Tuesday, June 28, 2016

Phần 2b và phần 3

Đây là đoạn 2 của phần 2 


Chuyến sang cầu phong này (năm 1791) đã thành công tốt đẹp nhưng nó ngoài việc hợp thức hóa quyền làm chủ của Quang Trung thì còn gạt được các thế lực chống đối Tây Sơn sang một bên mà cụ thể hơn ở đây chính là thế lực của Lê Chiếu Thông và các quan thần nhà Lê lưu lạc sang TQ sau chiến tranh Kỷ dậu

Bàn riêng về Lê Chiếu Thống một chút thì chúng ta hay coi ông ấy là kẻ cõng rắn cắn gà nhà là vị vua bạc nhược ngu dốt nhưng thực tế Lê Chiêu Thống thật thì tội nghiệp và cũng không tệ tới thế, dĩ nhiên ông ấy vẫn có các sai lầm cũng như tội ác nhưng hình tượng thực sự của ông không như chúng ta hay biết có điều mình xin nói cái này sau




Trở lại với Lê Chiêu Thống như ta đã biết sau khi thua trận trong chiến tranh Kỷ Dậu ông ta cùng các quan thần nhà Lê lưu lạc sang Trung Quốc chịu sự quản lý của nhà Thanh 

Mặc dù nhà Thanh có ý ngại đánh tiếp nhưng họ vẫn giữ vua tôi Lê Chiêu Thống ban đầu an trí tại Bắc Kinh để dùng làm “phương án dự phòng” 
Và dĩ nhiên chả ông vua nào mất nước mà lại không muốn đòi lại nước cả vì vậy Lê Chiêu Thống cùng các quan thần cũng đã rất nhiều lần đề đạt với nhà Thanh về việc tái chiến hoặc ít nhất cũng là cho mình một khoảng đất gần biên giới nước ta để làm kế lâu dài tuy nhiên Nhà Thanh trong tâm trạng chung là ngần ngại vẫn chưa đưa ra quyết định dứt khoát về việc của Lê Duy Kỳ(Lê Chiếu Thống từ đây mình xin gọi tên ông ấy bằng tên thật là Duy Kỳ) ngoài ra sau một thời gian ở Bắc Kinh vua tôi Lê Duy kỳ bị chia cắt ra các tỉnh để kiểm soát tuy vậy họ vẫn liên tục thực hiện các hoạt động hối thúc nhà Thanh 

Tuy nhiên mọi hoạt động này hoàn toàn bị phá bỏ khi phái đoàn của Nguyễn Quang Hiển tới cầu phong năm 1791 bởi cả nhà Thanh lẫn Tây Sơn đã dùng những biện pháp khác nhau để khiến lực lượng của Duy Kỳ không còn có cớ để kêu gọi phục quốc nữa 


Đầu tiên là nhà Thanh bức Lê Duy Kỳ cùng các quan thần để duôi sam cạo răng,ăn mặc như người Hán lúc đó duy chỉ có Lê Quýnh không chịu và nói rằng “Ta đầu có thể mất tóc không thể cạo, da có thể lột quần áo không thể thay” 
Để rồi cuối cùng Lê Quýnh là người duy nhất trong gần 40 năm ở đất Tq lại vẫn ăn mặc như cũ 
Sự kiện này chỉ diễn ra có mấy tháng sau khi Lê Duy Kỳ chạy sang TQ 
Rồi sau đó tới lượt phía Tây Sơn 

Ngày 18 tháng đó [10-7-1789) khi Thang Hùng Nghiệp đưa phái bộ Nguyễn Quang Hiển đến tỉnh, Phúc Khang An tâu lên như sau đây là tờ sớ còn lại trong hồ sơ cảu Quân cơ xứ nhà Thanh :

"Ðến ngày 18, bọn Tả Giang đạo Thang Hùng Nghiệp hộ tống Nguyễn Quang Hiển đến tỉnh. Bọn thần ra lệnh cho họ đến quán xá để nghỉ tạm, một mặt truyền gọi Lê Duy Kỳ cùng những cựu thần có tên tuổi như bọn Hoàng Ích Hiểu vài ba người, đến công quán của thần Phúc Khang An chờ sẵn, sau đó ra lệnh cho Thang Hùng Nghiệp đưa bọn Nguyễn Quang Hiển đến gặp. Bọn họ vọng về cung khuyết hành lễ tạ ân tam quị cửu khấu xong, lại quay sang thần hành lễ nhất quị tam khấu.

