Wednesday, July 6, 2016

Trang phục vua chúa thời Lê Sơ - Lễ phục và triều phục.

Trang phục thời Lê 
Phần này trang phục vua chúa và bá quan mình sẽ tuân thủ như trong sách "Ngàn Năm áo mũ" tách ra làm đôi là trang phục Lê Sơ và Lê Trung Hưng
Trang phục dân gian thì gộp chung

Sau hơn 20 năm Minh thuộc với chính sách thảm sát văn hóa, các thư tịch điển chế về trang phục thời Trần - Hồ đều đã mất gần hết, vì thế nhà Lê buổi đầu còn có nhiều lúng túng trong xây dựng quy chế trang phục





Trang phục vua chúa và quan lại thời Lê Sơ (1428–1528)

A) Trang phục vua chúa


1) Lễ phục - Triều phục 

Như đã nói ở trên sau hơn 20 năm Minh thuộc với chính sách thảm sát văn hóa đã khiến thư tịch của nước ta không còn nhiều, đầu đời Lê vua Lê Thái Tổ, và đầu đời Lê Thái Tông không dùng lễ phục Cổn Miện mà dùng lễ phục dạng khác (Chưa khảo cứu được) do không biết được lễ nghi đời trước ra sao
Tới tháng 11 - 1437 theo cải cách của hoạn quan Lương Đăng, triều đình quy định: "ngày Mậu Thân là Kế Thiên Thánh Tiết, từ buổi sớm, vua yết kiến Thái Miếu, hành lễ tứ bái ( 4 lạy), khi về cung, lỗ bộ ty đặt bày nghi trượng, lỗ bộ ở sân Đan Trì vua mặc triều phục Cổn Miện...Vua mặc Cổn Miện, bá quan mặc triều phục bắt đầu từ đấy"

Trong "Lịch triều hiến chương loại chí" Phan Huy Chú có viết :"Miện phục của thiên tử đời Lý - Trần về trước không thể khảo cứu được (...) miện phục của triều đại ở nước ta không có dấu tích tới thời vua Lê Thái Tông mới chế ra mũ Miện đời sau lại không sử dụng nữa. Từ thời Lê Trung Hưng về sau các dịp đại lễ hoàng đế chỉ đội mũ Xung Thiên"

Cách nói trên của Phan Huy Chú chưa chính xác vì trang phục Cổn Miện của vua chúa nước ta ít nhất có từ thời Tiền Lê được dùng tới hết thời Lê Sơ, chỉ tới thời Lê Trung Hưng quy chế Cổn Miện cho vua mới bị bỏ nhưng thời Nguyễn lại được phục hồi.

Có một điểm khác biệt của nhà Lê Sơ với các triều trước đó là thay vì chế triều phục riêng, các vua thời Lê Sơ từ Lê thái Tông trở về sau dùng luôn lễ phục Cổn Miện làm triều phục 

2) Thường phục

Mũ Xung Thiên ( 衝天冠 - Xung Thiên Quan )

Mũ Xung thiên là loại mũ phốc đầu nhưng có 2 cánh chuồn thay vì nằm ngang lại hướng lên trên nên được gọi là Xung Thiên (Hướng lên trời) ngoài ra mũ còn có tên khác là Dực Thiện, ở nước ta quen cách gọi là Xung Thiên hơn
Xung Thiên là kiểu mũ ra đời vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh


Mũ Xung Thiên (Dực Thiện) của vua Minh Thần Tông được tìm thấy ở Thập Tam Lăng được đan từ sợi vàng 


Mũ Xung hiên thời Minh tại bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh


