạo vành tóc tròn trên thóp 


Đàn ông Đông Kinh (Hà Nội) cạo tóc trong Vạn quốc nhân vật đồ (1645)

Tục lệ cao tóc này được thịnh hành với các mục đích khác nhau
1) Cạo 1 vành tóc ở thóp chính là tập tục dùng trong tang lễ của người Đàng Ngoài 
Trong Sơn cư tạp thuật viết vào cuối thời Lê cho biết :"ngày thành phục, các con đều cạo đầu, bố chết mẹ còn thì cạo một nửa. Đến khi ngũ phục, xem mối quan hệ thân hay sơ mà cạo tóc nhiều hay ít. Nay đất kinh kỳ cũng có người theo tục này, gọi là Tang tóc"

Jean Batptisive Tavernier cũng cho biết năm 1681 :" vua mới cắt tóc, đầu đội mũ rơm"



Cha sứ Marini cũng viết người Việt khi có tang :''cắt tóc để tỏ lòng tôn kính người đã khuất"

Người Đông Kinh trong Hoàng Thanh chức cống đồ


2) Tại Đàng Trong cạo 1 vòng tóc trên đỉnh đầu chỉ là tập tục được lưu hành ở một số vùng, chứ không liên quan tới tang chế như Đàng Ngoài 
Trong Hòa Hán tam tài đồ hội (Tam tài đồ hội của Nhật Bản) viết :" Người Giao Chỉ (Đàng Trong) đàn ông thì cạo tóc ở vùng huyệt Bách Hội (đỉnh đầu) (...) người Đông Kinh (Đàng Ngoài) cũng giống người Giao Chỉ, song không cạo tóc ở đỉnh đầu mà lịa búi tóc"

Trong Hoa di thông thương khảo, tác giả Nishikawa Jyoken viết :" Người Đàng Trong trang phục khác với người Đường ngày nay (Tức là người Mãn Thanh) , nhưng lại giống kiểu trang phục thời Minh. Sắc mặt họ hơi đen. Đầu tóc giống nam giới Nhật Bản, họ cạo một ít tóc vùng huyệt Bách Hội như kiểu tóc Sakayaki"


Quản tượng người Hội An trong Chu Ấn hội thuyền quyển
3) Người Đàng Trong còn cạo tóc để phân biệt dân thường với binh lính 
Trong An Nam kỷ du (1688) cho biết :"Con trai đến tuổi trưởng thành phù hợp với ngạch quy định phải biên vào quân ngũ thì quan cho cạo mấy tấc tóc trên trán để phân biệt với dân"



Bính linh giao chỉ cởi trần đóng khố trong Boxer Codex (1590)


Riêng với kiểu tóc cho nữ Phạm Đình hổ trong Vũ Trung Tùy bút cũng viết rằng :" Phụ nữ nước ta chỉ dùng khăn là giấu tóc, gặp bậc tôn trưởng thì xõa tóc để tỏ lòng tôn kính"

Qua ghi chép trên có thể thấy tục vấn khăn bọc tóc như kiểu thời Nguyễn đã bắt đầu có từ cuối đời Lê nhưng chưa phổ biến rộng rãi 


Tượng thị nữ chùa Dâu (Bắc Ninh) niên đại làm tượng vào khoảng cuối đời Lê Trung Hưng


Tranh phục dựng trong bộ phim tài liệu đi tìm trang phục Việt, trong phim đoàn làm phim có nhận định trang phục cũng như kiểu tóc của bức tượng chỉ có thể được dùng như một dạng lễ phục vì thời tục đó vấn khăn bọc tóc cho phụ nữ chưa phổ biến 


Phục dựng với trang phục và người mẫu thật, cái này tạm ổn về hình dáng cơ bản nhưng chất liệu và cách may vẫn xấu quá

No comments:

Post a Comment