Thần ra lệnh cho họ ngồi một bên rồi cho họ biết rằng chú của ngươi Nguyễn Quang Bình trước đây đã tiến biểu văn, mong được thánh chúa trông xuống xét cho việc chú ngươi và họ Lê vốn không có phận quân thần, khi đại binh tiến thảo, vốn không dám có bụng kháng cự.

Nay đã được hoàng thượng ân chuẩn cho đầu thành, lại thương mến ban cho sắc thư, thưởng cho vòng trân châu. Cái ơn trời cao đất dày kia, chú của ngươi Quang Bình có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến. Còn Lê Duy Kỳ hiện nay đã được thu lưu ở nội địa, đại hoàng đế đã ra lệnh cho họ thế phát cải phục, xếp vào hạng dân thường, không thể nào còn trở về An Nam được nữa nên đặc biệt ra lệnh cho các ngươi được gặp nhau.

Nguyễn Quang Hiển nghe thần nói như thế bèn rời chỗ ngồi khấu đầu, vẻ mặt vui sướng nói rằng chú tôi là Quang Bình vốn là kẻ áo vải đất Tây Sơn, chưa từng giao thông với Trung Quốc, nhân vì việc tranh chấp với họ Lê mà phải nhọc đến đại binh để đến nỗi còn lưu lại vết tích kháng cự nên trong lòng áy náy, ngày đêm không yên. Chú tôi đã hiểu dụ mọi người trong nước, phàm gặp quan binh lạc đường rơi lại phía sau đều phải cấp cho họ quần áo giày dép lộ phí cơm ăn, hộ tống tiến quan. Tháng Giêng năm nay ở bờ sông nơi các vị đại nhân trận vong đã lập đàn cúng tế, quả là lòng thành hối tội úy thiên từ gan ruột.
Nay được đại hoàng đế khoan ân vượt mức, thật còn hơn trời bể. Chú tôi Quang Bình khi nhận được sắc thư và đồ quí, ắt rất là vui sướng hân hoan gửi tạ biểu ngay.

Bọn thần nghĩ Nguyễn Huệ lúc này mới vừa lập quốc, nếu như không được phong tước của thiên triều thì không thể nào là hùng trưởng được, thành thử sẽ phải gấp gáp cầu phong, ân cần bức thiết xuất tự chí thành.

Bọn thần sau đó lại tuân chỉ gọi Lê Duy Kỳ, ra lệnh cho gặp Nguyễn Quang Hiển. Y nói rằng tôi nay đã là dân thiên triều rồi, không còn điều gì phải nói với y nữa, còn bọn cựu thần Hoàng Ích Hiểu tuy có vẻ căm hận nhưng vì đông người đàn áp nên cũng không dám tỏ thái độ gì. Còn bọn Nguyễn Quang Hiển vừa thấy Lê Duy Kỳ thì vẻ mặt hân hoan, dường như bao nhiêu nghi ngại đều nhẹ nhõm.
"
Chú ý đoạn cuối mình bôi đỏ nhé cho Nguyễn Quang Hiển người thay mặt Quang Trung sang cầu phong gặp Lê Duy Kỳ thái độ của Quang Hiển rất vui vẻ gần như là đắc thắng còn Duy Kỳ thì gần như đầu hàng, các quan thần nhà Lê theo Lê Dùy Kỳ căm tức nhưng bất lực 
Có thể thấy rõ ràng các sự việc trên đã được phái bộ Tây Sơn với nhà Thanh thỏa thuận với nhau từ trước và dĩ nhiên nằm trong một chiến lược chung của Tây Sơn bẻ gãy uy thế và tính chính danh của vua Lê, dằn mặt các cựu thần nhà Lê
Việc phái bộ Nguyễn Quang Hiển gặp Lê Duy Kỳ không ngoài mục tiêu để phái đoàn báo lại về hiện trạng của vua tôi nhà Lê ở Trung Hoa, khiến vua Quang Trung biết chắc rằng nhà Thanh đã hoàn toàn chấm dứt việc ủng hộ cựu triều mà vui vẻ sang chúc thọ vua Cao Tông.

