Tuesday, June 28, 2016

Nguyễn Ánh lấy lại Gia Định cũng như quan hệ Gia Long-Xiêm từ khi về nước tới năm 1802

2.5) Nguyễn Ánh lấy lại Gia Định cũng như quan hệ Gia Long-Xiêm từ khi về nước tới năm 1802


2.5.1) Nguyễn Ánh trong bước đầu khôi phục cơ nghiệp

Sau khi trốn khỏi Xiêm năm 1787 Nguyễn Ánh chọn Cà Mau là nơi đầu tiên để đánh lấy làm cơ sở để phát triển
Sau chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút năm 1784 Nguyễn Nhạc mới bước đầu tiến hành chiếm đóng lâu dài Nam Bộ, dĩ nhiên là đã muộn, quyền kiếm soát của Tây Sơn tại Nam Bộ chỉ cố định trong các khu vực đóng quân-đô thị như Gia Định




Tới năm 1787 thì anh em Tây Sơn Huệ-Nhạc đã có các rạn nứt dẫn đến xung đột, Nguyễn Huệ đêm quân tấn công Quy Nhơn buộc Nguyễn Nhạc phải rút hết lực lượng ở Nam Bộ về cứu, số còn lại do Nguyễn Lữ và vài tướng Tây Sơn + hàng tướng chỉ huy, bó gọn lực lượng tại Gia Định không tiến đi đâu xa được 


Tuy nhiên sau đó chính Nguyễn Lữ cũng bị kéo vào cuộc tranh chấp Nhạc-Huệ dẫn đến việc khu vực Nam Bộ gần như bỏ trống chính vì vậy Nguyễn Ánh đã có cơ hội lấn dần
Đầu tiên ngay khi về nước ông tấn công và chiếm Cà Mau, sau đó tới 9-1787, Nguyễn Ánh tiến công tới Cần Giờ trực tiếp đối đầu với lực lượng quân Tây Sơn do Nguyễn Lữ chỉ huy, tuy nhiên trận này bất phân thắng bại


Sau đó Nguyễn Ánh dùng kế phản gián làm Nguyễn Lữ nghi người hàng tướng Phạm Văn Sâm cùng trấn thủ với mình, Phạm Văn Sâm bị ép phải phản liền trước hết quay ra đánh Nguyễn Ánh phải rút quân xuống Mỹ Tho, sau đó quay lại đánh Nguyễn Lữ tại Cần Giờ Nguyễn Lữ thua rút về Quy Nhơn 
Phạm Văn Sâm tự chiếm lấy Cần Giờ chống với Nguyễn Ánh, dĩ nhiên đơn thương độc mã như thế thì sớm bị diệt, tới tháng 11-1787 Nguyễn Ánh diệt được Sâm, chiếm Cần Giờ 



Tuy nhiên tình thế lúc này chưa hẳn là đã tốt cho Nguyễn Ánh vì Nguyễn Lữ rút chạy về Quy Nhơn đồng thời cũng đã tiện thế can thiệp vào cuộc tranh chấp anh em Huệ-Nhạc, giảng hòa đôi bên, tức là về lý thuyết Tây Sơn lại có thể tập hợp lại để quay ra đánh Nguyễn Ánh một lần nữa (Tuy nhiên thực tế sau đó thì sang năm 1788 2 anh em Huệ-Nhạc vẫn còn ngần ngại chưa bắt tay nhau được, tới năm 1789 thì Quân Thanh tấn công Nguyễn Huệ lại phải quay ra đối phó phía Bắc cũng chưa rảnh tay về Nam Bộ)




Quay lại với Nguyễn Ánh, sang năm 1788 sau khi đã mở rộng ảnh hưởng tới được khu vực Tây Nam Bộ, tuy nhiên ông vẫn lo rằng sau đó Tây Sơn (Lúc này anh em Huệ-Nhạc đã hòa hoãn) sẽ quay lại vì thế phải đề phòng trước, lúc này Xiêm lại xuất hiện 


Tháng 7-1788, 1 quan thần tâm phúc của Nguyễn Ánh trước kia là Huỳnh Tường Đức trước kia bị Tây Sơn đánh dạt sang Xiêm lưu vong len lút tới lúc này bị quân Xiêm phát hiện nghi là gián điệp hoặc có ý phản loạn liền bắt về tống giam, Tường Đức hay tin Nguyễn Ánh đã về nước liền cầu cứu ông