Chân dung Minh Vũ Tông đội mũ Xung Thiên


Hiện vật mũ Xung Thiên của Triều Tiên



Tranh vẽ Triều Tiên Thế Tông Lý Tạo mặc hoàng bào đội mũ Xung Thiên

Có thể thấy một đặc điểm là mũ Xung Thiên các nước Triều - Nhật - Trung thường là mũ trơn không hoặc có rất ít hoa văn trang sức, riêng mũ của nhà Minh thì có loại còn được đan từ sợi vàng nhưng cũng không đính nhiều trang sức lên đó.
Riêng thời Lê Sơ cũng như các triều đại khác của Việt Nam mũ Xung Thiên luôn được trang trí rất nhiều hoa văn vàng bạc lên, không chỉ riêng mũ Xung Thiên mà ngay cả mũ Phốc Đầu dành cho quan chức cũng thế, đây vốn là truyền thống lâu đời đặc sắc của nước ta.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư" sau cải cách của hoạn quan Lương Đăng từ năm 1473:" mồng một, ngày rằm vua mặc Hoàng Bào, đội mũ Xung Thiên, ngồi lên Bảo tọa (Ngai vàng), bá quan đều mặc Công phục Phốc Đầu. Vào các buổi Thường Triều, hoàng đế mặc Hoàng Bào, dội mũ Xung Thiên ngồi lên Kim đài, bá quan mặc thường phục áo cổ tròn mũ Ô Sa"


Hình trong sách "Ngàn năm áo mũ", mũ Xung Thiên thờ tại đình Nhật Lệ - Hà Nội


Mũ Xung Thiên nhà Nguyễn phục dựng lại, nằm trong bộ sưu tập Báu vật triều Nguyễn của bảo tàng lịch sử Việt Nam


Hình trong sách Ngàn năm áo mũ lần lượt từ trái sáng phải là Mũ thờ tại đình Nội Xá, Ứng Hòa - Mũ Xung Thiên trong sách Kỹ Thuật của người An Nam - Mũ thờ tại đình Đan Phượng, Hà Nội - Mũ thời Lê Trịnh (Sách Trang phục triều Lê Trịnh) - Mũ thời Nguyễn tại bảo tàng lịch sử Việt Nam

Hoàng bào

Hoàng bào của các vua thời Lê Sơ về căn bản vẫn theo hướng thiết kế hoàng bào của các nước đồng văn cùng thời tức là dạng áo dài cổ tròn (Đoàn Lĩnh, Viên lĩnh, cổ kiềng), lấy màu vàng làm màu chủ đạo, ở 2 bên vai áo và trước ngực có hoa văn Bàn Long (Rồng cuốn) 
Thời Lê Sơ vua không phân biệt giữa Thường phục và Công Phục đều mặc áo hoàng bào và đội Xung Thiên
Công phục là trang phục vua và các quan sẽ mặc vào các ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, tuy nhiên thực tế công phục với triều phục không có gì khác nhau là bao, thậm chí có khi là 1, chỉ là cách gọi khác nhau thôi 


Hình rồng thời Lê Sơ trong bảo tàng lịch sử Việt Nam 


Long bào khai quật được tại mộ của vua Lê Dụ Tông hiện giữ tại bảo tàng lịch sử Việt Nam hình lấy từ sách "Trang phục triều Lê - Trịnh" (Riêng về ngôi mộ của vua Lê Dụ Tông mình sẽ có phụ chú riêng khi tới đoạn trang phục triều Lê Trung Hưng)



Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm hoàng bào của vua Lê Dụ Tông đã là thời Lê Trung Hưng cách khá xa thời Lê Sơ nên kiểu cách hoàng bào không còn đúng nguyên gốc dạng hoàng bào cổ điển nữa mà dần theo hướng Mãng bào ảnh hưởng từ trang phục cuối Minh - đầu Thanh lúc đó (Cái này sẽ nói ở phần sau)


Phục dựng lại mũ Xung Thiên kết hợp Hoàng Bào của vua thời Lê Sơ trong sách "Ngàn năm áo mũ" về căn bản vua thời Lê Sơ mặc hoàng bào dạng này


Tranh vẽ Minh Tuyên Tông mặc hoàng bào


Tranh vẽ Triều Tiên Thái Tổ Lý Thành Quế , trên tranh áo ông ấy mặc tuy màu xanh nhưng thiết kế, hoa văn... vẫn là quy cách hoàng bào

No comments:

Post a Comment