Hơn nữa, tuy trên danh nghĩa Nguyễn Quang Hiển chỉ là người trung gian mang thư nhưng nhà Thanh đã tiếp đãi như một “phó vương” với nhiều ưu đãi.
Tiếp theo các cựu thần nhà Lê còn ý phục quốc lại được mời tới Nhiệt Hà chỉ để chứng kiến cái cảnh tượng mà theo Khâm Ðịnh An Nam Kỷ Lược quyển XXIV thì:

"... Bọn Nguyễn Quang Hiển đi thuyền được đón trên đường đi xin yết kiến, thần liền truyền cho vào gặp, hỏi thăm các ngươi lần này tiến kinh, chiêm ngưỡng thiên nhan, được rất nhiều ân điển của đại hoàng đế, trong dạ có vui thích không?

Họ nói rằng chúng tôi vào tháng Bảy đến Nhiệt Hà liền được vào quì gặp hoàng đế, trong lòng lúc đầu quả là sợ lắm. Ðến khi đại hoàng đế hỏi xuống thật là trìu mến, dần dần định tâm. Trong hai tuần mấy lần được gần gũi ân quang, đôi phen ban thưởng.

Ðến tháng Tám nhằm lúc vạn thọ thánh đản của đại hoàng đế nên đứng vào hàng cuối của các vương công thai cát [tức là một dạng vương tước hạng cuối cùng, trên các đại thần nhà Thanh] cùng được tứ yến, thưởng khán hí kịch, lại được thấy đại hoàng đế cưỡi tuấn mã, lễ Phật, và ra lệnh cho đại thần dẫn chúng tôi đi chiêm ngưỡng các nơi đền đài miếu mạo, thật là trang nghiêm tráng lệ, khó mà hình dung.”
 
Tức là cho họ thấy hiện nay nhà Thanh ủng hộ Tây Sơn rồi vì vậy đừng mong tơ hào gì nữa

Còn đây là phần cuối đây 3 a
3)Quang Trung tham dự lễ Bát tuần vạn thọ (Mừng thọ 80) của vua Càn Long và những thành công mà trong suốt hơn 1000 năm lịch sử phong kiến Việt Nam chưa từng có

Chính cái lễ mừng thọ 80 tuổi này của vua Càn Long là nguyên nhân trực tiếp gây ra chiến tranh Việt-Thanh năm 1790 đó 
Càn Long khi 65 tuổi đã tự đặt cho mình cái biệt danh là “Thập toàn lão nhân” và cố gắng thực hiện các biện pháp kinh tế- quân sự-xã hội cho đủ con số 10 để chạy theo lời hứa đó và dĩ nhiên các quần thần cũng hùa theo để làm đẹp long vua 

Thập toàn võ công của Càn Long tức là 10 lần xuất quân đi đánh các tiểu quốc,các dân tộc thiểu số chưa thần phục mục tiêu đánh thắng cả 10 tuy nhiên thực tế cho thấy chỉ có 2 lần gọi là thắng thực sự còn lại 8 lần đều hoặc thua hoặc chả ra đâu vào đâu và quan trọng nhất là dù thắng hay thua cũng….đốt tiền vô số

Theo học giả Lai Phúc Thuận trong sách Càn Long trọng yếu chiến tranh chi quân nhu nghiên cứu thì 


-Chỉ đánh 2 vùng dân tộc tự trị Chuẩn Cát Nhĩ và Hồi Cương đã tốn kém khoảng 23 triệu lượng bạc
- Đánh Kim Xuyên 2 lần tổng cộng tốn tới hơn 60 triệu lượng bạc,
-Đánh nước ta dù thực tế là cuộc chiến ngắn và nhỏ nhất trong số 10 võ công nhưng cũng tốn tới 1,5 triệu lượng bạc….



