Wednesday, June 29, 2016

Tiện phục vua Lý.

(Tiếp và hết về trang phục vua chúa thời Lý) 
3) Tiện phục của vua Lý
Tiện phục là trang phục mặc khi không phải làm việc, được nghỉ ngơi 

Nhìn chung loại áo mà các quốc gia Á Đông xưa hay mặc chủ yếu là áo có xẻ tà ở 2 bên sườn như áo dài của phụ nữ ngày này
Sự khác biệt của các loại áo chủ yếu ở cái cổ áo

Các loại áo thường có các kiểu cổ áo như sau
Cổ áo đan chéo (Giao lĩnh, Trực lĩnh)



Cổ tròn (Đoàn lĩnh, viên lĩnh)


Cổ cong vuông (Phương lĩnh, khúc lĩnh) 


Và Cổ đứng cài khuy (Thụ lĩnh) loại này ta nhìn thấy vào thời Nguyễn và áo dài của nam, nữ giới thời Nguyễn còn tới tận hôm nay mà ta quen mặt chính là thuộc loại thụ lĩnh này


Trong các loại áo trên thì áo giao lĩnh (Cổ áo đan chéo - có thể gọi là áo vạt chéo cũng đúng) là loại phổ biến nhất chiếm ít nhất 70% trang phục, bạn có thể thấy dạng áo giao lĩnh này ở khắp nơi trong các nước Á Đông


Dựa theo sử sách như "Lĩnh Ngoại đáp" ( Tống - Chu khứ Phi), "An Nam kỷ lược" ( Tống - Trịnh Tủng)," Văn hiến thông khảo" ( Nguyễn- Mã Đoan Lâm) chép rằng : " Người Giao Chỉ không phân sang hèn, đều búi tóc chuy kế (Búi tó), đi chân đất, vua thường ngày cũng thế, song cài trâm vàng, trên mặc áo Sam vàng, dưới mặc thường tía"

Áo Sam
Áo Sam của vua Lý không được miêu tả rõ, có điều Lĩnh Ngoại đáp của Chu Khứ Phi lại miêu tả thường dân: "thường ngày phía trên mặc áo Sam đen cổ tròn bó sát, bốn vạt như áo Bối Tử, gọi là áo Tứ Điên"
Như vậy có thể rút ra kết luận áo Sam mà vua và dân thường thời Lý hay mặc có dạng giống áo Bối Tử bên nhà Tống
Mà Áo Bối Tử minh họa trong Tam tài đồ hội là như thế này


Áo thuộc dạng cổ tròn, tuy nhiên trong sách Ngàn năm áo mũ nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cũng đưa ra giả thuyết áo này cũng có thể thuộc dạng giao lĩnh cổ chéo

Thường 裳 (Quần - Váy quây)
Thường là thứ đồ được mặc bên ngoài quần dạng váy, được may từ 6-8 mảnh vải quây lại
Thường ở TQ thời Hán tới Tống được cả Nam nữ mặc , tương tự VN là thời Lý - Trần - Lê Sơ - Lê Trung Hưng cả nam lẫn nữ đều mặc, điểm khác biệt duy nhất là nam mặc nó bên ngoài quần dài hoặc khố còn nữ mặc nó bên ngoài váy 


Cái mà nhân vật Phạm Tăng trong Hán Sở truyền kỳ năm 2013 mặc phía chính là thường 



Mẫu thường thời Tống của nữ giới trong phim Tân Thủy Hử 2011 


Quần cũng là tên gọi nôm na của thường, chính vì thế vào thời Minh Mạng nhà Nguyễn khi ra chỉ dụ cấm phụ nữ Bắc mặc váy đụp thì trong sắc lệnh (Chữ Hán) ghi là "Viên thường" - váy quây 

Cái vụ thường này trong trang phục dân gian thời Lý mình sẽ nói rõ hơn 

Tổng hợp lại vua Lý trên mặc Áo Sam dưới mặc thường thì sẽ có như ảnh dưới


Phục dựng lại tiện phục Áo vàng thường tía của vua Lý trong cuốn "Ngàn năm áo mũ" (Họa sĩ : Lý Tiệp)

Áo cừu 
"Đại Việt sử ký toàn thư" có ghi năm 1055 vua Lý Thánh Tông nói : "Ta ở trong thâm cung, sưởi than xương thú, mặc áo Hồ Cừu mà còn lạnh đến thế này, huống hồ những kẻ bị giam trong ngục"

Trần Nguyên Đán từng có thơ viết rằng :" Vóc người nhỏ bé ẩn trong chiếc áo cừu nhẹ"

Điều này chứng tỏ đời Lý - Trần vua quan nước ta đã có áo cừu
Áo cừu là loại áo chống rét làm từ lông và da, có 2 kiểu là áo ngoài da trong nhồi lông và ngược lại trong da ngoài bọc lông 

Phạm Đình Hổ (Thời Lê Trung Hưng) Trong Bị khảo - Quyển thượng có ghi rằng : "Cừu là áo da chống rét, sản sinh ở Trung Quốc, có 2 loại, loại sang trọng là Hồ Cừu (Áo lông cáo), Điêu Cừu ( Áo lông chồn), thứ đến là Dương Cừu (Áo lông dê)( ...) Áo cừu có 2 kiểu bên trong là da bên ngoài là lông và kiểu bên trong là lông bên ngoài là da,(...) Phía Nam vùng Giang Hoài không có tuyết, ít sương, loại áo cừu thường mặc là loại bên trong là lông bên ngoài là da. Nước ta cũng vậy"



Chiếc áo mà vị quan trong phim Khang Hy Vương Triều (2002) này mặc bên ngoài chính là áo Cừu có điều là loại ngoài bọc lông trong độn da vì thời tiết Trung Quốc mùa đông có tuyết lạnh, nước ta ấm hơn áo cừu chỉ là áo da bọc lông

Thế là hết phần trang phục cho vua chúa thời Lý tiếp theo sẽ là trang phục quan chức thời Lý 

2 comments:

  1. Những tài liệu thật sự rất hay. Mình đang viết một bộ truyện trong bối cảnh nhà Lý. Mình có thể lấy thông tin làm thông tin tham khảo được chứ? Mình sẽ chính dẫn rõ ràng nguồn tham khảo! Cảm ơn cậu!

    ReplyDelete
  2. ad cho phép em trích dẫn và ghi tên nguồn trong phần chú thích nhé

    ReplyDelete