Nguyễn Ánh nhân đó liền viết thư cho Rama I thanh minh đồng thời yêu cầu chi viện
“. Hiện nay, quân Tây Sơn và các cấp chỉ huy, binh lính đang hết sức rối loạn. Rất đông bọn chúng đã chạy theo tôi. Tôi có nghe nói Ong Ho Tuang Duk (Huỳnh Tường Đức) là thần tử của của tôi, trước đây bị Tây Sơn bắt, nay đã trốn khỏi chạy sang Bangkok. Ong Ho Tuang Duk tinh thông chiến trận. Tôi cầu xin bệ hạ thả họ về với tôi để họ giúp tôi trong việc đánh quân Tây Sơn. Ngoài ra, số lượng thuốc súng và đạn của tôi cũng thiếu. Tôi xin bệ hạ ban cho một số súng, thuốc nổ và đạn để Ong Ho Tuang đem về cho tôi.”



Rama I chuẩn y liền thả Huỳnh Tường Đức kèm theo đó là cho Huỳnh Tường Đức mang theo “50 chiến thuyền cùng lưu hoàng, diêm tiêu, súng ống” như Đại Nam Nhất Thống Chí ghi tuy nhiên Xiêm LA thực lục lại chỉ ghi là 5 chiếc và 70 khẩu súng mà thôi. Chưa rõ số lượng thế nào nên mình cứ ghi ra để mọi người biết 


Tới tháng 9-1788 Nguyễn Ánh viết thư cho Rama I như thế này

“... Tôi lưu vong đến nhờ hoàng thượng che chở. Ngài đối đãi với tôi rất tử tế. Ngài đưa quân sang đánh để lấy lại nước giúp tôi. Tuy vậy, việc đó không thành vì Xiêm La cũng bận việc chiến tranh với Miến Điện. Tôi chịu ơn nhà vua rất nhiều và chuyện đó tất cả mọi thuộc bang đều biết rõ. Tôi đã nhận được thư từ vua xứ Bắc Hà, từ những người đã theo tôi hay làm bầy tôi của ông nội tôi, của cha tôi. Tất cả ai ai cũng hối thúc tôi tìm phương thức quay về lấy lại nước. Tôi đã định xin phép của hoàng thượng, nhưng lại sợ ngài không cho tôi đi. Thành thử tôi đành viết một lá thư trần tình mọi việc và xin ngày để tôi trở về. Tôi đặt lá thư đó trên bàn thờ rồi bí mật giã biệt.
(Lược một đoạn Nguyễn Ánh kể việc ông đã giết các toán cướp biển chống lại quân Xiêm )
Tôi cũng xin nhà vua cho phép tôi được giữ các tàu tuần, súng, đạn và thuốc súng mà nhà vua đã giao cho tôi để tuần tiễu mặt biển cùng thực hiện chiến dịch đánh Tây Sơn. Tôi sẽ giao hoàn lại nhà vua khi chiến dịch hoàn tất…”


2.5.2) Nguyễn Ánh tiếp tục cầu viện Xiêm 



Như đã nói trên dù Nguyễn Ánh đã về nước chiếm được một phần rất lớn của Nam Bộ nhưng chưa chiếm được hết, thêm nữa lúc đó Tây Sơn thực sự chưa suy yếu mà ngược lại còn đang trong giai đoạn mạnh nhất 
Bởi thế Nguyễn Ánh vẫn cần sự hỗ trợ từ Xiêm La nhưng lần này ông quyết không cầu viện quân đội mà chỉ yêu cầu 1 số lượng lớn vũ khí, đạn dược ,tài chính 



Có điều ở đời dĩ nhiên chả ai cho không ai cái gì, muốn được sự giúp đỡ của Xiêm thì Nguyễn Ánh cũng phải đổi lại cho họ sự thần phục của mình và chứng tỏ nó bằng hành động thực tế
Ở giai đoạn lưu vong cũng như trước đó ông đều đã cố chứng tỏ sự thần phục của mình với nước Xiêm nhưng nó chưa đủ vì ông chỉ bắt liên lạc với Xiêm từ cuối năm 1782 hứa cống cây vàng cây bạc và châu báu nhưng chưa kịp thực hiện thì đầu năm 1783 ông đã bị Tây Sơn tấn công, rồi sau đó phải chạy sang Xiêm lưu vong, trong thời gian đó dù có muốn thì ông cũng không đủ tiềm lực, cũng như không đủ tư cách (Vì đã mất lãnh thổ, tức là mất tư cách chủ một nước) 



