(tiếp và hết)
Dạng trang phục thứ 2
Dạng áo có ảnh hưởng từ trang phục phụ nữ quý tộc thời Đường - Tống mặc váy và thường kéo cao đến ngang ức rồi buộc dây đai lụa ngoài khoác áo đối khâm hay giao lĩnh mỏng
Dạng áo này ít xuất hiện hơn nhưng vẫn có vài kiểu
Tượng công chúa Mạc Ngọc Lâm tại chùa Phổ Minh - Nam Định
Tượng bà chúa thời Lê (chưa rõ thông tin) tại bào tàng Mỹ thuật Việt Nam
Các bộ trang phục này ảnh hưởng từ kiểu áo của phụ nữ quý tộc thời Đương - Tống
Phụ nữ qúy tộc thời Tống trong họa phẩm Đảo luyện đồ của Tống Huy Tông
Tranh vẽ của lilsuika dựa trên bức tượng công chúa Mạc Ngọc Lâm
Một bức vẽ khác của lilsuika
Phục dựng với người thật và trang phục thật trong bộ phim tài liệu Đi tìm trang phục Việt
Về kiểu tóc
Dựa trên tranh tượng có thể thấy kiểu tóc phổ biến nhất của phụ nữ quý tộc thời Lê Sơ - Lê Trung Hưng là 2 kiểu búi tóc chuy kế (Với nam gọi là búi tó, búi củ hành) nhưng không búi ở sau gáy mà búi sát đỉnh đầu(Gọi kiểu búi này là búi đứng thì đùng hơn vì búi chuy kế là búi sâu gáy)
Thứ 2 là xõa tóc rẽ ngôi giữa
Đây đồng thời cũng là 2 kiểu tóc phổ biến nhất thời Lê Trung Hưng (sẽ nói rõ hơn ở phần sau)
2 kiểu tóc trên minh họa bởi Thái Tử Phi (Tin đồn) kiêm đệ nhất mỹ nhân bản quốc hiện thời (Cái này thì là chân lý không thể chối cãi) - đùa thế thôi chứ mình qúy Thu Thảo lắm, dù cô ấy có là Thái Tử Phi thật hay không
Tuy nhiên riêng với kiểu búi tóc đứng, phụ nữ quý tộc còn có xu hướng thêm các phụ kiện vào như:
- Đội các vòng trang sức vàng bạc như cái bờm cặp tóc hiện nay
- Cài trâm vàng, ngọc...
- Bọc tóc trong các kiểu mũ bọc tóc bằng kim loại quý, trang sức cầu kỳ (Như các nhân vật trong Đêm hội Long Trì và Kiếp Phù Dumình đã dẫn ở trên )
- Kết hợp với mũ có hoa văn dạng lửa
Bức tượng công chúa thời Lê tại bảo tàng Nam Định búi tóc chuy kế gần đỉnh đầu đội vòng trang sức vàng bạc
Vòng trang sức được vẽ phục dựng lại bởi họa sĩ Trịnh Quang Vũ
(đã hết)
No comments:
Post a Comment