Tổng cộngh số tiền mà nhà Thanh phải bỏ ra cho thập toàn võ công của Càn Long bao gồm mọi chi phí lớn nhỏ lên tới số khổng lồ là gần ….750 triệu lạng bạc và theo Lai Phúc Thuận thì trong thời điểm đó nếu đem số tiền ấy cho nước Anh dùng thì đủ để nuôi sống nước Anh trong ít nhất 60 năm 
Và dĩ nhiên các con số này chỉ là lý thuyết được báo lên cho vua thôi còn thực tế theo Lai Phúc Thuận thì chắc chắn lớn hơn ít nhất gấp 2 lần vì các qnan thi nhau bòn rút khai gian, báo láo để dấu tội cũng như hưởng lợi 
Chính vì chiến phí của các cuộc chiến quá lớn hậu quá nặng lại trong tình cảnh lễ mừng thọ cho Càn Long tới gần nên nhà Thanh mới có tâm lý ngại chiến đủ cho Tây sơn tận dụng ngoại giao 
Quay lại với bài viết chính của mình đó là sau 2 giai đoạn ngoại giao là hòa hoãn và chính thức phong vương thì tới năm 1792 theo như lời hứa của phái bộ Tây Sơn năm trước đó năm 1791 là đích thân vua Quang Trung sẽ sang tham dự lễ mừng thọ của Càn Long 

Chắc chắn đọc đoạn này chúng ta đều ngờ ngợ chúng ta đều nghe cái giai thoại vua giả đưa sang để tham dự lễ mừng thọ 
Tuy nhiên mình xin tríc đăng lại các ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Quốc Vinh là thầy giáo cũ của mình viết trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số tháng 12 năm 2011 về sự việc giả vương này 
Theo đó thầy Vinh cho rằng thực tế không hề có vua Quang Trung giả sang m,à là Quang Trung xịn bởi các lý do sau 
-Có quá nhiều ghi chép lẫn lộn về Quang Trung trong thời điểm này 
Ví dụ 
Theo Đại Nam Liệt Truyện, sơ tập, quyển 30 do Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn đời Minh Mệnh (hoàn tất đời Tự Đức) chép là: ... Huệ lại dâng biểu tạ, xin đến sang năm vào triều yết. Vua nước Thanh tin lời, tức thì sách phong làm An Nam quốc vương. Ra lệnh cho hậu bộ Quảng Tây là Thành Lâm đi trước. Khi đến cửa quan, Huệ nói thác rằng: vượng khí thành Thăng Long tiêu hết rồi, xin đến Phú Xuân. Thành Lâm cho rằng không phải lệ, không chịu đi Phú Xuân. Huệ bèn thác rằng (làm) có bệnh kéo dài, mới đem cháu gọi bằng cậu là Phạm Công Trị trá mạo làm Huệ để đi, rồi sai đem phương vật tạ ơn... Mùa xuân năm Canh Tuất, Phúc Khang An dục Huệ sửa đồ hành trang (Huệ lại nói thác là mẹ chết…. Huệ bèn lấy Phạm Công Trị đội tên mình, sai bề tôi là Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Vũ Danh Tiêu, Nguyễn Tiến Lỗ, Đỗ Văn Công cùng đi...





Tuy nhiên cũng theo tài liệu khác là Đại Việt quốc thư, tờ dụ của vua Càn Long gửi cho vua Quang Trung khi được tin Nguyễn Huệ không dám nhận lãnh những ân điển quá đáng thì chính vua Càn Long khi phong Thế tử cho Nguyễn Quang Thuỳ còn nhắc đến lời tâu của Phúc Khang An là đã dặn Đặng Văn Chân và Phạm Công Trị (hai người được lệnh đưa Nguyễn Quang Thuỳ trở về vì bị lên cơn sốt rét) hãy săn sóc cho chu đáo. Như vậy khi phái đoàn nước ta sang dự lễ bát tuần thượng thọ có cả vua Quang Trung lẫn Phạm Công Trị đủ biết tài liệu của triều Nguyễn không chính xác.



