Wednesday, June 29, 2016

Trang phục quan lại thời Lý - thường phục.

Tiếp và hết)
3) Thường phục của quan lại nhà Lý

Mũ phốc đầu (幞頭冠 - Phốc đầu quan) 

Mũ Phốc đầu hay chúng ta còn gọi nôm na là mũ cánh chuồn 

Thường phục thời Lý thời Thái Tổ, Thái Tông vẫn theo quy tắc nhà Tiền Lê. Sang tới năm 1059, Lý Thánh Tông đổi quy chế theo nhà Tống 

Mũ Phốc đầu có nguyên gốc từ thời Đường, ban đầu là một dạng khăn vấn mềm, sau khi vấn lên đầu sẽ buông 2 dải khăn xuống gọi là "Chiết thượng cân" như hình dưới





Tranh vẽ Thi tiên Lý Bạch vấn khăn Phốc


Quy định nhà Đường chỉ có vua mới được dùng mũ có 2 cánh chuồn cứng như tranh vẽ đường Cao Tông dưới đây


Sang tới đời Tống Phốc đầu được chuyển sang dạng vuông cứng với 2 cánh chuồn, 2 cánh này có khung thường bằng sắt hay tre, có các dạng khác nhau như cánh thẳng (trực cước) , cánh gập ( cục cước), hai cánh vắt chéo nhau ( giao cước), hai cánh chĩa thẳng lên trời ( triều thiên), 2 cánh cong chếch lên trên (Thuận phong)


Minh họa mũ phốc đầu trong "Tam tài đồ hội"

Mũ phốc đầu thời Tống chủ đạo là loại mũ trơn 0 hoa văn, dáng vuông cánh chuồn thẳng thuôn dài, được quy định là mũ đội bắt buộc cho bách quan


Chân dung tể tướng Vương An Thạch nhà Bắc Tống đội mũ Phốc đầu 


Chân dung Tư Mã Quang thời Bắc Tống

Tại nước ta Phốc đầu được dùng làm mũ thường triều cho quan lại từ nhà Lý tới tận năm 1300 Trần anh Tông Phế bỏ chuyển sang dùng mũ Đinh Tự (Sẽ nói ở phần sau) tới cuối thời Lê Thái Tông nhà Hậu Lê mới được khôi phục lại nhưng không còn phỏng theo dạng Phốc đầu nhà Tống nữa mà là phỏng theo dạng Phốc đầu nhà Minh 

Nhà Lý áp dụng quan phục của nhà Tống tức là về đại thế cũng là kiểu phốc đầu có cánh thuôn dài tuy nhiên cái khác biệt lớn nhất của phốc đầu nhà Lý được trang sức rất nhiều hoa văn vàng bạc, đá quý lên trên chứ 0 phải là dạng Phốc đầu trơn
Đây không chỉ là đặc điểm của nhà Lý mà là đặc điểm xuyên suốt của các triều đại nước ta, đó chính là chỗ tiểu dị trong cái đại đồng 

Bào phục 
Trong "Lĩnh ngoại đại đáp" có miêu tả sứ thần Lý Sang nhà Tống mặc áo tía
Phan Huy Chú cũng ghi nhận chế độ quan phục của nhà Lý giống nhà Tống, tức là quan lại lấy màu tía (Tím) là cao nhất, dưới là đỏ, dưới nữa là xanh lá, rồi tới xanh biếc, cuối cùng là xanh nước biển

Bào phục của bá quan thời Tống là dạng áo cổ tròn, không có hoa văn, phân biệt phẩm trật qua màu sắc, nếu có hoa văn thì chỉ được thêu chìm chứ 0 thêu nổi 





Tranh vẽ quan lại đời Tống trong bộ tranh minh họa tác phẩm Thủy Hử của họa sĩ Trung Quốc Đới Đôn Bang


Tranh vẽ Tể tướng Hàn Thác Trụ thời Nam Tống 

Về chất liệu may áo, Đại Việt sử ký toàn thư cho biết năm 1040 Lý Thái Tông đã dạy cung nữ dệt gấm vóc, ban hết gấm vóc nhà Tống trong kho để may áo cho các quan, quan từ nhất tới ngũ phẩm được mặc áo bào gấm, từ lục tới cửu phẩm mặc áo bằng vóc.

