Thursday, July 14, 2016

Trang phục hậu phi và phụ nữ quý tộc thời Lê - Lễ phục Vĩ Địch phần 2

(Tiếp và hết)
Ở nước ta chỉ ghi nhận được trường hợp có trang phục Vĩ Địch như trên vào thời Lê Sơ sang tới thời Lê Trung Hưng không có bất cứ ghi nhận nào về sự xuất hiện của trang phục Vĩ Địch nữa.

Có khả năng cũng giống như trang phục Cổn Miện của hoàng đế nó cũng bị phế bỏ

Tuy vậy dựa vào khảo cứu các tượng phụ nữ quý tộc thời Lê Trung Hưng, tác giả sách Ngàn năm áo mũ đã đưa ra giả thuyết rằng thời Lê Trung Hưng lễ phục của hậu phi bao gồm kiểu mũ hơi hướng Phật giáo, thân mũ trang trí hoa văn lửa, đỉnh mũ trang sức chữ nhật một đầu gắn sau trán mũ, một đầu tì lên búi tóc 
Kèm với kiểu mũ này là dạng áo giao lĩnh khoác bên ngoài là áo đối khâm, đính dải anh lạc, yếm trang sức vàng bạc và thường, đây có thể là Lễ phục hậu phi thời Lê Trung Hưng 



Hình ảnh kiểu mũ hoa văn lửa trong sách Ngàn năm áo mũ tổng hợp từ tượng quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ và công chúa Lê Thị Ngọc Duyên




Hình ảnh các kiểu mũ trên được họa sĩ Trịnh Quang Vũ vẽ phục dựng lại trong sách Trang phục Triều Lê Trịnh, trong sách họa sĩ gọi kiểu mũ này là mũ Thông Thiên (không phải mũ Thông Thiên - Quyển Vân là triều phục vua Trần nhé, đây là đồng âm khác nghĩa thôi) , chỉ có điều họa sĩ Trịnh Quang Vũ không nhắc tới việc dựa vào đâu mà gọi mũ này là Thông Thiên nên cái tên này chỉ mang tính tham khảo



Ngoài ra còn có tranh vẽ của 2 loại mũ nữa là mũ cánh phượng (trên) và mũ đề bá (dưới)

Đối khâm (對襟 - vạt áo đối nhau) tức là dạng áo có cách cài và mặc như áo sơ mi hiện nay ấy, vạt áo thẳng được cài cúc hoặc buộc dây, chỉ có điều áo đối khâm ngày xưa chỉ là dạng áo mặc bên ngoài




Hiện vật áo đối khâm thời Minh (trên) và áo đối khâm thời Thanh (giữa) quan phục nhà Thanh dạng đối khâm (dưới)



Nữ diễn viên Trần Hiểu Húc vai Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng (Bản 1986) chiếc áo đỏ cô ấy mặc bên ngoài là đối khâm 


Tượng Phật Bà chùa Ngo (Phúc Thọ - Hà Nội) đội mũ hoa lửa, trong mặc áo giao lĩnh, dưới mặc thường, ngoài cùng khoác áo đối khâm.





Dựa vào tranh tượng thời Lê Trung Hưng các nhà làm phim trong phim Đêm hội Long Trì (1989)) và Kiếp Phù du (1990) đã phục dựng đưa một số mẫu trang phục và kiểu mũ vào phim làm Lê phục cho phụ nữ qúy tộc tuy nhiên chỉ đúng được cái dáng cơ bản với đúng được 2 cái mũ đề bá và cánh phượng còn màu sắc họa tiết, hoa văn thì sai rất nhiều 

Rất có thể kiểu mũ và áo trên là Lễ phục hậu phi thời Lê Trung Hưng.
(Đã hết tiếp theo là phần tiện phục phụ nữ quý tộc)

No comments:

Post a Comment