Tài liệu thứ hai nhắc đến việc vua Quang Trung sai người giả làm mình để sang Trung Hoa là HLNTC. Theo bản dịch của Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch thì: Ngô Thì Nhậm bèn kén viên quan võ người làng Mạc Điền, huyện Nam Đường, ở trấn Nghệ An, tên là Nguyễn Quang Thực, dung mạo đoan trang, giả làm quốc vương;
Thế nhưng, Hoàng Lê Nhất Thống Chí do ba người viết, đoạn về việc vua Quang Trung sang Tàu cầu phong là hồi thứ 15, tương truyền do Ngô Thời Thuyến vào cuối thế kỷ 19 viết. Bản chất đây chỉ là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, những chi tiết này có lẽ do truyền khẩu, hay có khi được đặt ra cho thêm ly kỳ, không đáng tin cậy.




Tài liệu thứ ba ghi chép về giả vương sang triều kiến vua Thanh là ghi chép của phái đoàn nước Anh John Barrow trong A Voyage To Cochichina (nguyên bản năm 1806, do Oxford Uni. Press, Kuala Lumpur in lại năm 1975 ) ở trang 254 như sau:
... Viên tướng mệt mỏi này, tuy vậy, lại nghĩ rằng (việc nhà Thanh mời sang Bắc Kinh) là một ngụy kế của viên tổng đốc để bắt giữ mình; và đời nào ông lại tin vào kẻ đã bị mình đánh bại một cách nhục nhã, không biết phải tính toán ra sao. Thế nhưng theo lời khuyên của một võ quan thân tín đã đưa đến quyết định là cử ngay viên tướng này đi Bắc Kinh thay mình làm vị vua mới của nước Đàng Ngoài (Tung-quin) và Đàng Trong (Cochinchina).





-Tuy nhiên xin nói là khi sang TQ Quang Trung nếu là vua giả thì tại sao laị để cho thái tử tạm thay quyền mình

-Tiếp nữa nếu là vua giả thì tại sao bộ sử chính cống -chứ không phải dã sử hoặc tiểu thuyết- của nhà Nguyễn là Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn lại không ghi 1 dòng nào về sự việc này trong khi ta đều biết nhà Nguyễn tìm mọi cách để hạ thấp Tây Sơn cơ mà 

Tóm lại có thể khẳng định Quang Trung sang TQ là xịn chứ không phải hàng giả như lâu nay ta vẫn nghe dã sử 

Tuy nhiên việc này mình xin nói luôn chả có gì nhục cả bởi chuyến đi chúc thọ lần này đã có những thành công lớn mà trong lịch sử hàng ngàn năm của phong kiến nước ta thậm chí cả nhà Nguyễn sau này cũng chưa có được 
2) Phái đoàn nước ta sang mừng thọ Càn Long đã được đón tiếp thế nào 

Như mình đã nói ở trên phái đoàn nước ta do Quang Trung đích thân dẫn đầu sang mừng thọ Càn Long năm 1792 đã được đón tiếp long trọng chưa từng có với những đại lễ và vật phẩm cũng như sự kính trọng mà mình nghĩ chính đức Gia Long sau này cũng phải ao ước

Đây là lần đầu tiên một vị quốc trưởng của ta sang Tàu trong một phái bộ ngoại giao, trên danh nghĩa chúc thọ và chấp nhận vị trí phiên thuộc, nhưng cũng là lần đầu tiên mà vua nước ta được xác định trong thứ bậc, đẳng cấp cao nhất của nhà Thanh, chỉ dưới hoàng đế, ngang hàng với những chư hầu thậm chí các thân vương trong nội tộc quan trọng của họ


-Nhà Thanh trong hịch dụ trả lời vua Quang Trung cũng nhắc lại là đến khi nhập kinh rồi sẽ được “ban cho tước thân vương, ngang hàng với tông thất ngoại phiên thân vương, xếp hàng cao hơn tông thất ngoại phiên quận vương” thậm chí trong dip này các quan chức đi theo Quang Trung cũng được phong tước nhất nhị phẩm của nhà Thanh 


