B) Trang phục quan lại đời Trần
1) Lễ phục
Theo ghi chép trong "An Nam chí lược" của Lê Tắc về phần trang phục của bá quan nhà Trần có ghi chép: " Mũ của tước vương ba bậc, mũ của tước hầu hai bậc, mũ của tước minh tự một bậc, tên là mũ Củng Thần, phía trên đính hình ong bướm bằng vàng, to nhỏ dày thưa khác biệt,. Thân vương mặc áo bào tía dát vàng, tước hầu và tước minh tự mặc áo bào thêu hình phượng cá, từ Đại liêu ban trở xuống mặc Cổn Miện tùy theo cấp bậc. Ban văn đeo thêm Kim Ngư đại. Viên ngoại lang, lang tướng đội mũ Miện có các viền vàng bạc đan xen; từ lệnh thư xá tới hiệu thư lang thượng chế thị cấm đều đội mũ Miện bạc (...) nội quan Thái , thượng phẩm đội mũ Dương Đường, đính hình ong bướm bằng vàng, dày thưa khác biệt. Về trang phục, trung phẩm màu sắc áo mũ giảm xuống một chút, hạ phẩm đội mũ Dương đường không trang sức, áo bào tía, đều chắp tay lạy, không có hốt"
Qua ghi chép trên cho thấy lễ phục của các quan nhà Trần có 3 loại tương ứng với 3 cấp quan chức
- Trang phục Củng Thần dành cho tước vương, hầu, minh tự (Quan chức cao cấp và rất cao)
- Trang phục Cổn Miện dành cho các đại liêu ban xuống tới hiệu thư lang thượng chế thị cấm ( Quan chức cấp trung)
- Trang phục Dương Đường cho các quan trong ngạch Tụng quan (Nội quan - tức thái giám và các quan giúp việc loại nhỏ ít dính tới công việc hành chính) (Cấp thấp)
Mũ Củng Thần (Củng Thần quan - 拱宸冠 )
Mũ Củng Thần là một sáng tạo rất thú vị của nhà Trần cũng như triều Lý trước đó (Xem phần lễ phục của quan chức nhà Lý để biết)
Bản thân mình khi tìm kiếm hình về loại mũ này thì không thấy có ở nhà Tống hay Đường, sau này mới hay Củng Thần là biến thể của mũ Lương Quan (Xem phần triều phục nhà Lý để biết thêm)
Tuy nhiên thay vì dùng các viền vàng thì nhà Lý - Trần lại biến thành các bậc trên mũ, sau đó lại dùng các hoa văn ong bướm mạ vàng trên mũ để phân biệt phẩm trật các quan
Hình phục dựng mũ Củng Thần trong sách "Ngàn Năm áo mũ"
Mình tự vẽ lại Củng Thần (Xin lỗi hơi xấu với nhạt màu)
Ngoài ra trong bia chùa Thiệu Long dựng năm 1226, có đoạn miêu tả Đỗ Năng Thế là Tiết cấp nhập nội thái Tử :" Sắc trên mũ có vầng trăng côi tròn trịa, khoác lên mệnh phục ( Lễ phục) có chim phượng xoay tròn rực rỡ"
Như vậy trên mũ Củng Thần còn có thêm cả một trang sức dạng tròn ở trán mũ (Có thể là ngọc hay bạc), trên áo lễ phục có hoa văn Phượng ổ (Phượng cuốn)
Một mảnh hoa văn Phượng ổ thời Lý khai quật tại hoàng thành Thăng Long
Theo "An Nam chí lược" quy chế lễ phục dành cho Vương, Hầu, minh tự thời Trần bao gồm
Tước Vương đội mũ Củng Thần có 3 bậc mặc áo tía dát vàng (Tiêu kim tử phục)
Tước Hầu đội mũ Củng Thần 2 bậc thêu hình Phượng cá (Phượng ngư tử phục)
Tước Minh tự đội mũ Củng Thần 1 cũng mặc áo thêu hình Phượng cá (Phượng ngư tử phục)
Hoa văn Phượng ổ mình dẫn ở trên nằm trong bộ Phượng ngư tử phục (Được thêu hoa văn chim Phượng và Cá)
Cổn Miện
Cổn miện theo quy chế thời Trần là lễ phục cho các quan cấp Trung, chắc chắn Cổn Miện của họ không thể giống Cổn Miện Hoàng Đế được
Xin không nói thêm về việc này
Hình trong "Tam tài đồ hội" về lễ phục dành cho quan lại, như mọi người thấy nhân vật này đội mũ miện chỉ có 3 dây thao, áo Cổn gần như 0 có hoa văn
