Saturday, July 2, 2016

Trang phục dân thường thời Lý - Y phục.

C) Trang phục dân thường thời Lý 

Riêng phần này có thêm hình minh họa do mình tự vẽ  Thực ra chiều nay định nhờ người bạn vẽ hộ nhưng bạn mình bận không giúp được nên ăn cơm xong là ngồi vào bàn lôi chì ra tự vẽ, thú thật là rất xấu vì mình đàn ông tay chân vụng về, có điều mình cũng đã cố miêu tả cẩn thận nhất có thể, mọi người tha lỗi cho nhé 
Y phục

Nhìn chung trang phục thường dân luôn đa dạng, ghi chép về trang phục thường dân thời Lý hiện không còn nhiều và cũng không thể bao quát hết tất cả 
Chỉ có thể cho ta thấy diện mạo trang phục của 1 bộ phận phổ biến mà thôi


Chu Khứ Phi trong "Lĩnh ngoại đại đáp" viết rằng: "Người nước ấy áo thâm, răng đen, búi tóc chuy kế, đi đất, sang hèn đều mặc như vậy. Vua ngày thường cũng vậy, song cài trâm vàng, trên mặc áo Sam vàng, dưới mặc thường tía. Những người còn lại, ngày thường trên thì vận áo Sam đen cổ tròn bó sát, bốn vạt như áo bối tử, gọi là áo Tứ Điên, dưới thì vận thường đên. Hoặc có kẻ cài trâm sắt, có kẻ đi dép da, tay cầm quạt lông hạc, đầu đội nón hình ốc (...) thường là phục sức quây bên ngoài của đần ông"
Chu Khứ Phi còn nhận xét rằng người Việt đi giày tất dạo chơi phố phường trông không khác người nước ta (Tức người Tống)
Mã Đoan Lâm trong "Văn hiến thông khảo" có tham khảo Chu Khứ Phi đồng thời ghi thêm: " Những người còn lại đều mặc áo cổ tròn bốn vạt, áo Sam đen không thắt lưng, dưới áo Sam thắt thường đen, cài trâm bạc hoặc sắt, đi dép da, cầm quạt lông hạc, đội nón ốc. Dép da, dùng da làm đế gia thêm trụ nhỏ, lấy ngón chân kẹp lại mà đi, quạt tết từ lông chim hạc, để tránh rắn. Nón ốc đan từ lạt trúc, hình dạng như con ốc, trông tinh xảo nhất. Phụ nữ nhiều người trắng trẻo khác hẳn đàn ông, thích mặc áo trực lĩnh màu lục thụng tay, đều thắt bằng thường đen"

Trong "Chư Phiên chí" của tác giả Triệu Nhữ Thích còn nói thêm là người Việt rất thích đi chân đất và cầm quạt dù trời không nóng, chừng là cầm theo thói quen làm dáng thôi.

Đặc điểm thích đi chân đất và cầm quạt làm dáng này tới tận thế kỷ 17 vẫn còn được các giáo sĩ phương Tây ghi lại, ngoài ra cũng cần chú ý tới tục nhuộm răng đen 

Đây có thể coi là đặc điểm nổi bật cần chú tâm nếu muốn phục dựng trang phục nước ta qua các thời

Tổng hợp lại qua các miêu tả ta có thể tạm đưa ra các minh họa sau về trang phục của dần thường thời Lý 

Đàn ông mặc áo cổ tròn có 4 vạt áo, phía dưới quần hoặc đóng khố bên ngoài bọc một chiếc thường làm phụ kiện, cũng có khi không bọc thường (Thường là gì mình đã nói ở phần tiện phục của vua Lý rồi) chủ yếu có màu đen hoặc màu trầm, tối


Minh họa trang phục của nam giới thời Lý cùng dép da trong sách "Ngàn Năm áo mũ": Áo cổ tròn bốn vạt bên trong quây thường đen, trong cùng mặc quần là trắng (trên); dép quai ngang thời Nguyễn (Sách "Kỹ thuật của người An Nam") (Dưới)


Sách in tối quá nhìn không rõ nên mình vẽ lại cho mọi người hình dung rõ hơn 


Đây là hình minh họa mình đã xin phép được lấy về từ những người bạn ở nhóm Đại Việt Cổ Phong một nhóm mê trang phục lịch sử, hình này giải thích rất rõ kết cấu trang phục nam giới

Ngoài ra còn một lối trang phục nữa cũng khá quen thuộc đó là đóng khố cởi trần, cái này gần như là xuyên suốt lịch sử nước ta luôn có 
Cũng không là cái gì quá phức tạp hay xấu cả vì khố thời xưa tương tự như quần đùi áo ba lỗ hiện nay, khi nào nóng hoặc cần làm việc tay chân thì đàn ông sẽ đóng khố, lúc khác lại mặc quần áo như trên vào