-Trước đây khi phái bộ nước ta sang Bắc Kinh triều cống, thường chỉ gồm một chánh sứ và hai phó sứ, năm nào hậu hĩ lắm mới được đến sáu người. Ngoài ra phái bộ chỉ được đem theo tối đa là 20 người hầu hạ
Không phải vì nước ta nghèo khó không đem nổi một đoàn hùng hậu hơn nhưng vì theo lễ tục của Trung Hoa, vị trí của nước ta chỉ đến thế.



Theo nhà nghiên cứu Trang Cát Phát trong Thanh thực lục


-Để sửa soạn đón tiếp vua Quang Trung, vua Cao Tông ra lệnh trên đường phái đoàn nước Nam tiến kinh các quan phải đối đãi theo lễ chủ khách, nghĩa là coi như vua ta là một quốc khách chứ không phải là một phiên vương sang chầu.

Cũng trong vai trò quốc vương, theo điển chế, đoàn tuỳ tùng của vua Quang Trung đoàn tuỳ tùng của vua Quang Trung có thể lên đến 60 người.Tuy nhiên thực tế đoàn tùy tùng này lại là 240 người không kể binh lính đi theo tức là đoàn ngoại giao đông nhất trong lịch sử mà VN từng có đồng thời cũng là 1 trong các đoàn ngoại giao đông nhất mà nhà Thanh từng đón ấy vậy mà nhà Thanh vẫn vui vẻ chấp nhận ngần đó người mặc dù việc này trái quy định họ đặt ra 





-Và đích thân tổng đốc Lưỡng Quãng Phúc Khang An được lệnh hộ tống pháo đàon của ta trong khi các pháo đoàn khác chỉ được các võ quan nhỏ hộ tống
Cũng theo Thanh sử cảo khi phái đoàn nước ta đi qua khu vực Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông là nơi có rất nhiều người nước ngoài sinh sống có cả phố Tây thì “người Tây Dương thi nhau đứng chật đường xem đoàn rước ” đủ thấy đoàn hộ tống vua Quang Trung sang trọng và hùng hậu đến độ nào




Và khi đến khu hành cung Nhiệt Hà ở Hà Bắc Trung Quốc ngày nay là nơi tổ chức lễ mừng thọ cho Càn Long thì Quang Trung đã được Càn Long dùng 1 Đại Lễ hiếm có để đón đó là dùng lễ Bão Kiến Thỉnh An 



Có lẽ mọi người ít hoặc chưa nghe lễ này của nhà Thanh vậy mình xin giới thiệu qua nhé 

Lễ Bão kiến thỉnh an là một nghi lễ long trọng bậc nhất của nhà Thanh của nhà vua để đón các đại khách quý số người được dùng lễ này đón tiếp trong suốt lịch sử tồn tại của nhà Thanh chỉ có 41 người trong thời Càn Long thì chỉ có 3 người được đón bằng lễ này đó là Phúc Khang An, Triệu Huệ và vua Quang Trung,Quang Trung cũng là người nước ngoài duy nhất trong thời Càn Long được đón bằng Bão kiến thỉnh an

Cụ thể nghi lễ này sẽ như sau
Mình xin trích trong Trung quốc văn hóa đại điển


Người được đón bằng Bão kiến thỉnh an không phải quỳ trước mặt vua mà nhà vua sẽ đích thân ra khỏi thành để đón, người được nhận lễ sẽ được nhà vua từ ngai vàng, kiệu, hay xe…bước xuống giang rộng 2 tay ôm lấy như anh em,cha con bạn hữu ôm nhau sau đó quân lính quan thần đứng 2 bên sẽ cùng hò reo chúc mừng cả vạn người cùng reo hò , chiêng trống nhạc được đánh lên kéo dài không ngớt rồi đích thân nhà vua sẽ mời người nhận lễ vào dự yến tiệc thậm chí có lúc được ngồi cùng xe với vua…lễ này nếu không là hoàng tử hoặc đại thần có công lớn thì hiếm ai được 


Đọc xong đoạn này đã thấy hào hùng chưa? 