Chỉ tới năm 1788 khi ông quay về nước và tạm vững chân thỏa thuận kia mới được nhắc lại và thực hiện để đổi lại sự giúp đỡ của Xiêm



Xiêm La thực lục đã ghi chép lần Nguyễn Ánh cống phẩm cho Xiêm như sau 
Vào 27-9-1788 
“Vào ngày 13 của hạ tuần tháng 10 Ong Chiang Su (Nguyễn Ánh) gửi đến một lá thư. Trong thư đó, Ong Chiang Su cho hay vào ngày thứ 6 của hạ tuần tháng 10 (20-9) đã lấy được Sài Gòn, Lokkanai (Đồng Nai?) và Bà Rịa.
Đến tháng 12 năm đó, Ong Chiang Su nhớ lại ân tình mà vua Xiêm đã dành cho ông, nên sai thợ thực hiện một cây bằng bạc và một cây bằng vàng, cả hai đều rất cầu kỳ. Hai cái cây này đặt trong bình cao được chuẩn bị để đem tới cho nhà vua. Nhà vua ra lệnh nhận những cây này và đem để thờ tại tháp Phrachao.
…..
Ong Chiang Su xin hỏi mượn 30 chiến thuyền, với đầy đủ súng ống trước và sau, cùng trang bị đạn dược. Ông ta cũng hỏi cho Chaophraya Aphaiphubet ở Cambodia đem một đạo quân 3000 người khoẻ mạnh, tất cả đều cắt tóc theo kiểu Thái, để giúp ông ta.
….
Nhà vua cho phép Ong Bo Ho, Ong Ho Tuang Duk, và Ong Kai Chat (Tên phiên âm Xiêm của các quan thần Nguyễn Ánh cử sang) đi lựa những chiến thuyền nào họ muốn nhưng hầu hết đều cần phải sửa chữa. Họ chỉ kiếm được có 5 chiếc trong tình trạng tốt. Nhà vua bèn cho họ những thuyền này, cùng với 70 súng nokphrong, thuốc súng và đạn để trang bị cho các thuyền đó.”



Súng nokphrong của Thái dạng như thế này 


Với viện trợ lần 1 này lực lượng của Nguyễn Ánh đã mạnh lên rất nhiều và cũng rất may trong suốt gia đoạn 1788-1792 Nguyễn Huệ đang ở ngoài Bắc chết ngập trong việc đối phó với nhà Thanh, Nguyễn Lữ và Nguyễn Nhạc thì chỉ ôm đất rũ áo nên Nguyễn Ánh có cơ hội phát triển lực lượng


Thuyền chiến cổ kiểu Thái Lan


Đồng thời để đáp lại sự giúp đỡ của vua Xiêm, nhân tháng 5-1789, Xiêm bị mất mùa đói kém, Nguyễn Ánh đã gửi tặng Xiêm hơn 8000 bao gạo (Cụ thể số lượng bao nhiêu thì không rõ vì đơn vị tính số lượng quá chênh lệch giữa thời đó với bây giờ, nhưng mình đoán cũng 0 ít vì sử Xiêm La chép về sự giúp đỡ này với thái độ rất biết ơn) 


Sau đó dần dần thế lực của Nguyễn Ánh mạnh lên với sự giúp đỡ của phương Tây về vũ khí tiền bạc thông quá giám mục Bá Đa Lộc 



Vì Nguyễn Ánh đã bắt đầu mạnh lên nên có vẻ ông cũng không còn quá nhún nhường với Xiêm cũng như với vua Xiêm Rama I ông đã bắt đầu hành động với tâm thế của 2 vị quốc vương ngang hàng cùng ngoại giao chứ không phải là 1 tiểu vương chịu thần phục, dù vậy quan hệ hữu hảo với Xiêm vẫn giữ nguyên


Ví dụ vào 11-1789, 2 vùng lãnh thổ tự trị của Xiêm nổi dậy chống lại triều Rama I và cầu viện Nguyễn Ánh có điều ông từ chối giúp đỡ họ
Đại Nam Nhất thống chí ghi
“... Nước Tà Ni , sai sứ hiến sản vật địa phương và xin quân giúp đánh Xiêm La. Vua cho rằng nước ta cùng nước Xiêm tình nghĩa láng giềng vốn hậu, nên khước từ phẩm vật mà bảo về, nhân viết thư báo cho nước Xiêm, người Xiêm cảm tạ.”

