Tuesday, June 28, 2016

Mối quan hệ Việt-Xiêm vào khoảng thế kỷ 16-17 tới khi chính quyền Chúa Nguyễn bắt đầu rơi vào khủng hoảng dẫn tới sụp đổ (1767).

Tiếp theo
2)Về mối quan hệ Việt-Xiêm vào khoảng thế kỷ 16-17 tới khi chính quyền Chúa Nguyễn bắt đầu rơi vào khủng hoảng dẫn tới sụp đổ (1767)


Quan hệ Việt-Xiêm như mình nói ở trên là có rất nhiều điểm thú vị nhưng do phạm vi bài viết mình chỉ đề cập tới trong khoảng tế kỷ 17-18 một cách tóm tắt


Trong suốt thế kỷ 17 quan hệ Xiêm với Việt mà cụ thể ở đây là chính quyền chúa Nguyễn với vương triều Ayutthaya (1351-1767) và Thonburi (1767-1782) ở trong trạng thái đối địch vì xung đột trong vấn đề mở rộng lãnh thổ mà cụ thể hơn là tranh chấp lãnh thổ tại…Chân Lạp( Campuchia) khi cả chúa Nguyễn lần vương triều Ayutthaya đều thi nhau chiếm đất lập chính quyền bù nhìn phụ thuộc tại Cam sau đó bên kia xúi giục nổi loạn, lợi dụng mẫu thuẫn chia rẽ bên này tạo áp lực chơi đòn ngầm,rồi thì lúc thì các chúa Nguyễn can thiệp quân sự khi thì vương triều Ayutthya đưa quân sang,khi thì cả 2 bên cùng can thiệp quân sự cùng can thiệp vào triều đình Chân Lạp để giành lợi ích 





Các chúa Nguyễn lẫn phía Xiêm đều vừa muốn chiếm đóng lãnh thổ của Chân Lạp để mở rộng địa giới lại vừa muốn tạo một khu vực mà như ngày nay ta gọi là “Vùng đệm” để đảm bảo an toàn vì các chúa Nguyễn còn phải đề phòng mối đe dọa lớn nhất là Đàng Ngoài, phía Xiêm thì mối đe dọa lớn nhất là ở Miến Điện và các tiểu quốc tự trị miền Nam Thái Lan ngày nay thế nên nói chung gần hết thế kỷ 17 Chân Lạp là vùng chiến trường ít đổ máu của Xiên và Việt, tình hình của Chân Lạp cực kỳ phức tạp và rối rắm nhưng cả Xiêm lẫn Việt chưa có cuộc xung đột quân sự nào quá lớn từ đầu cho tới gần cuối thế kỷ 17
Vị thế của chính quyền Chúa Nguyễn với Xiêm giống như 2 con hổ kình cự gầm ghè nhau nhưng chưa bên nào muốn đánh mà chỉ cào cấu thị uy và đối tượng để cào cấu chính là Chân Lạp

Bản đồ của khu vực đông Nam Á năm 1710




Xin được điểm qua các hoạt động đối đầu của Xiên-chúa Nguyễn từ đầu thế kỷ 16 tới khi chính quyền ĐT sụp đổ :


-Năm 1620 chúa Nguyễn kết đồng minh thông qua hôn nhân chính trị với Chân Lạp, Chân Lạp đã nhờ chúa Nguyễn dùng ảnh hưởng cũng như quân sự khiến Xiêm phải nhượng bộ Chân Lạp thoát khỏi sự ảnh hưởng và lệ thuộc vào Xiêm


-Tuy nhiên tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa thoát khỏi Xiêm thì Chân Lạp lại bắt đầu bị các Chúa Nguyễn dùng các biện pháp khác nhau để trói buộc bắt lệ thuộc can thiệp vào nội tình Chân Lạp đặc biệt các Chúa Nguyễn đã tận dụng phương pháp tràn dân qua rồi lập làng ấp chiếm dần đất đai (Nghe quen không)


