a) Áo giáp
Trong "Lê triều hội điển" từng ghi chép trước kia tất cả trấn thủ các xứ và các chợ trong kinh thành đều phải nộp 100 tấm da trâu để may quân phục, đồng thời phải nộp kèm mỗi bộ da trâu hai chiếc sừng.
Như vậy có thể thấy da trâu là một chất liệu rất phổ biến để chế tạo áo giáp thời Lê Trung Hưng, với số lượng da trâu mà mỗi năm phải nộp thì có thể phỏng đoán áo giáp da trâu được trang bị cho binh lính một cách đại trà. Do sự khuyết thiếu tư liệu ta chưa biết rõ được áo giáp da thời Lê Trung Hưng ra sao.
Bên cạnh đó một nguồn tư liệu khác về áo giáp thời Lê Trung Hưng có thể tìm thấy là trên các tượng tại các lăng mộ thời này.
Điểm qua hình dáng áo giáp trên các tượng có thể thấy áo giáp của tướng sĩ thời Lê Trung Hưng có rất nhiều điểm gần như đồng nhất
Có thể phân ra làm 2 loại giáp cơ bản
Loại 1 :
Dạng áo giáp theo xu hướng áo giáp cuối Minh đầu Thanh đương thời, tức là với dáng hình thang mở xuống về phía dưới, phần giáp che thân dưới và thân trên được làm rời chứ không làm liền.
Tiêu biểu như các tượng dưới đây:
Tượng tại lăng Đa Bút
Tượng tại lăng Phạm Huy Đĩnh
Tượng tại chùa Tiêu Sơn
Tượng lăng Lê Trung Nghĩa
Tượng tại đền Phú Đa
Một số tượng khác
So sánh với các dạng áo giáp cuối Minh đầu Thanh
Giáp cuối Minh
Chú thích
1) Mũ trụ
2)Giáp thân trên
3) Thắt lưng
4) Giáp thân dưới
5) Áo trường bào mặc lót trong
6)Giày
Kết câu phần giáp thân dưới (trên)và cách mặc giáp thân dưới (dưới)
Đồ giải quá trình mặc giáp
Một kiểu giáp cuối thời Minh khác
Chú giải :
1) Mũ trụ
2) Giáp thân trên
3) Áo bào mặc lót trong
4) Giáp thân dưới
5) Giày
No comments:
Post a Comment