Khi thực hiện nghi lễ Bão kiến thỉnh an này vua Càn Long đã thể hiện sự công nhận vai vế của nước ta ngang hàng hay chí ít chỉ đứng sau đúng TQ vốn là điều xưa nay trong lịch sử chưa từng có vị vua hay thời đại VN nào được nhận cả phần lớn các vua TQ nếu không khinh thường thì cũng chả yêu quý gì vua ta nước ta ấy thế mà Quang Trung đã khiến Càn Long phải nể đến độ đó thì hẳn chả phải tầm thường 


Chính vua Càn Long khi viết bài dụ gửi vua Quang Trung khi nhà vua đến tỉnh Hồ Bắc cũng đã nói là “đại hoàng đế tiết thứ ban cho rất là ưu hậu, các nước phiên ở ngoài, từ thiên cổ cho đến bây giờ, chưa từng được như thế”


Thế nhưng đó chưa phải là hết đâu 

Tiếp nhé mình xin thống kê tiếp trong những ngày dự đại thọ của Càn Long phái đoàn nước ta được biệt đãi thế nào nhé 

Theo Trang Cát Phát trong Thanh thực lục kể ra 
Ngày 11 tháng 7 năm Càn Long 55 (Năm 1792) vua ta được ban những món sau đây: 
- Mãng bào: năm cái
- Đai ngọc: một cái
- Ngựa: một con
- Cương màu vàng nạm vàng: một bộ
- Đai bằng vàng: một cái
- Mũ bằng vàng: năm cái
- Tượng Phật bằng ngọc: một pho
- Ngọc như ý: một cái
- Bình sứ: một cái
- Trà lá lớn nhỏ: năm bình
- Trà bánh: một cái
- Bình ngửi: hai cái
- Quạt: hai cái
- Thơ vua làm: một bài
- Bạc: một vạn lượng


Đến ngày 17 tháng 7, lại thưởng thêm: 

- Ngọc như ý: một cái
- Gấm: hai tấm
- Chương nhung: một tấm
- Lụa mỏng (lăng): ba tấm
- Bình Âu Tây: hai cái
- Đĩa Âu Tây: một cái
- Đĩa gỗ mun: một cái
- Bình ngửi: một cái


Sáu người bồi thần nước ta mỗi người một tấm gấm đoạn, chương nhung một tấm, lụa hai tấm, chén mun một cái, bình ngửi một cái, đồ đánh lửa một bộ.



Cũng ngày hôm đó, chánh phó sứ Miến Điện và các đầu mục mười người, mỗi người được một lọ thuốc ngửi bằng sứ, sáu người từ trên xuống dưới của nước Nam Chưởng (vùng bắc Xiêm La) cũng mỗi người được một lọ ngửi bằng sứ.


Theo tờ biểu tạ ân, vua Quang Trung còn được ban :

-kim hoàng thính đái (đai thắt lưng màu kim hoàng - 金黃鞓帶),
-mũ “bảo thạch đính tam nhãn hồng tước hoa linh lương (mũ có gắn lông công ba mắt, chỏm bằng bảo thạch - 寶石頂三眼紅雀花翎涼)
-bào đới hoàng mã quải (áo bào có khoác áo cánh ngắn màu vàng - 袍帶黃馬褂). 



Ngoài ra còn:


-bảo thạch đính tam nhãn khổng tước linh vĩ mạo (寶石頂三眼孔雀鴒緯帽)
-tứ đoàn long bổ phục kim hoàng mãng bào san hồ triều châu (四團龍補服金黃蟒袍珊瑚朝珠).