Dương Đường (Dương Đường quan - 楊棠冠)
Mũ Dương Đường cũng là một sáng tạo khác của nhà Trần
Tuy nhiên hiện vật cũng như tranh vẽ tới nay không còn đủ để phục dựng lại hình ảnh của mũ Dương Đường nữa chỉ có thể dựa vào các tư liệu mà đưa ra miêu tả phần nào
"An Nam chí lược" cho biết mũ Dương Đường :" đính hình ong bướm bằng vàng, dày thưa khác biệt. Về trang phục, trung phẩm màu sắc áo mũ giảm xuống một chút, hạ phẩm đội mũ Dương Đường không trang sức, áo bào tía, đều chắp tay lạy, không có hốt"
Bia chùa Diên Khánh Báo Ân làm năm 1333 ghi nhận :" Thượng Liễn Tam hỏa chính chưởng phụng ngự Trung phẩm đội mũ Dương Đường"
Dương Đường cũng còn được định nghĩa là một loại hoa văn
"Đại Việt sử ký toàn thư" :" Năm 1401, nhà Hồ quy định (...) nô lệ của các quan trổ hình quả cầu lửa, nô lệ của công chúa trổ hình Dương Đường"
Năm 1449 Lê Hiến Tống quy định, "các tước công, hầu, bá, phò mã và quan văn võ tam phẩm trở lên được mặc Công phục và mũ Phốc Đầu (...) không được dùng trang sức Dương Đường"
Năm 1661 đời Lê Thần Tôn quy định mũ Dương Đường là Triều phục của hoàng tử, vương tử được phong tước quốc công
Phan Huy Chú trong "Lịch Triều hiến chương loại chí " có viết về mũ Dương Đường là : " Kiểu dáng như mũ Phốc Đầu, duy phía sau cao hơn, hai cánh chuồn nạm vàng"
Tổng kết lại tác giả cuốn "Ngàn Năm áo mũ" đặt giả thuyết mũ Dương Đường nhà Trần có dáng tương tự như mũ Phốc Đầu tuy nhiên có phần hậu sơn phần sau của mũ nhô cao, có 2 cánh chuồn nạm vàng hoặc trang sức quý, được trang trí trên đó hoa văn Dương Đường và ong bướm
1) Lễ phục
Theo ghi chép trong "An Nam chí lược" của Lê Tắc về phần trang phục của bá quan nhà Trần có ghi chép: " Mũ của tước vương ba bậc, mũ của tước hầu hai bậc, mũ của tước minh tự một bậc, tên là mũ Củng Thần, phía trên đính hình ong bướm bằng vàng, to nhỏ dày thưa khác biệt,. Thân vương mặc áo bào tía dát vàng, tước hầu và tước minh tự mặc áo bào thêu hình phượng cá, từ Đại liêu ban trở xuống mặc Cổn Miện tùy theo cấp bậc. Ban văn đeo thêm Kim Ngư đại. Viên ngoại lang, lang tướng đội mũ Miện có các viền vàng bạc đan xen; từ lệnh thư xá tới hiệu thư lang thượng chế thị cấm đều đội mũ Miện bạc (...) nội quan Thái , thượng phẩm đội mũ Dương Đường, đính hình ong bướm bằng vàng, dày thưa khác biệt. Về trang phục, trung phẩm màu sắc áo mũ giảm xuống một chút, hạ phẩm đội mũ Dương đường không trang sức, áo bào tía, đều chắp tay lạy, không có hốt"
Qua ghi chép trên cho thấy lễ phục của các quan nhà Trần có 3 loại tương ứng với 3 cấp quan chức
- Trang phục Củng Thần dành cho tước vương, hầu, minh tự (Quan chức cao cấp và rất cao)
- Trang phục Cổn Miện dành cho các đại liêu ban xuống tới hiệu thư lang thượng chế thị cấm ( Quan chức cấp trung)
- Trang phục Dương Đường cho các quan trong ngạch Tụng quan (Nội quan - tức thái giám và các quan giúp việc loại nhỏ ít dính tới công việc hành chính) (Cấp thấp)
Mũ Củng Thần (Củng Thần quan - 拱宸冠 )
Mũ Củng Thần là một sáng tạo rất thú vị của nhà Trần cũng như triều Lý trước đó (Xem phần lễ phục của quan chức nhà Lý để biết)
