Tuesday, June 28, 2016

Số lượng quân Thanh trong cuộc chiến với Tây Sơn 1789 - phần 1.

thím nhv phân tích về hành trình đánh quân Thanh của QT cho e vs, thấy nhiều vấn đề mù mờ quá. trước có người bảo 29 vạn là fake, chỉ có tầm 5 vạn quân Thanh thôi, cách hành binh của QT cũng khó lý giải
À về vụ Quang Trung đánh quân Thanh thì thú thật mình muốn cũng không viết nổi vì sử liệu của nhà Tây Sơn-sử liệu quan trọng nhất để biết được Quang Trung đánh quân Thanh thế nào- đã mất sạch
Các tư liệu còn lại của phía nhà Thanh và phía triều Nguyễn thì đều bị định hướng quá nhiều 
Số còn lại chỉ là dã sử không đáng tin cậy
Nếu mọi người từng đọc các sách và nghiên cứu về thời Tây Sơn sẽ thấy dù hết lời ca ngợi võ công của Quang Trung nhưng thực sự các thông tin về các chiến dịch quân sự của Tây Sơn đều rất mù mờ, có một số phải dựa vào dã sử 

Còn quân số nhà Thanh đưa sang thì dĩ nhiên không phải là lên tới 29 vạn quân như Hoàng Lê Nhất Thống Chí nói, có điều cũng không thể chỉ có 5000 quân như vài học giả khác nói 

Mình từng dựa vào cuốn lịch sử nội chiến của cụ Tạ Chí Đại Tường, cuốn Quang Trung Nguyễn Huệ-Anh hùng dân tộc của Hoa Bằng, cuốn Tìm Hiểu Thiên Tài Quân Sự của Nguyễn Huệ của Nguyễn Lương Bích - Phạm Ngọc Phụng, cuối cùng là bản dịch tác phẩm Càn Long Trọng Yếu Chiến Tranh Chi Quân Nhu Nghiên Cứu của học giả Lai Phúc Thuận thì có thể đưa ra tổng kết thế này 

Quân Thanh sang nước ta không phải giống như ta vẫn hay đọc trong dã sử là ồ ạt mà là chia làm 2 cánh quân để tiến sang, một cánh quân là quân Lưỡng Quảng và một cánh là quân Vân Quý

Cũng xin lưu ý một điểm là theo tác giả Phạm Ngọc Phụng cũng như theo các tài liệu phía nhà Thanh thì quân Thanh sang nước ta năm 1789 không hề có lực lượng quân Bát kỳ Mãn Châu vốn là lực lượng kỵ binh tinh nhuệ, là nòng cốt của quân đội nhà Thanh.

Thay vào đó nhà Thanh chỉ điều động lực lượng quân của Lục doanh quân vốn là bộ binh người Hán được nhà Thanh tuyển mộ, và số quân Lục doanh sang nước ta hầu hết là quân Lục Doanh thuộc 4 tỉnh Vân Nam-Quý Châu-Quảng Đông Quảng-Quảng Tây chứ ít lính nào thuộc các tính miền Bắc TQ, số lính là người Mãn lại càng ít hơn(Có chăng thì chỉ là lính riêng của bộ chỉ huy đem theo) 

Cụ thể hơn thì cánh Quân Vân Quý (Vân Nam-Quý Châu) theo học giả Lai Phúc Thuận thống kê có 
-3000 quân lấy từ 3 phủ là Quảng Nam-Quý Châu của tỉnh Vân Nam
-2000 quân lấy từ phủ Khái Hóa-Lâm An của Quý Châu
-2000 quân có sẵn tại khu vực Mã Bạch Quan (cửa khấu giáp với nước ta thuộc Vân Nam)
- 500 thổ binh người Miêu thuộc phủ Phú Châu-Vân Nam
Tác giả Nguyễn Lương Bích đưa ra con số gần giống chỉ có khác quân người Miêu lấy ở Phú Châu theo tác giả này là 1500 người 


Tuy nhiên tổng kết lại có thể thấy cánh quân Vân Quý có số quân vào quãng 8000 người hơn một chút 


Cánh quân thứ 2 là cánh quân Lưỡng Quảng có quân số theo Lai Phúc Thuận là 
-5000 quân lấy ở Quảng Đông
-10000 quân lấy ở Quảng Tây (1 vạn)
-Sau đó Tôn Sĩ Nghị xuất phát nhưng lại thấy chưa đủ liền điều động thêm 3000 quân Quảng Đông và 3500 quân Quảng Tây


Tổng cộng quân Lưỡng Quảng có khoảng 2,2 vạn quân 

Cộng cả 2 cánh quân Vân Quý và Lưỡng Quảng lại thì số lính dùng để chiến đấu quân Thanh đưa sang nước ta là 3 vạn 