Trang phục của phụ nữ thời Lý qua miêu tả cũng rất giống đàn ông, đều là áo Sam đen bốn vạt, dưới quây thường, chỉ có điều đàn ông quây thường ngoài quần dài hoặc khố thì phụ nữ quấn bên ngoài váy
Cách ăn mặc như thế này không chỉ có ở thời Lý mà đến tận thời Trần - Hậu Lê vẫn còn áp dụng
Và nó không chỉ phổ biến ở nước ta mà còn là ở Nhật - Hàn - Trung nữa 


Minh họa trang phục phổ biến của phụ nữ thời Tống (Người phụ nữ được minh họa thuộc gia đình khá giả có học thức)



Minh họa phụ nữ trong Thủy Hử của họa sĩ Trung Quốc Đới Đôn Bang (Người phụ nữ được minh họa là tầng lớp bình dân)


Tranh vẽ miêu tả một bộ trang phục cổ của Nhật vào khoảng thế kỷ 17, phụ nữ Nhật bên cạnh kiểu trang phục dạng Kimono mà ngày nay ta biết thì dạng trang phục áo giao lĩnh quấn thường như phụ nữ thời Lý cũng rất phổ biến

Cũng xin bổ sung thêm là cách mặc áo giao lĩnh quấn Thường này còn được duy trì tại nước ta tới tận cuối thế kỷ 17 và có thể nói đây mới là kiểu trang phục lâu đời cũng như căn bản nhất của nước ta xuyên suốt lịch sử 

Sau đây mình xin minh họa cụ thể cách phụ nữ thời Lý mặc trang phục như thế nào  minh họa mình tự vẽ nên hơi mờ mọi người thông cảm 

1) Đầu tiên là sẽ mặc váy và áo yếm ( Áo yếm là dạng trang phục lót duy nhất phụ nữ nước ta mặc còn phần dưới thì 0 có gì )


2) Sau đó phần thân trên mặc một chiếc áo Giao lĩnh ngắn, vạt chỉ dài đến eo, ống tay áo cũng ngắn và hẹp


3) Tiếp đó phần thân dưới quấn Thường chờm lên váy, Thường cũng có loại ngắn mặc xong vẫn lộ ra váy, cũng có loại dài mặc trùm kín cả váy như hình minh họa về trang phục phụ nữ Nhật ở trên, mặc thế nào tùy ý người mặc, ở đây mình dùng loại Thường ngắn


4) Bước cuối cùng là mặc một cái ao Sam cổ tròn bốn vạt trùm lên sẽ được kết quả như hình dưới


Cũng xin lưu ý là người ta có thể mặc trùm áo Sam lên cũng có thể giắt (Sơ vin) 4 vạt áo Sam vào Thường cho gọn - thực ra nói đúng hơn là quấn Thường chờm lên áo Sam - nếu thế thì sẽ có kết quả như hình dưới


Hình minh họa này mình lấy từ Đại Việt Cổ Phong

Trong các bước trên có thể bỏ bước 2 nếu trong trường hợp bắt buộc, còn cách mặc trang phục của nam giới thì cũng gần như thế này có điều ở bước 1 sẽ mặc khố hay quần dài. Ngoài áo Sam bốn vạt thì người ta cũng có thể mặc áo 2 vạt.

Tay áo của họ rộng hẹp dài ngắn thì tùy ý thích người mặc 


Bonus thêm cho mọi người 2 tranh phục dựng trang phục nữ thời Lý nữa 


Tranh này phục dựng theo tượng hoàng thái hậu ở đền Lý Bát Đế



Tranh này của nhóm Đại Việt Cổ Phong

8 comments:

  1. Hay lắm bạn. Mình thích nhất áo yếm, cái áo đó ăn đứt áo dài. Sau này mình mà có vợ mình sẽ bắt vợ mặt áo yếm lúc ngủ với mình.

    ReplyDelete
  2. Tuyệt vời, mong rằng các bạn sẽ tìm hiểu thêm nhiều điều liên qua đến lịch sử Đại Việt nữa để chia sẻ cho mọi người

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  4. Tuyệt vời hen, cảm ơn những tư liệu quý báu này ạ!

    ReplyDelete
  5. Chỗ vẽ minh họa bị sai thứ tự r kìa =3=

    ReplyDelete
  6. đúng là sai thứ tự kìa, 2 lộn thành 4

    ReplyDelete
  7. bài viết của bạn rất hữu ích. cảm ơn bạn vì đã tạo ra những bài viết có tính chất tham khảo hay như vậy

    ReplyDelete