Vua Naresuan của triều Ayutthaya



-Chứng kiến cảnh miếng mồi ngon bị rơi vào tay chúa Nguyễn Xiêm dĩ nhiên không chấp nhận cộng thêm với các bất hòa vốn có với Chân Lạp thế là vào các năm 1623-1624 Xiêm 2 lần đưa quân tấn công vào Chân Lạp với dự định tái chiếm lập lại ảnh hưởng gạt Đàng Trong ra ngoài tuy nhiên cả 2 cuộc tấn công đều thất bại, ngoài việc do Chân Lạp đã khéo chống trả thì các chúa Nguyễn đã hỗ trợ tài chính, lương thực (Theo sử ghi là gần 80 tấn gạo trong 2 năm thời đó là con số lớn ) cho Chân Lạp vì muốn tiếp tục ràng buộc


-Tới năm 1658 trong nội bộ triều đình Chân Lạp xảy ra tranh chấp quyền kế vị ngai vàng, thế là tận dụng cơ hội ĐT can thiệp vào gửi quân đội (3 vạn quân ) với danh nghĩa hộ trợ người thừa kế ngai vàng hợp pháp nhưng thực tế là ngay sau đó 3 vạn quân của chúa Nguyễn không hề hỗ trợ ai cả mà bao vây kinh đô Chân Lạp khống chế triều đình chính thức biến Chân Lạp thành thuộc quốc


-Hành động của ĐT đã làm nổi giận phía Xiêm để đáp trả vào năm 1659 và 1660 phía Xiêm 2 lần cử sứ giả ra Đàng Ngoài gặp các chúa Trịnh đề nghị liên minh quân sự hãm lại quá trình nam tiến của chúa Nguyễn đồng thời cùng bắt tay tiêu diệt chúa Nguyễn tuy nhiên lúc này họ Trịnh đang có nội loạn trong gia tộc nên cơ hội này bị bỏ qua


-Tháng 3 năm 1660 chúa Nguyễn cử phái đoàn sang Xiêm thương nghị về việc mở rộng thông thương buôn bán vốn có từ trước giữa 2 nước (Cũng có thể là hành động nắn gân của Chúa Nguyễn) tuy nhiên sẵn có sự bất hòa vua Xiêm đã ra lệnh tiếp đón sứ giả ĐT rất thiếu tôn trọng



-Để đáp trả lại hành động này các Chúa Nguyễn đã ra lệnh tăng thuế với các đoàn thuyền buôn của Xiêm đến nước ta theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn năm 1663 các chúa Nguyễn Đánh thuế các đoàn buôn thua top đoàn buôn các nước bị đánh thuế cao nhất là
“Tàu Tây Dương thuế đến là 8000 quan thuế về là 800 quan
Tàu Nhật Bản thuế đến là 4000 quan thuế về là 400 quan
Tàu Thương Hải Lệ thuế đến là 3000 quan,thuế về là 300 quan
Tàu Quảng Đông thuế đến là 3000 quan, thuế về là 300 quan
Tàu Phúc Kiến thuế đến là 2000 quan thuế về là 200 quan
Tàu Hải Nam thuế đến là 500 quan thuế về là 50 quan
Tàu Xiêm La thuế đến là 2000 quan thuế về là 200 quan.

……..”
Đọc qua bảng kê mọi người có thể thấy các chúa Nguyễn đánh thuế kiểu càng ở xa càng bị đánh thuế cao thế nhưng thực tế Xiêm lại rất gần nước ta mà lại bị đánh thuế tới 2000 quan lúc đến lúc về là 200 quan tổng là 2200 quan thì rõ là cao quá



- Tuy đã bị đặt là thuộc quốc phụ thuộc ĐT nhưng Chân Lạp vẫn được đặt triều đình riêng chỉ có điều dĩ nhiên triều đình này phải nghe lời chúa Nguyễn, tới năm 1670 Chân Lạp lại nổ ra xung đột giành quyền thừa kế ngai vàng


-Tận dùng thời cơ trên tháng 2 năm 1674 ĐT lại đưa quân đội vào can thiệp với ý định thôn tính nốt những gì mà cuộc can thiệp năm 1658 chưa làm được