Ngoài ra còn có những lần giao thiệp quà cáp, sứ giả giữa 2 bên trong suốt những năm từ 1788 tới 1790

Trong giai đoạn 1790 -1793 
Thời gian này Nguyễn Ánh cũng đã tổ chức xây dựng bộ máy hành chính, khôi phục kinh tế cho Nam Bộ 

Có thể kể ra 1 số công việc của Nguyễn Ánh từ năm 1788-1793 như sau

-Thiết lập chế độ hành chính, chia lại các dinh, trấn…
-Đặt các chức quan cai trị
-Xây dựng thành Gia Định, với vòng thành ngoài dạng bát quái, vòng trong là các cung điện, cơ quan hành chính


Thành Gia Định dạng bát quái, ảnh hưởng bởi kiểu kiến trúc pháo đài dạng Vauban của Châu Âu đương thời 



-Tổ chứ cơ cấu hành chính theo với một số điểm học từ Tây Phương do các sĩ quan,nhà truyền giáo Châu Âu giúp đỡ 



Theo John Barrow trong cuốn Cuộc du hành tới xứ Nam Hà đã miêu tả Nguyễn Ánh đã học theo các phương pháp Phương Tây:

+) Mở rộng đường sá để liên lạc giao thương
+) Khuyến khích việc trồng cau và trầu
+)Cho đúc hàng ngàn sung hỏa mai
+)Khai mỏ sắt ở Hà Tiên
+)Thuê sĩ quan Châu Âu về dạy cho lính
+)Đóng thuyền chiến (Tới năm 1792 đã có “1.200 chiến thuyền, trong đó có ba chiếc do Âu châu chế tạo, 20 đại thuyền giống kiểu Trung Hoa được trang bị và bổ dụng nhân sự đầy đủ, số còn lại là thuyền mang súng lớn và thuyền vận tải.”-John Barrow)


Pháo cổ thế kỷ 17-18 tìm được tại Tiền Giang



+) Treo giải thưởng cho những ai nuôi tằm tốt; lại dành những khu đất rộng để trồng mía và tiêu hột (Lụa tơ tằm, đường, hạt tiêu cùng các loại hương liệu với Việt Nam và Châu Á có thể không phải là cái gì quá xa lạ nhưng ở Châu Âu thời đó nó là xa xỉ phẩm, giá siêu đắt , các thương nhân và chính quyền Châu Âu lùng sục các hàng hóa này bằng mọi giá vì thế các sản phẩm này đem lại nguồn lợi rất lớn cho Nguyễn Ánh)
+)Xây dựng những lò sản xuất hắc ín, nhựa và keo (Để làm chiến thuyền)
+)Lập một nhà máy diêm tiêu ở Fen-tan (Không rõ nơi nào chắc ở Gia Định)



John Barrow



Về mặt đối ngoại với Xiêm năm 1791, Nguyễn Ánh gửi tặng cho Xiêm 1000 súng kíp cùng lượng lớn quặng sắt .Vua Xiêm tặng lại 600 súng và sắt 
Tới năm 1792, tình hình đột ngột biến chuyển, Quang Trung sau khi đã lo xong xuôi vấn đề với nhà Thanh, thì bắt đầu hướng mục tiêu tới phía Nam
Mở đầu ông tập hợp lực lượng chuẩn bị tiến sang Lào,sau đó sẽ tiến tới Chân Lạp, theo nội gián của Nguyễn Ánh thì rất có thể sau khi tiến công Chân Lạp Quang Trung dự định sẽ tiến tới Xiêm (Cái đó chỉ là dự đoán)


Súng kíp ( Flintlock) kiểu Thái 




Tuy nhiên Nguyễn Ánh đã tận dụng dự đoán này để hướng mối lo lắng sang phía Xiêm, tháng 5-1792 ông viết thư cho vua Rama I cảnh báo việc Nguyễn Huệ nếu thành công trong việc đánh Lào-Chân Lạp thì mục tiêu sắp tới sẽ là Xiêm (Dù đó chỉ là phỏng đoán) vì vậy Xiêm và Nguyễn Ánh cần liên hợp chặt chẽ để ứng phó mà cụ thể là Nguyễn Ánh muốn Xiêm đưa quân tiến vào khu vực Thanh-Nghệ qua đường Chân Lạp-Nam Lào còn mình tiến vào Quy Nhơn để ra tay trước



