Phần chi tiết
Trước hết ta cần phải biết rõ
Trang phục của các cụ ta trước kia mặc không phải thế này
Không phải thế này
không phải thế này
Thế này lại càng không phải
Trang phục thực tế mà các cụ có ngày xưa hoặc đẹp hơn hoặc hữu dụng hơn đống đồ may bằng vải nilon rẻ tiền trên nhiều
Những bộ phim trên đã làm mình lợm giọng một thời gian khá dài đó (Đặc biệt là mấy vở cải lương ngoại cảnh của Lý Hùng)
II) Trang phục Triều Lý (1009–1225)
A) Trang phục Vua chúa
1) Lễ phục của hoàng đế
Lễ phục tối cao của vua theo quy tắc cũng như sử sách còn lưu lại tới nay là Miện phục (冕服)
Trang phục này được dùng vào ngày đăng cơ, các ngày lễ Tết, ngày triều hội, các sự kiện tế lễ linh thiêng...
Miện phục bao gồm Mũ Miện + Áo Cổn
Mũ Bình Thiên (Bình Thiên Quan - 平天冠)
Hay còn được gọi phổ biến nhất là mũ Miện tạo nên cụm từ Cổn Miện chỉ lễ phục đế vương
Mũ Miện được cấu tạo như hình dưới ai hay xem phim TQ hẳn cũng đã từng thấy
Ảnh chụp từ "Tam tài đồ hội"
Mũ Miện của vua Khải Định hiện được giữ tại bảo tàng lịch sử Việt Nam
Mũ Miện của Hoàng Đế Vạn Lịch Nhà Minh trưng bày tại bảo tàng Định Lăng
Theo "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú định nghĩa thì :
"Trên mũ này có ván chụp, đằng trước tròn đằng sau vuông, đằng trước sa xuống đằng sau nghếch lên, dài 1 thước 6 tấc, rộng 8 tấc, đằng trước sa xuống 4 tấc, đằng sau sa xuống 3 tấc. Mũ Miện kết hợp với áo Cổn, phía trước và phía sau đều có 12 dây lưu, mỗi dây lưu có 12 viên ngọc, lấy dây tảo để xâu ngọc"
Dây lưu là các dây tua rủ xuống được xâu ngọc vào đó
Đây là mô tả mũ Miện thời Nguyễn còn mô tả về thời Lý ra sao thì không có ghi chỉ có mấy dòng trong sử sách nhắc đến ví dụ "Đại Việt Sử ký toàn thư" và "Đại Việt Sử lược" có nhắc việc năm 980 thái hậu Dương Vân Nga đem áo Cổn khoác cho Lê Hoàn đưa ông lên ngôi vua.
Năm 1213 Trần tự Khánh cướp cung khuyết, Lý Huệ Tông chạy trốn, năm 1215 ông rước Huệ Tông trở về đêm trả lại cái mũ Miện
Ở đây xin nhấn mạnh mũ Miện xưa nay mà vua Việt đội không bao giờ là loại có 4 dây lưu như hình dưới mà luôn là loại có 12 dây lưu với 12 viên ngọc gắn trên, loại mũ 4 lưu này chỉ là sản phẩm tưởng tượng của dân gian trong việc chế tác tượng thờ cúng
Đi kèm với Mũ Miện là Áo Cổn
Áo Cổn (Cổn Phục - 袞服)
Áo Cổn được cấu tạo cũng rất chặt chẽ
Nhìn chung một bộ áo Cổn sẽ như thế này
Mặt trước và sau
Hoàng đế Vạn Lịch nhà Minh mặc Áo cổn đội Mũ Miện
Cụ thể hơn cấu tạo của Áo cổn theo quy chế của "Tam Tài đồ hội" gồm:
1) Thụ còn gọi là tổ thụ là dải Tết bằng sợi tơ đeo ở sau lưng
2 ) Bội: là dải ngọc bội đeo 2 bên hông
3)Trung đơn: áo mặc bên trong
4)Tế tất: thắt ở đai che trước hạ thế
5) Cách đới: Đai da đeo trong
6) Đại đới: Đai lụa đeo ngoài
No comments:
Post a Comment