Tuy nhiên đó là lính thôi phải tính tiếp nữa là số phu 

Theo tác giả Nguyễn Lương Bích thì toàn số dân phu phục vụ cho chiến dịch lên tới con số 5 vạn người, nhưng đó là tính tổng số thôi, còn số dân phu theo quân Thanh sang nước ta là khoảng 3 vạn người 


Con số này được tác giả Nguyễn Lương Bích đưa ra dựa trên quy định của nhà Thanh về dân phu theo đó mỗi người dân phu khi đi theo quân đội ra nước ngoài sẽ được cấp 1 thăng gạo 1 ngày để ăn, theo sổ sách còn lại thì riêng để cung ứng cho dân phu nhà Thanh đã cấp hơn 24 000 thạch gạo đủ để ăn trong 3 tháng (Sau đó lại cấp tiếp) tính ra số dân phu là khoảng 3 vạn người (Theo như tác giả tính toán còn thú thật mình dốt đặc môn toán nên chịu chả hiểu tính thế nào ) dĩ nhiên con số 3 vạn này chỉ là lý thuyết thực tế có thể lớn hơn

Vì vậy cuối cùng tổng kết lại tổng số nhân lực nhà Thanh đưa sang nước ta là tầm hơn 6 vạn người trong đó lính chiến đấu là hơn 3 vạn, dân phu 3 vạn



Ngoài ra một chí tiết đáng chú ý mà tác giả Hoa Bằng đưa ra trong phần phụ lục của cuốn Quang Trung Nguyễn Huệ anh hùng dân tộc là số ngựa chiến mà quân Thanh mang theo rất ít
Cụ thể là theo tấu sớ của lực lượng quân nhu gửi về triều Thanh thì 
-Đạo quân Lưỡng Quảng mang theo hơn 800 con ngựa
-Quân Vân Quý mang theo 600 con ngựa 




Tổng cộng khoảng 1400 con, phần lớn lại là ngựa thồ chứ ngựa chiến rất ít (Chủ yếu cho tướng soái cưỡi) 

Tỉ lệ 1400 con ngựa với 3 vạn lính đủ để hiểu trong chiến dịch này 90% lính Thanh là bộ binh  sau này nếu có phim nào làm về trận chiến Kỷ Dậu mà cho quân Thanh rầm rập dùng kỵ binh tấn công là sai lầm so với thực tế  
Cái này cũng dễ hiểu vì chiến dịch 1789 quân Thanh rất ít dùng quân Mãn, quân Bát Kỳ lại càng không

Lí do là bởi điều động được kỵ binh bát kỳ không phải dễ đều cần có sự thương nghị, cho phép rất lằng nhằng nên nhà Thanh chỉ dùng lực lượng này trong trường hợp quan trọng, chiến dịch năm 1789 nhà Thanh cũng như Tôn Sĩ Nghị cho rằng rất dễ dàng nên không cần điều động quân Bát kỳ làm gì 


Thêm nữa quân Bát kỳ là lực lượng tinh nhuệ nhất của nhà Thanh đồng thời cũng là lực lượng...đốt tiền nhiều nhất, lính Bát Kỳ bình thường không đánh nhau cũng đã nhận lương gấp 3-4 lần lính thường, cùng với các ưu đãi khác, khi có chiến sự được điều động thì các khoản ưu đãi phụ cấp lại càng cao hơn

Rồi còn phải kể nữa là quân trạng quân dụng của quân Bát kỳ luôn là tốt nhất khi đánh trận lại càng được bổ sung tốt hơn, vì thế điều động quân Bát Kỳ đi đánh nhau tốn một khoản tiền khổng lồ


Lính cùng các cấp chỉ huy Bát Kỳ lại có kiểu cậy được triều đình chiều chuộng nên khai gian báo láo, vũ khí, quân trang...thường làm hỏng hoặc báo hỏng để nhận tiền bù hay đồ mới rồi đem bán đi, cắt xen ăn chặn tiền, bởi thế điều động Bát Kỳ càng tốn hơn 

Tới năm 1789 sau nhiều lần đánh dẹp tài chính của nhà Thanh đã không cỏn rủng rỉnh nữa nên phải tính tới tiết kiệm chi phí trong chiến dịch này 


Cũng cần bổ sung thêm là trong 2 đạo quân thì quân Lưỡng Quảng do đích thân Tôn Sĩ Nghị chỉ huy là đạo quân nòng cốt đến nước ta trước, quân Vân Quý thì phải tới tận khi Tôn Sĩ Nghị đã vào Thăng Long mới tiến vào nước ta, nhưng cũng chính vì đi sau đến muộn nên quân Vân Quý lại may mắn hơn vì không phải đụng độ nhiều với quân Tây Sơn vì thế thiệt hại nhẹ hơn  

Một vài thông tin về binh lực quân Thanh năm 1789 như thế 

1 comment:

  1. Bài viết này SAI CƠ BẢN .. vì quân Vân Quý không hề vào nước ta...chỉ đóng tại biên giới gây thanh thế.. và hỗ trợ vận lương.

    ReplyDelete