Sau đó Rama I liền thảo thư như sau để hồi đáp
“... Xứ Bắc Hà đã cử quân đánh Vientiane. Quân Lào đã chặn đánh quân Việt tại Phuan và quân Bắc Hà bị đánh bại phải tan vỡ. Quân Vientiane đã lùng bắt được 4000 người cả đàn ông lẫn đàn bà, trẻ lẫn già, và đưa họ xuống đây (Bangkok) rồi.
Còn chuyện Ông Long Nhương (Nguyễn Huệ) dự định báo thù và toan tính tấn công Ai Lao và Bangkok thì đó là chuyện của ông ta. Chúng tôi không coi đó vào đâu cả.
Về việc vua An Nam (tức Nguyễn Ánh) muốn được thông báo một khi Bangkok phát binh để vua An Nam có thể phối hợp tấn công vào Qui Nhơn và Huế thì quả thực Bangkok đang tiến hành việc điều động quân đội từ các khu vực phía đông và ngay từ kinh đô nữa. Sở dĩ có việc này cũng vì tại khu vực này viên trấn thủ Miến Điện tại Tavoy là Maengchancha đã xin thần phục Xiêm La.
…..
Tuy nhiên trong trường hợp nếu chúng tôi cử binh đánh Ông Long Nhương thì sẽ gửi một văn thư có quốc ấn cho vua nước An Nam. Chúng tôi mong vua An Nam (Nguyễn Ánh) chăm lo việc quốc sự và giữ cho bền vững…”



Chúng ta không biết được rằng Nguyễn Ánh đã viết thư cho Rama I thế nào nhưng qua thư hồi đáp có thể đoán được Rama I đã khước từ ý định của Nguyễn Ánh, qua đó có thể thấy Rama I đã bắt đầu có cái nhìn khác về Nguyễn Ánh bởi trước kia ông chỉ coi Nguyễn Ánh là một vị chúa của 1 quốc gia bị phụ thuộc, nhưng giờ đây với sự lớn mạnh dần dần của thế lực, Nguyễn Ánh sớm đã tự coi mình là quân vương 1 nước ngang hàng với Xiêm và ứng xử với Xiêm một cách “Chính trị” hơn, thủ đoạn hơn.


Ông đe dọa Xiêm về việc nguy cơ Nguyễn Huệ sẽ tấn công Xiêm, kéo họ vào tham chiến nhưng không phải là trên lãnh thổ của mình mà là bảo họ kéo theo đường Lào-Cam tiến tới Thanh Nghệ đụng độ với Tây Sơn còn mình phối hợp cùng. 
Kế hoạch này rõ ràng là muốn tọa sơn quan hổ đấu, bởi Xiêm muốn đánh thắng được quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ là việc cực khó, dù thắng thua ra sao thì bên nào cũng thiệt hại nặng được lợi nhất sẽ vẫn là Nguyễn Ánh, Rama I đã nhìn ra điều này nên khước từ khéo.


Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển biến mới trong quan hệ Xiêm-Nguyễn Ánh khi từ thời kì lép vế dần chuyển sang ngang hàng và bắt đầu có sự đề phòng lẫn nhau 
Tuy nhiên lo lắng của Nguyễn Ánh về cuộc tấn công về phía Nam của Quang Trung cuối cùng lại thành ra thừa vì vào tháng 9-1792 sau khi đi đánh Lào về Quang Trung đột ngột qua đời 
Mọi dự tính về chiến dịch phía Nam của ông bị gác lại hết, cường địch và cũng là khắc tinh nguy hiểm nhất của Nguyễn Ánh không còn nữa 


Với sự qua đời của Quang Trung, Nguyễn Ánh chính thức sang 1 bước ngoặt mới khi không còn phải lo sợ gì nữa, từ đây ông bắt đầu phát triển mạnh mẽ thế lực, nhưng cũng từ đây quan hệ Xiêm-Nguyễn Ánh cũng chuyển biến theo



2.5.3) Quan hệ Xiêm-Nguyễn Ánh (Gia Long) tới năm 1802



Sau cái chết của Nguyễn Huệ năm 1792, tới năm sau 1793 Nguyễn Nhạc qua đời, 3 anh em Tây Sơn không còn ai (Lữ mất năm 1787), nhà Tây Sơn bước vào quá trình suy vong, còn Nguyễn Ánh thì phát triển ngày càng mạnh.


