2.3) Mũ Đinh Tự (Thanh cát, Đa La)
Mũ Đinh Tự đã có từ thời Trần và mình cũng đã miêu tả trong phần trang phục quan lại nhà Trần
Tuy nhiên tới thời Lê Trung Hưng mũ đã có nhiều biến đổi
Lúc này mũ Đinh Tự đã có các dạng biến thể là Mũ Đa La và mũ Thanh Cát được dùng cho các cấp khác nhau
Cụ thể hơn:
- Mũ Đinh tự được dùng cho thường dân, quan lại cấp thấp, binh lính, riêng khi có quốc tang mũ Đinh Tự lại được dùng làm mũ tang lễ cho quan lại và hoàng tộc
Mũ Đinh Tự của quan võ trong tranh thờ Lý Nam Đế (Trái), mũ Đinh Tự trong Võ quan vinh quy đồ (Phải)tranh vẽ thế kỷ 17 trưng bày tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam
Bính lính thời Lê Trung Hưng đóng khố đội mũ Đinh Tự trong tranh vẽ của Jean Baptiste Tavernier tả cảnh vua Lê xuất cung
- Mũ Thanh Cát có hình dáng giống mũ Đinh Tự nhưng được làm bằng vải cát, theo quy chế năm 1721 các cấp sau dùng khi vào hầu vua và chúa
+) Hoàng tử, vương tử làm các chức tả hữu đô đốc, có tước quận công trở lên
+) Hoàng tử, vương tử làm từ chức tả hữu đô đốc, có tước quận công trở xuống
+) Con cháu quan võ được phong ấm trở lên
+) Các quan văn cấp trung ở Trung Thư sảnh
+) Các quan võ cấp trung trong phủ Chúa
+) Các cấp cai đội, phó cai đội, chánh đội trưởng, phó đội trưởng đã dự trông coi quân nhưng chưa có chức tước
Minh họa mũ Thanh Cát trong Trang phục triều Lê - Trịnh
- Mũ Đa La cũng là một biến thế khác của mũ Đinh Tự làm bằng vải gai có màu xanh hoặc đỏ loại mũ này dùng hạn chế hơn chủ yếu cho vài đối tượng quan binh cấp thấp , lính tượng binh, trạo binh chèo thuyền, thị vê cấp thấp
Minh họa mũ Đa La cho võ quan trong sách Trang phục triều Lê - Trịnh
Áo kết hợp với mũ Đinh Tự - Thanh Cát - Đa La thì chủ yếu vẫn là giao lĩnh ngoài ra còn áo viêm lĩnh cổ tròn và áo Mã Quái ngắn hoặc không có tay áo (Thường là võ quan, binh lính mặc áo Mã Quái)
Tượng Võ quan thời Lê Trung Hưng mặc áo Mã Quái
2.4) Mũ Lương Cân (涼巾) và Yến Vĩ (燕尾)
Cả 2 loại mũ trên đều được ra đời sau khi tham tụng Nguyễn Công Hãng sang Trung Quốc tham khảo quy chế y phục cuối Minh - đầu Thanh
Tức là 2 loại này bắt đầu được dùng từ năm 1721
Lương Cân phỏng theo hình chữ Văn, dùng cho quan văn, Xin lưu ý loại mũ này khác với Lương Cân trong phần triều phục - Công phục của quan lại thời Lê Trung Hưng
Chữ Văn
Mũ Yến Vĩ lại mô phỏng theo dáng chữ Võ, dùng cho quan võ
Chữ Võ
Tuy nhiên hình dáng 2 loại mũ này chưa khảo cứu được
(Đã hết phần thường - thị phục của quan lại)
No comments:
Post a Comment