Tuesday, June 28, 2016

Chú thích và minh họa các loại quà tặng - phần 2.

-Bánh trà Phổ Nhĩ
Hầu hết trà chúng ta biết hiện nay được làm dạng sao khô đóng hộp gói hoặc túi lọc nhưng còn có một kiểu trà nữa là dạng bánh nay còn rất ít được làm nhưng siêu đắt
Còn trước kia để vận chuyển đi xa thì chủ yếu người ta làm trà thành dạng bánh trà
Trước thời Minh, người Trung Quốc đã nghĩ ra cách nén trà đen thành dạng bánh để dễ bảo quản và vận chuyển. Họ trộn trà cùng với một số chất phụ gia như bột mì, tiết lợn để kết dính và chống ẩm mốc



Những bánh trà này gọi là trà chuyên (茶磚), người Anh dịch nôm na là tea brick (nghĩa là “cục gạch trà”, vì chữ “chuyên” trong tiếng Hán nghĩa là “cục gạch đất nung” thật). 


Các bánh trà (Trà chuyên)
Và trà được làm thành dạng bánh thường là loại trà cực quý phải dùng chuyển đi xa 
Vì độ quý hiếm cũng như công dụng chữa bệnh và giải khát của trà mà những bánh trà này được sử dụng như một thứ tiền tệ không chính thức ở Mông Cổ, Tây Tạng và nhiều nước Trung Á. Đặc biệt là khắp vùng Siberia (Xi-bê-ri) rộng lớn ở Viễn Đông Nga, người ta dùng bánh trà để trả tiền nhiều hơn là dùng đồng bạc. 

Những người phu vận tải gánh trà chuyên của 1 đoàn buôn thời Thanh

Những bánh trà này đều được sản xuất tại vùng Vân Nam, được coi là nơi khởi nguồn của cây chè. Từ những năm đầu nhà Đường cho đến khi nước Nam Chiếu được thành lập rồi chiếm giữ vùng sản xuất nguyên liệu chè đầu tiên và duy nhất trên thế giới, một con đường dần hình thành để giao thương trà khởi nguồn từ huyện Phổ Nhĩ (Pu’er), tỉnh Vân Nam (giáp với Điện Biên và Lai Châu) rồi tỏa ra theo ba nhánh: một đi Tứ Xuyên qua Quý Châu, một đi Tây Tạng và một đi Đông Bắc Ấn Độ qua Miến Điện. Con đường này được ví như Con đường tơ lụa ở phía nam và được gọi là Trà Mã Đạo ( 茶馬道) tức là dùng ngựa vận chuyển trà nhưng thực ra sức người là chính. Đến tận năm 2011, mới có một nhà thám hiểm phương Tây đầu tiên tên là Jeff Fuchs đi được trọn vẹn con đường sáu nghìn cây số này trong bảy tháng rưỡi 

Bản đồ Trà Mã Đạo(Con đường buôn trà) đi qua một loạt các thành phố lớn, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh này. Con đường này bắt đầu hình thành vào những năm 700 Công Nguyên, phát triển cực thịnh vào thế kỷ XIX khi mà nhu cầu uống trà của phương Tây tăng lên chóng mặt, kéo dài gần một nghìn chín trăm năm cho đến khoảng năm 1960, khi mà Tây Tạng nổi dậy và chiến tranh Trung-Ấn nổ ra.

Bản thân mình khi học đại học cũng đã từng cùng bạn bè nhân dịp Tết tới thăm thầy giáo, được mời uống thử 1 ấm trà pha từ bánh trà Ô Long Vân Nam, quả thật rất ngon nhưng uống mà lòng ruột đám sinh viên cứ xót xa vì 1 cái bánh trà 1 kg giá hơn 2 triệu 1 ngụm trà mình uống là nuốt cả đống tiền vào người



-Bao súc nhung,hà bao,ngự dụng hà bao
Những cách trên thực ra là để dùng gọi cái túi nhỏ buộc vào thắt lưng làm bằng lụa người ta dùng nó để đựng mấy thứ lặt vặt như cái quạt, điếu đóm,túi hương,son phấn, gương lược...vì y phục này xưa rất ít túi để đựng đồ nên phải có thêm cái bao nhỏ này,dĩ nhiên nó có từ hạng thường tới sang và cái được tặng ở đây là hạng sang


Hà bao đời Thanh



- Triều phục nhà Thanh với đai ngọc và đai vàng (Tuy nhiên Quang Trung đã xin phép với Càn Long chỉ nhận rồi cảm ơn chứ không mặc vì 0 quen y phục kiểu Mãn-Càn Long đồng ý), triều phục sẽ bao gồm áo-mũ-phụ kiện-đai lưng

+)Triều phục(Bổ phục)
Là trang phục quan lại dùng trong lúc làm việc, lên triều gặp vua
Nhà Thanh có quy định râtt chặt về triều phục cho quan lại ở đây chỉ xét vua Quang Trung đã được xếp ngang hàng thân vương nhà Thanh thì theo quy chế sẽ được mặc áo có bổ phục thêu chim Hạc

Áo triều phục thời Thanh cái miếng vải vuông trước ngực chính là bổ phục, hoa văn thêu trên đó sẽ phân định ra các cấp quan chức 

Bổ phục con hạc vua Quang Trung được tặng sẽ trông thế này

Mình xin bổ sung thêm từ ý kiến của bạn post123456 
Cũng có thể Triều phục của vua Quang Trung có dạng bổ phục tròn với hoa văn Bàn Long (Rồng cuốn) 2 bên vai áo như 2 hình dưới đây