Tận dụng thời cơ, năm 1793 Nguyễn Ánh muốn đánh một đòn quyết định nên đã gửi thư cho Xiêm đề nghị liên minh có điều ông không xin viện tợ gì mà chỉ yêu cầu được phép mượn đường đi qua phần lãnh thổ Lào hiện đang là của Xiêm để vòng xuống đánh Quy Nhơn 


Rama I chấp nhận tới tháng giêng năm đó, chúa Nguyễn lại gửi sang Xiêm cây vàng bạc lần thứ tư (Lần đầu thì mình đã ghi chép rồi các lần còn lại thì không có miêu tả cụ thể vào năm nào nên mình lược bớt) , kèm theo là một chiếc thuyền rồng bằng gỗ hạng tốt, thêm sáp ong và đường cát trắng




Đường cát trắng vào TK 17-18 vẫn là thứ rất xa xỉ và đắt bởi làm được đường cát trắng phức tạp và tốn công sức hơn, thời đó việc chế biến đường chưa công nghiệp hóa nên đường cát trắng làm ra không được nhiều , thêm nữa công nghệ đóng gói và bảo quản lúc đó cũng còn chưa ra đời nên đường cát trắng làm ra rất dễ bị hỏng vả không vận chuyển được đi xa
Bởi vậy người dân thường sẽ dùng mật mía (ảnh trên cùng) , đường đen dạng tảng (Ảnh giữa) hoặc sang hơn một chút thì là đường trắng dạng tảng (Ảnh cuối) , chứ đường cát trắng thì chỉ có nhà giàu mới dùng, vì nó quý và đắt nên được dùng làm cống phẩm ngoại giao



Sáp ong dạng bánh, thời đó nó được dùng vào rất nhiều việc từ làm thuốc, mỹ phẩm tới nghi lễ tôn giáo (Nến loại quý khi đó dùng trong các nghi lễ trọng đại đều bằng sáp ong)...




Tới tháng 4 năm 1793 Nguyễn Ánh tiến hành tấn công Quy Nhơn, ông chia quân làm 3 mặt 1 đạo theo đường biển, 1 đạo theo hướng Phan Rí đánh lên Quý Nhơn, 1 đạo quân theo hướng lãnh thổ Lào thuộc Xiêm 
Nguyễn Nhạc (lúc này còn sống ) thấy tình thế nguy liền cầu cứu cháu là Quang Toản, Quang Toản sai Ngô Văn Sở làm tổng chỉ huy đưa gần 2 vạn quân, 80 voi và thuyền chiến vào cứu bác mình 

Thấy thế Nguyễn Ánh cũng đề nghị Xiêm trợ giúp bằng cách đưa lực lượng tiến theo ngả Xiêm La uy hiếp Thanh-Nghệ khiến đạo quân cứu viện của Quang Toản phải rút về bảo vệ Thanh-Nghệ tuy nhiên tình huống lại ngoài dự kiến lại phát sinh


Theo Đại Nam thực lục thì tháng 9 năm đó, hoàng thái đệ Xiêm La cùng đại tướng Phi Nhã Chất Tri đem 5 vạn quân sang đóng ở Nam Vang, 500 chiến thuyền đậu ở Hà Tiên. Nguyễn Ánh thấy thế viết thư thoái thác, không cần quân Xiêm phải trợ giúp nữa vì thời tiết không thích hợp, quân Xiêm lại rút về. Chiến dịch tấn công Quy Nhơn của Nguyễn Ánh mới bắt đầu được một thời gian và đang thuận lợi khi đã vây hãm được thành Quy Nhơn thì phải rút về. Cuối năm 1793 Nguyễn Nhạc mất trong thành Quy Nhơn.


