Tuesday, June 28, 2016

3. Chính sách ngoại giao với Xiêm sau khi Gia Long lên ngôi lập ra nhà Nguyễn tới lúc ông mất (1802-1820)

3) Chính sách ngoại giao với Xiêm sau khi Gia Long lên ngôi lập ra nhà Nguyễn tới lúc ông mất (1802-1820)
Sau khi lên ngôi lập ra nhà Nguyễn Gia Long xây dựng bộ máy hành chính-kinh tế-chính trị-văn hóa…hoàn chỉnh đồng thời thống nhất lãnh thổ nước ta hoàn thiện như hiện nay
Lúc này vị thế của Gia Long đã hoàn toàn khác xưa không còn là một vị vương tử chạy nạn nữa nên dĩ nhiên cách đối đãi của ông với Xiêm cũng khác hẳn thậm chí do ảnh hưởng bởi Nho học tư tưởng Hoa di coi nước mình là trung tâm trời đất các nước khác đều phải thần phục , vua quan triều Nguyễn chính thức gọi các quốc gia xung quanh là man di mọi rợ trong các văn bản hành chính trong thơ văn …(Trong đó có cả Xiêm, thậm chí cả nhà Thanh vì nguồn gốc nhà Thanh là dân du mục ở Phương Bắc vốn từ thời xưa đã bị các nhà Nho coi là đám kém văn minh)

Dĩ nhiên việc triều cống và thần phục trước kia đã bị Gia Long bãi bỏ 
Cụ thể hơn vào năm 1803 vua Gia Long gửi thư cho Rama I báo rõ tình hình lúc bấy giờ ở nước ta rằng Tây Sơn đã bị diệt, Gia Long đã lên ngôi, vua quan Tây Sơn bị xử thế nào…. 
Tiếp đo Gia Long để trả ơn vua Xiêm trước kia đã tặng lại cho triều đình Xiêm theo như Xiêm La thực lục 
-1 thanh kiếm qúy
-300 kg sáp ong
-3 tấn đường cát trắng 
- Hơn 200 thớt gấm lụa Việt loại hảo hạng
-10 thoi vàng
-100 thoi bạc
Cái chúng ta cần chú ý ở đây là lá thư của Gia Long chứ không phải quà tặng, lá thư nói rõ tình hình trong nước nhưng chắc chắn một điều là Rama I lẫn triều đình Xiêm cũng đã biết quá rõ nội tình nước ta khi đó thế nào rồi chả cần phải được thông báo bởi Gia Long nữa,lá thư đó thực tế không có ý định báo tin hay cảm ơn mà là để khẳng định vị thế, nhắn với Rama I rằng từ nay Gia Long là vua một nước độc lập, ngang hàng với Xiêm nên đừng đối xử với ông như là 1 tiểu vương trốn chạy khi xưa 
Dĩ nhiên từ đó ông không bao giờ tặng cây vàng cây bạc nữa, cũng như suốt phần đời còn lại ông cũng chỉ tặng quà theo nghi lễ ngoại giao cơ bản 
Tuy nhiên cũng không vì thế mà 2 quốc gia ngay lập tức trở mặt với nhau, Rama I cũng đủ thông minh để ứng xử hợp lẽ 
Tháng 11 năm đó Rama I cử phái đoàn sang nước ta thông hiếu trao quốc thư, tặng quà đáp lễ theo như Đại Nam Thực lục là 
-3 tấm chăn thêu quý
-4 thớt lụa quý 
-1 kiệu vàng
-1chiếc lọng cán dài mạ vàng...
1 mũ vàng cho hoàng tộc (Tuy nhiên Gia Long không nhận có lẽ vì là kiểu mũ của Thái ông không quen đội )
