Thursday, July 14, 2016

Trang bị nặng quân đội thời Lê Trung Hưng - áo giáp phần 2

Chắc chắn nhiều người sẽ thấy sự tương đồng giữa kiểu giáp trên với kiểu áo giáp của nhà Thanh. Nguyên do bởi buổi ban đầu khu vực Mãn Châu là vùng nội phụ chịu triều cống nhà Minh. 
Chính vì thế người Mãn đã mô phỏng theo kiểu áo giáp của quân Minh đồn trú tại đây để làm ra áo giáp cho mình nên mới có sự giống nhau này. Thực chất kiểu áo giáp này đã rất phổ biến từ thời Nguyên rồi.

Kết cấu giáp thân trên (Mặt trước và sau) 
Chú thích
1) Lớp lụa lót trong và viền cổ áo
2) Giáp bảo vệ vai
3) Đinh tán trên thân áo dùng để cố định các miếng giáp lót bên trong với lớp phủ vải bên ngoài
4) Cúc cài áo
5) Thân chính 
6) Viền đáy áo 




Trong kiểu áo giáp này, các miếng kim loại sẽ được độn vào bên trong cùng sau đó người ta lần lượt bọc các lớp vải lên rồi cuối cùng dùng đinh tán cố định tất cả chúng lại.


Chú thích 
1) Lớp vải nhung ngoài cùng
2 & 3) 2 lớp vải lot trong nữa
4) Lỗ để luồn đinh tán
5) Các miếng kim loại trong cùng 



Mặt trong của áo giáp

Các bước mặc giáp



Giáp nhà Thanh
Chú giải
1) Mũ trụ
2) Áo giáp chính 
3) Dây buộc cố định áo
4) Áo trường bào mặc lót trong
5) Giày
Về cơ bản kết câu loại giáp này không khác mấy với loại giáp nhà Minh mình trình bày ở trên


Các bước mặc giáp 


Giáp của quân Bát Kỳ nhà Thanh về cơ bản đều kết cấu như trên chỉ khác màu sắc 

Trở lại với loại giáp chịu ảnh hưởng của giáp cuối Minh đầu Thanh của nhà Lê Trung Hưng thì mặc dù chịu ảnh hưởng nhưng giáp vẫn có các nét đặc sắc :
- Các miếng giáp sử dụng vẫn thuộc dạng cốt vĩ với hình dáng vảy cá hoặc sơn văn, hình chữ nhật.
- Người mặc có thể mặc một áo Mã quái không tay phủ xuống tận đùi
- Một số tượng khoác thêm cả một miếng giáp che ngực nữa bên ngoài lớp giáp chính.
Một số tranh vẽ phục dựng giáp trên tượng thời Lê Trung Hưng của các thành viên Đại Việt Cổ phong





Loại 2 :
Là loại giáp vẫn theo hướng cổ điển thời kỳ Tống – đầu Minh tức là thân giáp được làm liền, bó lại, sử dụng đai to bản cố định.
Một số tượng có kiểu giáp đó

Tượng đá tại lăng Phạm Đôn Nghị



Các tượng khác 
Về kết cấu loại giáp này mình đã nói ở bài trước nên không nói lại nữa

1 comment:

  1. Giáp này hình như còn được gọi là Dịch Oa Giáp hay tiếng Anh là Brigandine, là loại giáp sắt với lớp vải phủ bên ngoài bảo vệ trước thời tiết. Nhưng khá nhiều trang thông tin khác như Bình Định Sa Long Cương gọi là giáp lụa rồi dịch sang tiếng Anh là silk armour khiến nhiều người lầm tưởng đây là giáp bằng vải, bằng lụa hoàn toàn nên thành giáp "nhẹ"

    ReplyDelete