Ở đây có thể thấy rõ thay vì làm theo kế hoạch của Nguyễn Ánh là uy hiếp Thanh-Nghệ thì quân Xiêm lại tiến tới gần Hà Tiên tức là ngay sau lưng Nguyễn Ánh, việc này nằm ngoài kế hoạch của Nguyễn Ánh, nếu cứ tiếp tục tấn công Quy Nhơn bỏ trống Nam Bộ chưa biết chừng quân Xiêm sẽ đục nước béo cò.
Sự kiện cứu viện năm 1793 của quân Xiêm đã làm thay đổi toàn bộ chiến lược cũng như thái độ của Nguyễn Ánh, bởi với hành động của Xiêm chứng tỏ họ sẽ không còn là đồng minh của Nguyễn Ánh được nữa, mâu thuẫn Nguyễn Ánh- Xiêm từ đây bắt đầu nhen nhóm



Thêm vào đó với việc nhận ra ý đồ của Xiêm cũng khiến Nguyễn Ánh thay đổi chiến lược tiến công từ đánh ồ ạt, mở các mặt trận lớn ở khắp nơi (Chiến dịch Quy Nhơn 1793 dự tính đánh tới 3 mặt trận ), nhanh chóng dứt điểm đối phương ông phải chuyển sang đánh lâu dài từ từ, bởi nếu ồ ạt kéo lực lượng đi đánh thì sẽ bỏ trống Nam Bộ tạo điều kiện cho quân Xiêm tấn công, cũng từ đó cái kiểu đánh đã đi vào huyền thoại của Nguyễn Ánh là đánh theo mùa gió hàng năm, cứ hết mùa gió lại về ra đời.



Tuy nhiên các mấu thuẫn này chỉ mới âm thầm chứ chưa bùng phát thành hành động
Cũng cần điểm qua một chút thái độ của nhà Tây Sơn với Xiêm, như ta biết vốn dĩ Xiêm với Tây Sơn không có quan hệ tốt đẹp gì cho lắm
Tuy nhiên sau khi Quang Trung mất trong tình thế mình ngày càng khó khăn hơn còn địch ngày càng mạnh lên nhà Tây Sơn cũng ý thức được cần tận dụng mọi đồng minh có thể có được, cũng như cô lập đối phương, Quang Trung đã đặt mối hữu hảo với Thanh thì tới Quang Toàn cố đặt quan hệ hữu hảo với Xiêm 

Ngay trong tháng 4 năm 1793 khi Nguyễn Ánh chuẩn bị rục rịch tiến hành đánh Quy Nhơn, Quang Toản đã cử phái đoàn sang Xiêm, biếu xen quà cáp đồng thời nói rõ rằng hiện nya Tây Sơn đang chuẩn bị một cuộc phản công lớn vào Nguyễn Ánh, nếu Nguyễn Ánh thua trận mà chạy sang Xiêm thì chỉ cần Xiêm giao nộp Nguyễn Ánh thì 2 bên sẽ đời đời làm đồng minh


Rama I đã viết quốc thư trả lời lại Quang Toản
Theo như biên niên sử của Hoàng gia Thái thì thư như sau
“…….
…Xưa kia Ong Chiang Su (Nguyễn Ánh) khi bị đánh đuổi ra khỏi đất nước và chạy đến nhờ triều đình Bangkok che chở, ông ta đã được đối đãi thích hợp với cương vị của ông ấy. Về sau ông ta trở về xứ Lokkanai, cũng không khác gì con chim non nay đã đủ lông đủ cánh bay khỏi tổ để lập nghiệp riêng mà không sợ hãi. Việc đó khiến cho triều đình Bangkok rất hài lòng và vì lòng độ lượng của chúng tôi, chúng tôi không thấy có gì trái nghịch cả.
…..
Còn về việc quí quốc nói là quân Bắc Hà sẽ tấn công Ong Chiang Su và yêu cầu Bangkok điều quân đến biên giới để tiếp tay bắt giữ ông ta một khi ông ta bị đánh bại và bỏ chạy, và chúa tể xứ Đàng Trong sẽ biết ơn thì Bangkok không biết trả lời sao cho phải.
Việc trở mặt với một người trước đây mình đã từng dành cho nhiều đặc ân to lớn để coi người ta như một tội nhân thật trái với phép tắc của hoàng gia. Hơn nữa, rồi đây các nước lớn nhỏ khắp nơi sẽ đồn rằng, Bangkok tham của biếu từ Đàng Ngoài nên đã bắt Ong Chiang Su giao lại cho Bắc Hà không một chút xót thương. Tiếng xấu đó sẽ lưu truyền đến tận cùng trời đất và chúng tôi sẽ không sao gánh chịu nổi…..”