Sau đó tới tháng 8-1804 Gia Long lại sai sứ thần sang dự tang của Hoàng Gia Xiêm và tặng:
-100 thớt lụa quý 
-100 thớt vải trắng. 
-5 thoi vàng,
-50 thoi bạc
Ngoài ra vua Gia Long cũng gửi riêng đường thốt nốt và sáp ong mỗi thứ 300 cân để phục vụ đám tang
Để đáp lễ Rama I gửi lại 1súng kíp báng nạm vàng, 1 súng báng nạm vàng pha đồng, một súng hai nòng, nhiều đồ trang sức bằng đá quí, kim cương và các loại vải vóc...
Tháng 2-1805 Vua Gia Long lại cử phái bộ sang trình quốc thư và gửi quà, lần này đoàn sứ bộ ta còn tìm gặp con trai và gia quyến còn sót lại của Nguyễn Phúc Xuân (Chú của vua Gia Long bị Taksin đại đế giết oan, mình viết trong bài 4 đọc lại để biết rõ) tặng quà và mời họ về nước nhưng họ từ chối xin ở lại
Rama I cũng đáp lễ bằng quà cáp và sai chính Thái Tử của mình tiễn sứ bộ về nước 
Năm 1806, Thái Tử của vua Rama I là Isarasundhorn (Sau này chính là đức Phật đế Buddha Loetla Nabhalai-Rama II ) chính thức được tấn phong, xác nhận quyền thừa kế vua Gia Long cũng cử phái đoàn sang tặng quà gồm có
-300 thớt lụa màu 
-100 thớt lụa trắng 
-50 thớt vải Bắc Hà
-3 cân kỳ nam, 
-8 cân quế loại tốt
Quà riêng cho hoàng thái tử bao gồm 100 thớt lụa trắng, 50 thớt vải Bắc Hà, 50 thớt lụa màu
Rama I lúc này tuy đã ốm phải nằm bệnh nhưng vẫn cố gắng tự đứng dậy tiếp sứ và tặng quà
Tháng 9-1809, Rama I, một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Thái Lan đồng thời cũng có thể coi như là ân nhân và là bạn lâu năm của Gia Long từ trần tại chính điện Hoàng Gia ở Bangkok hưởng thọ 74 tuổi trị vì 28 năm 
Đích thân vua Gia Long đã tự viết quốc thư chia buồn, chọn quà sang phúng viếng, lại chỉ định quan thượng thư bộ Lễ sang đại diện cho mình tham dự đámh hỏa táng 
Ngay sau đó Thái tử Isarasundhorn lên ngôi trở thành Rama II, khác với vua cha ông không có nhiều thiện cảm với Việt cũng như khá lạnh nhạt trong quan hệ với nước ta
Tuy nhiên cho tới khi Gia Long còn sống Xiêm lẫn Việt cũng chưa hề bộc lộ mâu thuẫn nào ra mặt cả, chỉ cho tới khi Gia Long từ trần năm 1820 thì Minh Mạng nối ngôi bên kia là Rama II cả 2 đều không bị cản trở bởi tiên vương nên lúc này mâu thuẫn từ lâu âm ỉ mới bùng cháy thực sự, tới năm 1828, 8 năm sau khi Minh Mạng lên ngôi Việt- Xiêm lại quay lại thế căng thẳng như thời chúa Nguyễn và cũng vẫn như một sự mỉa mai mà lịch sử tái dựng lại, tất cả những mâu thuẫn đó lại được giải quyết trên đất Campuchia, tình trạng căng thẳng này chỉ chấm dứt khi nước ta rơi vào sự đô hộ của Pháp