Cứ gọi là chết ngập trong vàng bạc đến các vị thân vương nhà Thanh cũng chưa từng có ân điển thế

Tuy nhiên quan trọng nhất là chi tiết này nhé trong các quà tặng của Càn Long có “kim hoàng mãng bào” tức là áo bào thêu rồng năm móng màu vàng 

Mãng bào nhà Thanh 

Về màu sắc thì chỉ vua mới được mặc áo màu vàng sáng (minh hoàng), hoàng thái tử mặc giống như nhà vua nhưng màu vàng nhạt (hạnh hoàng), các hoàng tử mặc áo màu vàng kim (kim hoàng), nếu họ xa thì chỉ được mặc màu xanh hay xanh thẫm (trừ trường hợp đặc biệt được vua cho phép mặc áo màu kim hoàng). Theo sử thì tới cuối triều Càn Long, số thân vương được mặc áo màu kim hoàng rất hiếm.


Ấy thế mà Quang Trung khiến cho Càn Long phải phá lệ tặng áo bào vàng đủ biết vị thế lúc đó của vua ta và nước ta thế nào


Ngoài ra cái thứ 2 cần chú ý là Hoàng mã quải là 1 loại áo mặc ngoài, Hoàng mã quải nhắc lại tổ tiên người Mãn Châu là dân du mục, áo ngắn để dễ di động trên lưng ngựa, màu vàng là màu của vua chúa nên ai được ban áo này là một đặc ân cho những người lập được võ công oanh liệt.
Hoàng mã quải thì chỉ có người trong hoàng tộc hoặc có họ với vua hoặc đại thần có công cực lớn mới được ban

Hoàng mã quải đời Thanh
Cũng nhân dịp này, vua Càn Long phong cho Ngô Văn Sở hàng nhị phẩm, ban cho mũ chóp bằng san hô. Các bồi thần khác theo vua Quang Trung cũng được hàng tam phẩm.
Tính theo cấp bậc của nhà Thanh, Ngô Văn Sở ngang hàng tổng binh, các quan khác ngang hàng tham tướng là những chức vụ khá lớn của nhà Thanh.
Ngoài ra Quang Trung sau khi chuẩn bị về còn được Càn Long đích thân viết thơ tặng như sau theo Đại Việt Quốc thư là
Phiên âm 

Doanh phiên nhập chúc trị thời tuần
Sơ kiến hồn như cựu thức thân
Y cổ vị văn lai Tượng quốc
Thắng triều vãng sự bỉ kim nhân
Cửu kinh nhu viễn chi trùng dịch
Gia hội ư kim miễn thể nhân
Võ yểm văn tu thuận thiên đạo
Đại Thanh tộ vĩnh vạn thiên xuân



Dịch nghĩa là
Vào chầu vừa gặp buổi thời tuần
Mới thấy mà như kẻ vẫn thân
Thuở trước có đâu chầu Tượng quốc
Đời xưa đáng bỉ việc kim nhân
Kẻ xa không quản bao đường trạm
Hội tốt từ nay gắng việc nhân
Nghỉ võ sửa văn là phải lối
Nhà Thanh lâu mãi vạn nghìn xuân




Vua Quang Trung có sai Phan Huy Ích làm thơ hoạ lại như sau:


Phiên âm


Thượng tái cung chiêm ngọc lộ tuần
Khuynh quì nhất niệm hiệu tôn thân
Ba trừng quế hải tuân hầu độ
Nhật noãn minh giai kiến thánh nhân
Vạn lý thê hàng qui hữu cực
Cửu thiên vũ lộ mộc đồng nhân
Kiền hành cảnh ngưỡng vô cương thọ
Phổ suất tư đào đế thế xuân

Dịch nghĩa là


Triều cận vừa khi ngọc lệ tuần
Một lòng quì hoặc gắng tôn thân
Sóng êm bể quế theo hầu độ
Trời ấm thềm minh thấy thánh nhân
Muôn dặm thang buồm về hữu cực
Chín từng mưa móc khắp điều nhân
Quẻ kiền nguyện chúc muôn năm thọ
Góc bể chân trời một cảnh xuân


Vua Càn Long đọc thấy hay liền tự tay rót rượu mừng Phan Huy Ích 
Tạm phần 1 thế đã dài quá sợ mọi người sốt ruột cứ úp lên trước

No comments:

Post a Comment