Dĩ nhiên lời lẽ trong thư này có nhiều điều là nói dối nhưng nó cho thấy rõ ràng là Xiêm La đã khước từ Tây Sơn, Xiêm cũng không phải không biết tình trạng của Tây Sơn khi đó nguy ngập ra sao, họ quyết định tọa sơn quan hổ đấu chứ không giúp bên nào, chính vì thế vào tháng 9-1793 khi Nguyễn Ánh yêu cầu giúp đỡ với hình thức uy hiếp thì Rama I lại tiến tới Hà Tiên ắt hẳn vì muốn đợi lực lượng Tây Sơn và Nguyễn ánh đánh nhau kiệt lực sẽ làm ngư ông đắc lợi, có điều Nguyễn Ánh đã sớm phát hiện được điều này và quay về.



Như mình đã nói trên dù đã bắt đầu có mâu thuẫn giữa Xiêm-Nguyễn Ánh nhưng chỉ là ngầm ngoài mặt 2 bên vẫn thông hiếu với nhau 


Mình xin thống kê gọn những lần thông hiếu này: 
-1795, Nguyễn Ánh đem sang Bangkok dâng cây vàng bạc lần 5, kỳ nam, sáp ong ,đường thốt nốt mỗi thứ 600 cân 


Kỳ Nam khỏi nói cũng biết cái này qúy ra sao


-1797, Xiêm nhờ Nguyễn Ánh đưa quân sang trợ giúp quân Xiêm bảo vệ tỉnh Samutprakan khỏi quân Miến, Nguyễn Ánh gửi thư chấp thuận, vua Xiêm hứa tặng lại 1 tấn diêm tiêu cho Nguyễn Ánh cộng sẽ giúp vũ khí sau khi xong việc, tuy nhiên khi quân của Nguyễn Ánh đang trên đường sang thì mâu thuẫn đã giải quyết xong nên lại rút về


-Tháng 8- 1797 Nguyễn Ánh lại dâng cây vàng lá bạc lần 6, cùng với sáo ong, trầm hương, đường trắng mỗi thứ 600 cần cùng với 4 thần công lớn và 20 pháo nhỏ, Rama I tặn lại 30 tấn thuốc súng ,lụa và 1 chiến thuyền


Súng kiểu Thái Lan đương thời


-Năm 1799, hoàng gia Xiêm có tang, Nguyễn Ánh lại cử đaị biểu sang viếng, Rama I cảm tạ lại bằng cách tặng lại Kỳ Nam, lụa quý…



-Mấy tháng sau vua Xiêm lại gửi cho Nguyễn Ánh 3 tấn diêm tiêu và quặng sắt
Mặc dù các lễ lạc ngoại giao trong suốt thời kỳ này có vẻ thân mật nhưng như mình đã nói vẫn có mâu thuẫn bên trong bởi cái Nguyễn Ánh cần ở Xiêm là sự trợ giúp về vũ khí, quân sự cũng như thái độ dứt khoát cùng mình chống Tây Sơn, nhưng Rama I vẫn theo chủ trương tọa sơn quan hổ đấu 


Cuối tháng 3-1799 khi Nguyễn Ánh chuẩn bị một lực lượng lướn để đánh trận chung kết với Tây Sơn đã gửi thư nhờ Rama I giúp đỡ về mặt quân sự, đáp lại Rama I chỉ hứa lúc nào quân Nguyễn đánh được Quy Nhơn ( Tức là đã gần kết thúc chiến cuộc) thì sẽ đưa quân giúp (Lúc đó còn ai cầ nữa chứ) còn giờ do thời tiết khí hậu không hợp nên chỉ cho phép cho quân Nguyễn mượn đường Lào để đi đánh thôi
Dĩ nhiên Nguyễn Ánh không hài lòng với thái độ đó nhưng vẫn tận dụng cơ hội để tấn công


Năm 1801 một lần nữa Nguyễn Ánh lại cống cây vàng cây bạc và đây cũng là cuối cùng ông triều cống cho Xiêm cũng như là lần cuối cây vàng cây bạc được gửi sang vì lúc này số mệnh Tây Sơn đã đến hồi kết 

Tây Sơn bại như núi đổ, mất đất lần lượt, Quang toàn tới cuối năm 1801 phải chạy ra ngoài Băc, tới ngày 17-6-1802 vua tôi Tây Sơn rơi vào tay quân Nguyễn tại Bắc Ninh, ngày 21-6 Gia Long tiến vào Thăng Long
Nhà Tây Sơn chính thức diệt vong, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra nhà Nguyễn, số phận của vua tôi Tây Sơn thế nào chắc mình khỏi nhắc ta đều biết cả rồi 

No comments:

Post a Comment