1.2) Lễ phục - Triều phục của chúa Trịnh
Với sự thao túng, lấn vượt của của chúa Trịnh với vua Lê thì nhiều quy chế áo mũ chỉ dành riêng cho vua cũng bị Chúa Trịnh sử dụng
1) Lễ phục
Theo ghi nhận của Lịch triều hiến chương loại chí: " Chúa thượng vào các dịp đại lễ như tế Giao, tiến tôn, mặc áo bào tía (Tử bào), đội mũ Xung Thiên, đeo đai ngọc"
Như vậy chúa Trịnh cũng giống vua Lê mặc áo hoàng bào đội mũ Xung Thiên nhưng áo Hoàng bào của chúa Trịnh màu tía, còn xét về hoa văn thì giống hệt vua Lê
Tượng thờ Thánh Tổ Triết vương Trịnh Tùng
2) Triều phục
Dựa theo các ghi chép thì về căn bản triều phục của chúa Trịnh cũng là Long bào như của vua Lê, cũng đội mũ Xung Thiên, Long bào Triều phục chúa Trịnh lại có thêm phần cánh Phú Hậu (Sẽ nói ở phần trang phục quan lại đời Lê Trung Hưng).
Điểm khác lớn nhất là ở sắc phục, chúa Trịnh dùng sắc áo màu đỏ còn lại hoa văn giống y hệt vua Lê.
Trước năm 1721 chúa Trịnh có thể mặc triều phục với dạng thức gần giống các vua Triều Tiên
Triều Tiên Chính Tổ Lý Toán mặc triều phục, Chúa Trịnh có thể có dạng triều phục với hoa văn Bàn long tương tự nhưng dĩ nhiên sẽ có nét riêng, đồng thời mũ Xung Thiên của chúa Trịnh cũng khác (Được trang trí mạ vàng bạc nhiều hơn + cánh mũ hơi chĩa ra 2 bên)
Sau năm 1721 trang phục chúa Trịnh sẽ giống vua Lê đều ảnh hưởng từ Mãng bào cuối Minh - đầu Thanh như ảnh dưới đây
Diễn Viên Thế Anh đóng vai chúa Trịnh Sâm trong bộ phim Đêm Hội Long trì (1999) thực tế kiểu cách triều phục của chúa Trịnh Sâm trong phim này mặc dù đã đúng theo kiểu Mãng bào nhưng là Mãng bào kiểu triều Nguyễn chứ chưa phải Lê Trung Hưng, chiếc mũ Xung Thiên ở trên đầu chúa Trịnh Sâm cũng là mũ kiểu Nguyễn. Cùng với sự hạn chế của tư liệu, điều kiện kinh tế - kĩ thuật cách đây gần 20 năm nên không thể coi trang phục trong ảnh trên là triều phục chúa Trịnh dùng thời Lê Trung Hưng được. Ở đây mình chỉ dùng để minh họa cho người đọc hình dung được cơ bản thôi.
Hiện vật Mãng bào đỏ (Trên) và Mãng bào xanh lam (Dưới) thời Thanh. cả 2 áo đều có 9 con Mãng
Tạng bào thời Thanh (Cấp thấp hơn Mãng bào, chỉ có 7 -8 con Mãng với 4 móng)
Ngoài ra trong cuốn Trang phục triều Lê - Trịnh họa sĩ Trịnh Quang Vũ còn đưa ra một khảo cứu khác, đó là dựa vào bức tượng chúa Trịnh Tùng tại chùa Diên Khánh - Bình Đà - Hà Nội được làm vào thế kỷ 18, tượng miêu tả chúa Trịnh Tùng với áo bào đỏ có Bổ tử Kỳ Lân
Tượng chúa Trịnh Tùng (Trên) và cận cảnh Bổ tử Kỳ Lân trên tượng (Dưới)
Loại bỏ các chi tiết tưởng tượng hơi thái quá của các nghệ nhân dân gian khi làm tượng, họa sĩ Trịnh Quang Vũ đã vẽ phục dựng lại kiểu áo trên tượng theo quy chế quan phục nhà Lê
Áo gấm với bổ tử là Hổ
Áo gấm với bổ tử Kỳ Lân của chúa Trịnh
Đồng thời họa sĩ Trịnh Quang Vũ cho rằng kiểu áo này được chúa Trịnh Tùng cũng như các chúa Trịnh đời đầu dùng làm triều phục, bởi theo quy chế nhà Lê tước vương thì dùng áo bào đỏ có Bổ tử Kỳ Lân (Xin xem phần trang phục quan lại thời Lê Sơ để biết) mà tất cả các chúa Trịnh bắt đầu từ đời Bình An Vương Trịnh Tùng là vị chúa thứ 2, trên danh nghĩa đều là cấp vương như thế vừa hợp với miêu tả trên tượng.
Càng về sau khi quyền thế át cả vua Lê, các chúa Trịnh mới lấn vượt với dùng Long bào đỏ với hoa văn giống hệt vua Lê hoặc cũng có thể kiểu áo bào đỏ với Bổ tử kỳ lân được dùng song song với Long bào đỏ.
http://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/doi-song-van-hoa/trung-bay-15-bo-trieu-phuc-cung-dinh-truyen-thong-498057
ReplyDeleteTham khảo thêm ở trên về triều phục của Chúa Trịnh nhé tác giả/