4) Tổng kết
Nhìn chung trong suốt cuộc đời mình mối quan hệ mà Gia Long đã xây dựng với Xiêm dù có lúc thăng trầm, không thiếu lúc lộ ra mâu thuẫn hoặc nguy cơ chiến tranh nhưng cuối cùng vẫn là mối quan hệ hữu hảo không dẫn tới xung đột trực tiếp
Ở bên kia Rama I cũng đã rất khéo léo khi không quá lún sâu vào cuộc thay triều đổi đại tại nước ta (Và cũng là do Gia Long không tạo cơ hội cho Xiêm lấn vào quá sâu) 
Veef vấn đề cầu viện Xiêm đánh giá một cách khách quan chúng ta phải thừa nhận đó là sai lầm lớn nhất đời của Gia Long và không gì che lấp được sai lầm đó cũng như hậu quả nó gây ra
Nhưng nói đi cũng phải nói lại chúng ta cần nhìn nhận khi tiến hành cầu viện Xiêm năm 1784 lúc đó Gia Long mới 22 tuổi tức là còn trẻ hơn nhiều người ở đây, ở độ tuổi đó kinh nghiệm chính trị chắc chắn còn rất ít, suy tính chưa thể sâu được , lại trong một tình huống là nếu như không có nguồn trợ giúp thì chắc chắn là chết hoặc bị lưu vong biệt xứ, trong tình huống đó thì lựa chọn có vẻ là khả quan nhất là cầu viện nước ngoài. Dĩ nhiên Gia Long đã tính toán sai lầm và gây ra hậu quả xấu.
Nhưng thử đặt lại vấn đề nếu Gia Long không cầu viện thì quân Xiêm có tiến vào không?
Vào giai đoạn 1781-1784 tình hình lúc đó ở Nam Bộ thế nào? Gia Long đã bị quân Tây Sơn đánh đuổi ra Phú Quốc truy bức gắt gao sống chết chưa rõ, Tây Sơn lúc đó do Nguyễn Nhạc chỉ huy không có ý định nắm giữ Nam Bộ nên giao lại cho các hàng tướng hoặc các tướng tầm thường chỉ huy, lực lượng Tây Sơn chỉ bó hẹp tại các đô thành như Gia Định hơi có biến là rút về Quy Nhơn các vùng ngoài tầm với thì chịu không kiểm soát nổi, Nguyễn Huệ tiến ra truy bắt Gia Long nhưng khi gần đạt được mục đích thì bị gọi về 
Tức là suốt một dải Nam Bộ gần như là trong tình trạng vô chính phủ, mỗi kẻ cát cứ 1 nơi, liệu trong tình thế đó quân Xiêm có để yên không?
Mình tin trong cảnh đó không sớm thì muộn quân Xiêm cũng sẽ hỏi thăm dù Gia Long có không cầu viện
Hơn nữa sau này rút kinh nghiệm từ hậu quả quân Xiêm để lại năm 1784 , Gia Long cũng không bao giờ nhờ vào binh lực của Xiêm nữa kể cả khi phải lưu vong sang Xiêm, cái duy nhất ông nhờ là vũ khí, tiền bạc chứ không để quân Xiêm bước lên lãnh thổ nước ta, tới năm 1799 ông có nhờ Xiêm đưa binh lực đến gần Thanh-Nghệ để thị uy chứ không bảo họ tấn công, nhưng khi phát hiện Xiêm có ý định xâm nhập nước ta ông cũng đã ngay lập tức lui binh về để chặn ý đồ đó, sau đó là thay đổi cả chiến lược của mình 
Như vậy là có thể thấy Gia Long cũng đã biết sai, cố sửa sai, cũng như làm mọi điều để hạn chế sai lầm đó xảy ra lần nữa 
Cũng xin nhắc các bạn một vài hci tiết như thế anyf đó là tới năm 1801 khi tình trạng nguy ngập, chính vua Quang Toản của nhà Tây Sơn cũng đã gửi thư cầu viện nhà Thanh xin họ giúp đỡ, có điều nhà Thanh chưa kịp làm gì thì năm sau Tây Sơn đã mất
Sau này chính nhà Nguyễn năm 1877 khi Pháp tiến ra Bắc Kỳ cũng lại cầu viện nhà Thanh can thiệp nhưng kết quả là Pháp Thanh lại bắt tay nhau ký hiệp ước Constans chia lợ ích, Pháp cứ thoải mái đánh Bắc Kỳ nhà Thanh xin cái khu vực ải Nam Qaun của nước ta+ với các điều khoản giao dịch có lợi trên tô giới Pháp 
Vấn đề cầu viện đặt trong bối cảnh như Nguyễn Ánh ,Quang Toản thì tuy không phải là lựa chọn tốt nhất nhưng không lựa chọn nó thì chết là cái chắc thêm với sự tính toán sai lầm thế là gây ra hậu quả
Và chúng ta cũng phải nhìn nhận đó là Gia Long cũng có tài ngoại giao không kém gì Quang Trung , nếu Quang Trung trong tâm thế thắng trận nắm bắt được tâm tư của Càn Long và nhà Thanh để lựa bề ngoại giao thì Gia Long với tâm thế bấp bênh, nguy hiểm vẫn khéo léo xoay sở để có thể dung hòa lợi ích, tránh bị Xiêm lợi dụng như còn bài chính trị nhằm lấn chiếm lãnh thổ ấy vậy mà vẫn ứng xử khá tốt với Xiêm và cũng nhận lại được sự ứng xử tương tự thì tài năng cũng không kém gì Quang Trung cả 

Cũng xin nhắc lại nói cho tới cùng cả Quang Trung lẫn Gia Long không phải là tướng, không phải là thánh, không phải là anh hùng mà họ trước hết là con người và quan trọng nhất họ là chính trị gia 
Đã là con người thì có lúc sai lúc đúng, đã là chính trị gia thì có lúc ác lúc thiện, có lúc biết đứng có khi biết quỳ, có lúc nghĩa khí ngay thẳng có lúc không từ thủ đoạn nào…
Bởi vậy hãy đánh giá cả 2 người này công bằng và thực tế hơn 



Thế là kết thúc loạt bài về Gia Long-Quang Trung trong ngoại giao 

Mình cũng xin nói luôn mình sẽ lặn một thời gian nữa để thu thập tài liệu cho bài viết về kỹ nữa, có thể sẽ mất 1 tuần,2 tuần hoặc....1 tháng,2 tháng 
Nhưng yên tâm mình không lặn chìm nghỉm đâu thỉnh thoảng sẽ lướt qua đây chè nước đàm đạo và chắc sẽ chém mấy câu bên F33 hoặc đăng bài báo bên đó  tùy hứng lúc đó 

No comments:

Post a Comment