Năm 1044 các quan có công thảo phạt Chiêm Thành lại được ban thưởng áo bào, từ nhất tới lục phẩm áo bằng gấm, thất đến cửu phẩm bằng là

Qua đó có thể thấy nhà Lý có quy chế quan từ nhất tới ngũ phẩm áo làm bằng gấm, từ lục tới cửu phẩm bằng vóc hoặc là 

Bên cạnh bào phục và mũ Phốc đầu quan lại còn có các phụ kiện 

Đai lưng
Cái này không cần nói nhiều

Đai ngọc thời Minh

Hốt (笏)
Nguồn gốc của hốt là một thứ đồ được làm bằng gỗ, tre các quan lại ghi những điều cần tâu vào đó cho khỏi quên lúc lên triều theo đó mà tâu bày
Sau này hốt trở thành vật phụ kiện trang trí thể hiện thứ bậc, địa vị được làm bằng ngọc, ngà, vàng, bạc


Tranh vẽ Quách Tử Nghi đời Đường cái ông ấy cầm trong tay là hốt


Hốt thời Tống


Phục dựng lễ tế Giao trong Festival Huế 2012, vua quan cầm hốt đỏ (Trang phục Festival này chưa chuẩn lắm, cái đó xin 0 bàn)

Ngư đại (魚袋)

Tống sử cho hay Ngư đại khởi nguồn từ thời nhà Đường, ban đầu được dùng như một loại thẻ an ninh, các quan lại được cấp 2 thẻ ngư đại, đeo ở 2 bên hông buộc vào đai lưng, trên ghi thông tin cá nhân. Khi vào cung xuất trình một cái ngư đại bên này, ra cung lại xuất trình cái ngư đại bên kia.
Sang đến thời Tống Ngư đại trở thành đồ trang sức dùng để thể hiện đẳng cấp, phân biệt sang hèn
Ngư đại thời Tống được khắc hình con cá chất liệu là vàng, bạc, ngọc ...và thường chỉ có quan văn đeo


Ngư đại thời Tống


Ngư đại Nhật Bản (Không phải Ngư đại nào cũng có hình con cá mà có loại chỉ khắc hình cá lên trên thôi)


Cách dùng ngư đại của Nhật Bản cũng như các nước Á Đông khác đều là buộc vào đai lưng ở bên hông

Triều đình thời Lý - Trần cũng như Đường - Tống cũng có lệ coi Ngư đại như một tặng phẩm ban thưởng cho các quan có công
Trong "An Nam Chí lược" của Lê Tắc có chép rằng dịp đại lễ :"quan văn đeo Kim Ngư, quan võ không đeo"

Phan Huy Chú trong "Lịch triều hiến chương loại chí" cũng viết: "Theo văn kim thạch (Tức bia đá) còn lại, các quan triều Lý phần nhiều được ban áo đỏ - Ngư đại, , Kim Ngư đại thì biết thời bấy giờ noi theo chế độ nhà Tống. Quy chế Ngư đại không biết đến thời nào không dùng nữa"

Tuy nhiên Phan Huy Chú viết trong "Lịch Triều hiến chương loại chí" như vậy cũng chưa hẳn chính xác vì trong "Đại Việt thông sử" của Lê Quý Đôn vẫn ghi nhận khoảng từ năm 1426 tới 1460 Lê Lợi vẫn ban cho các công thần Kim Ngư


Đã hết phần trang phục của quan lại tiếp đến là trang phục dân thường thời Lý

No comments:

Post a Comment