Bản thân mình khi tìm kiếm hình về loại mũ này thì không thấy có ở nhà Tống hay Đường, sau này mới hay Củng Thần là biến thể của mũ Lương Quan (Xem phần triều phục nhà Lý để biết thêm)
Tuy nhiên thay vì dùng các viền vàng thì nhà Lý - Trần lại biến thành các bậc trên mũ, sau đó lại dùng các hoa văn ong bướm mạ vàng trên mũ để phân biệt phẩm trật các quan
Hình phục dựng mũ Củng Thần trong sách "Ngàn Năm áo mũ"
Mình tự vẽ lại Củng Thần (Xin lỗi hơi xấu với nhạt màu)
Ngoài ra trong bia chùa Thiệu Long dựng năm 1226, có đoạn miêu tả Đỗ Năng Thế là Tiết cấp nhập nội thái Tử :" Sắc trên mũ có vầng trăng côi tròn trịa, khoác lên mệnh phục ( Lễ phục) có chim phượng xoay tròn rực rỡ"
Như vậy trên mũ Củng Thần còn có thêm cả một trang sức dạng tròn ở trán mũ (Có thể là ngọc hay bạc), trên áo lễ phục có hoa văn Phượng ổ (Phượng cuốn)
Một mảnh hoa văn Phượng ổ thời Lý khai quật tại hoàng thành Thăng Long
Theo "An Nam chí lược" quy chế lễ phục dành cho Vương, Hầu, minh tự thời Trần bao gồm
Tước Vương đội mũ Củng Thần có 3 bậc mặc áo tía dát vàng (Tiêu kim tử phục)
Tước Hầu đội mũ Củng Thần 2 bậc thêu hình Phượng cá (Phượng ngư tử phục)
Tước Minh tự đội mũ Củng Thần 1 cũng mặc áo thêu hình Phượng cá (Phượng ngư tử phục)
Hoa văn Phượng ổ mình dẫn ở trên nằm trong bộ Phượng ngư tử phục (Được thêu hoa văn chim Phượng và Cá)
Cổn Miện
Cổn miện theo quy chế thời Trần là lễ phục cho các quan cấp Trung, chắc chắn Cổn Miện của họ không thể giống Cổn Miện Hoàng Đế được
Xin không nói thêm về việc này
Hình trong "Tam tài đồ hội" về lễ phục dành cho quan lại, như mọi người thấy nhân vật này đội mũ miện chỉ có 3 dây thao, áo Cổn gần như 0 có hoa văn
Dương Đường (Dương Đường quan - 楊棠冠)
Mũ Dương Đường cũng là một sáng tạo khác của nhà Trần
Tuy nhiên hiện vật cũng như tranh vẽ tới nay không còn đủ để phục dựng lại hình ảnh của mũ Dương Đường nữa chỉ có thể dựa vào các tư liệu mà đưa ra miêu tả phần nào
"An Nam chí lược" cho biết mũ Dương Đường :" đính hình ong bướm bằng vàng, dày thưa khác biệt. Về trang phục, trung phẩm màu sắc áo mũ giảm xuống một chút, hạ phẩm đội mũ Dương Đường không trang sức, áo bào tía, đều chắp tay lạy, không có hốt"
Bia chùa Diên Khánh Báo Ân làm năm 1333 ghi nhận :" Thượng Liễn Tam hỏa chính chưởng phụng ngự Trung phẩm đội mũ Dương Đường"
Dương Đường cũng còn được định nghĩa là một loại hoa văn
"Đại Việt sử ký toàn thư" :" Năm 1401, nhà Hồ quy định (...) nô lệ của các quan trổ hình quả cầu lửa, nô lệ của công chúa trổ hình Dương Đường"
Năm 1449 Lê Hiến Tống quy định, "các tước công, hầu, bá, phò mã và quan văn võ tam phẩm trở lên được mặc Công phục và mũ Phốc Đầu (...) không được dùng trang sức Dương Đường"
Năm 1661 đời Lê Thần Tôn quy định mũ Dương Đường là Triều phục của hoàng tử, vương tử được phong tước quốc công
Phan Huy Chú trong "Lịch Triều hiến chương loại chí " có viết về mũ Dương Đường là : " Kiểu dáng như mũ Phốc Đầu, duy phía sau cao hơn, hai cánh chuồn nạm vàng"
Tổng kết lại tác giả cuốn "Ngàn Năm áo mũ" đặt giả thuyết mũ Dương Đường nhà Trần có dáng tương tự như mũ Phốc Đầu tuy nhiên có phần hậu sơn phần sau của mũ nhô cao, có 2 cánh chuồn nạm vàng hoặc trang sức quý, được trang trí trên đó hoa văn Dương Đường và ong bướm
No comments:
Post a Comment