Mình xét theo quy chế nhà Thanh thì triều phục của Quang Trung trên lý thuyết chỉ có thể là hình vuông thêu hạc, nhưng có điều quy định chỉ trên lý thuyết nếu vua mà muốn thì quy định cũng chả làm gì được,Quang Trung được đối đãi ngang hàng Vương nên điều này cũng có thể xảy ra, hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể hơn cái này nên xin cứ ghi thêm ở đây để rộng đường tham khảo 

+)Mũ đội
Nhà Thanh cũng như mọi triều đại Á Đông cũng có quy định rất rõ về các quy chế đội mũ cho quan lại
Vua quang Trung được coi như hàng vương theo quy chế nhà Thanh sẽ được đội mũ có gắn lông công 3 mắt và chóp mũ bằng hồng bảo thạch tức chỉ sau hoàng đế và Thái tử 

Kiểu mũ quan lại đời Thanh

Bên trái là lông công 2 mắt, phải là lông công 1 mắt dùng để gắn lên mũ quan lại,lông công 3 mắt gắn trên mũ mà Quang Trung được tặng hẳn mọi người tưởng tượng ra như thế nào rồi 

+)Thắt lưng 
Thắt lưng cho quan lại có 2 kiểu Triều đai là thắt lưng dùng cho công việc, Yêu đai là thắt lưng thường ngày dùng để chứng tỏ đẳng cấp
Theo quy chế Thanh vua dùng đai màu hoàng kim (Màu vàng sáng ) các cấp thân vương và hoàng tử được dùng màu vàng nhưng không được là màu vàng sáng mà là màu vàng sậm Quang Trung được ban thắt lưng vàng sậm như này

Triều đai
Yên đai thì hình dáng tương tự chỉ khác chất liệu kém hơn chút cái này không cần minh họa nhiều 




-Hoàng Mã Quải
Là loại áo rất đặc biệt chỉ riêng nhà Thanh có, là loại áo ngắn cổ thấp bắt nguồn từ áo cho kỵ binh
Theo quy định nhà Thanh chỉ những ai lập đại công mới được ban kiểu như được tặng huân chương và 1 triều vua chỉ được phép ban cho 40 người được mặc Hoàng Mã Quải 
Người nước ngoài được tặng Hoàng Mã Quải trong lịch sử triều Thanh tính ra chỉ có hơn mười mấy người trong đó có Quang Trung 

Hoàng Mã Quải thời Thanh

Hình trên là tướng Anh Charles Gordon người đã giúp nhà Thanh đánh bại khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc và được ban Hoàng Mã Quải 



-Mãng Bào
Đây là kiểu áp gần như mô phỏng lại Long bào của vua chỉ khác màu sắc và họa tiết nhỏ, là một loại lễ phục của thân vương, đại thần phải mặc khi vào triều kiến, dự tiệc hay những kỳ đại lễ (riêng sinh nhật của nhà vua thì phải mặc năm ngày trước và bốn ngày sau, tổng cộng mười ngày
Sở dĩ phân biệt thành long bào và mãng bào vì chỉ có vua mới được dùng chữ long (long nhan, long sàng, long thể...) người khác phải dùng chữ mãng. Mãng cũng là rồng, theo sách vở thì chỉ có bốn móng thay vì năm

Mãng bào ban cho vua Quang Trung, lúc đầu theo bậc thân vương màu xanh lam nhưng sau khi triều kiến được đặc tứ màu kim hoàng, ngang hàng với những hoàng tử con ruột vua Càn Long

Mãng bào thân vương màu lam ban đầu Quang Trung được ban


Sau đó vua Càn Long đặc cách cho mặc Mãng bào màu vàng sậm như các hoàng tử (Mẫu Mãng bào này được phục dựng lại màu vẫn hơi chói quá nhưng căn bản là đúng,rồng trên áo vua mới được phép có màu vàng và cao nhất thứ nữa là rồng màu đỏ trên áo hoàng tử)



-Dao găm loại quý 
Mọi người nghe cái món quà này nghĩ là bình thường nhưng thực tế nó cực quý đó bởi vì trước hết ta phải nhớ nhà Thanh có nguồn gốc từ dân du mục ngoài thảo nguyên sống cuộc sống du cư săn bắt, bên cạnh cung tên đao kiếm thì con dao găm luôn phải gắn bên người và rất hữu dụng, 

Tập tục của người Mãn (Cũng như mọi dân tộc du mục) đàn ông đến tuổi trưởng thành đều phải được cha ông, người thân trong nhà tặng cho 1 con dao găm(Bên cạnh các thứ khác như cung tên, đao kiếm, roi ngựa...) và nó sẽ theo người ấy suốt cả đời,một người đàn ông Mãn làm mất,hỏng dao găm là điềm báo rất xấu cho số mạng nên dao găm là vật rất được giữ gìn và qúy trọng 

Các vua chúa, hoảng tộc Mãn Thanh tận đời Phổ Nghi là vị vua cuối vẫn theo tục lệ này 

Con dao găm được đeo bên hông vua Khang Hy vẽ trong tranh thờ



-Tấm thiếp mừng chữ Phúc và 1 tấm thiếp mừng chữ Thọ
Đây là 2 tấm thiệp mừng còn lưu lại được của vua Càn Long viết vào năm 1795 (3 năm sau lần Quang Trung tới) tặng cho sứ thần Triều Tiên, chắc hẳn thiệp cho Quang Trung cũng gần như này
Chữ Phúc

Chữ Thọ


Trên đây là bài phụ chương các món quà ngoại giao nhà Thanh đã tặng cho Quang Trung của mình, mình kiến thức còn hạn hẹp lại tự mày mò hẳn còn sai sót vậy mong mọi người nhận xét và góp ý

No comments:

Post a Comment