-Lần này phía Xiêm dĩ nhiên không thể đứng nhìn nữa nên tháng 7 năm 1674 quân Xiêm cũng kéo vào Chân Lạp để ngăn ĐT, đó là cuộc xung đột trực diện đầu tiên giữa ĐT-Xiêm tuy nhiên sử sách cả 2 phía đều không đề cập chi tiết tới cuộc đụng độ này Đại Nam thực lục cho biết nó chỉ có kéo dài tầm 2-3 tháng với vài trận đánh nhỏ là đã chấm dứt với phần thắng thuộc về chúa Nguyễn, sử sách Xiêm cũng ghi tương tự nên có thể xác nhận cuộc xung đột Việt-Xiêm này ngắn diễn ra nhanh đồng thời cùng năm 1674 Đàng Ngoài mở cuộc tấn công lần thứ 7 nên các chúa Nguyễn muốn đánh nhanh rút gọn giải quyết sớm đụng độ ở Chân Lạp để tập trung đối phó phía Bắc


-Năm 1679 một lần nữa Chân Lạp lại có nội loạn xung đột giữa quốc vương và phó vương lần này cả ĐT lẫn Xiêm đều cùng lúc đánh hơi được cơ hội nên cùng can thiệp 1 lúc mỗi bên ủng hộ 1 phía rồi lập chính quyền riêng và dĩ nhiên tận dụng cơ hội đó các Chúa Nguyễn cùng không ngần ngại “xin” thêm tí đất của Cam , trong sự kiện can thiệp lần này các chúa Nguyễn đã nuốt được vùng đất của Chân Lạp nay tương ứng với Mỹ Tho,Biên Hòa phía Xiêm cũng tương tự



-Tới năm 1680 các chúa Nguyễn tận dụng một cựu thần Nhà Minh là Mạc Cửu quê ở Quảng Đông-TQ được bổ nhiệm làm quan địa thần của Chân Lạp được giao quyền quản lý và khai thác vùng Hà Tiên hiện nay tới năm 1708 ông ta đã thần phục các cháu Nguyễn dâng vùng Hà Tiên cho các Chúa Nguyễn 



wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8c/1686FrenchMapOfSiam.jpg
Vùng Đông Dương tranh vẽ năm 1680 của người Pháp



-Chân Lạp vốn dĩ từ thế kỷ 13 đã bị phân chia ra làm 2 vùng lãnh thổ là Lục và Thủy Chân Lạp cả 2 vùng lãnh thổ này tuy tương đối độc lập nhưng vẫn chịu sự quản lý thống nhất của chính quyền Chân Lạp

-Tới năm 1757 Lục Chân Lạp hợp nhất với Thủy Chân Lạp nghiễm nhiên làm vùng lãnh thổ mà các chúa Nguyễn đã có từ Chân Lạp trước kia lại rộng thêm ra


-Tuy nhiên từ năm 1767 chính quyền chúa Nguyễn bắt đầu suy yếu nên không đủ khả năng dòm ngó tới xung đột với Xiêm nữa lợi dụng điều đó vương triều Thonburi (1767-1782) của Xiêm bắt đầu ồ ạt giành lại ảnh hưởng tại Chân Lạp



Các nước Đông Nam á năm 1760


Tổng kết ra trong suốt từ cuối thế kỷ 16 tới thế kỷ 17 Xiêm và chính quyền chúa Nguyễn đã luôn là đối thủ của nhau nhưng các cuộc xung đột của 2 phía mỉa mai thay lại được giải quyết chủ yếu trên đất Campuchia, và Chân Lạp luôn trong tình trạng bị o ép từ 2 phía hết bị Xiêm rồi lại ĐT thao túng bắt nạt,lúc dọa lúc dỗ, lúc đánh khi hôn ,sức ép mà các triều vua Chân Lạp phải chịu luôn rất cao từ cả 2 phía

Tạm hết bài 1 

No comments:

Post a Comment