Saturday, July 2, 2016

Trang phục quân đội thời Lý - trang bị nhẹ.



(Tiếp và hết)
Tuy nhiên nếu nói giáp trụ trên tượng Kim Cương tời Lý đều chỉ là dạng giáp lễ phục không có khả năng bảo vệ thì cũng là không hoàn toàn đúng vì như đã nói các bức tượng chỉ tạc theo hướng đại lược, thậm chí hư cấu, chỉ nhìn tượng không thể đoán được cụ thể hình dáng . Thêm đó trên tượng vẫn điêu khắc 2 tấm hộ tâm phiến trước ngực tức là vẫn mô phỏng theo kiểu giáp Minh Quang
Vì vậy vẫn cần phải kể đến trường hợp giáp trên tượng vẫn có tính thực chiến nên dưới đây mình vẫn xin đề cập tới thiết kế phổ biến của Minh Quang giáp.





Hình minh họa trên là Minh Quang giáp vào khoảng giữa thời Đường
Chú thích:
1) Mũ Đâu Mâu
2) Giáp che cổ
3) Giáp bảo vệ vai
4) Minh Quang giáp
5) Dây đai để cố định giáp cổ cũng như buộc cho cả phần giáp trên chặt hơn
6) Thắt lưng
7) Giáp bảo vệ cổ tay
8) Áo bào mặc trong
9) Quần mặc trong
10)Giáp bảo vệ ống chân
11) Giày


Cụ thể hơn


Cấu tạo của giáp bảo vệ cổ (Mặt trước và sau)


Nếu chú ý tới 2 bức tượng chùa Đọi ta sẽ thấy nó thể hiện chi tiết giáp che cổ này, loại giáp che cổ này thường làm bằng da thuộc được đeo vào như kiểu đeo khăn.


Giáp bảo vệ vai (Mặt trước và sau) , cũng tương tự như giáp cổ giáp bảo vệ vai là giáp rời được buộc vào như buộc khăn vậy trên các tượng thời Lý đều có họa tiết đầu hổ hoặc sư tử trang trí trên phần cầu vai, tương đồng với thiết kế Minh Quang giáp dang trình bày ở trên.



Phần giáp Minh Quang chính bảo vệ thân trên và nửa thân dưới có kết cấu như sau
1) Phần giáp phía trước
2) Phần giáp phía sau
3) Dây nối 2 phần giáp với nhau
4) Móc nối để xỏ dây
5) Miếng hộ tâm phiến bằng đồng
6 & 8) Miếng giáp nhỏ bằng kim loại (Đồng, sắt, thép…)
7) Dây buộc giáp
9) Lớp vải lót bên trong giáp
10) Viền giáp bọc vải



Phần giáp trên nhìn từ phía sau

Cốt vĩ dịch nôm na ra nghĩa là trục đan liền vào nhau dạng giáp như thế này đã tồn tại từ thời Tiên Tần, thiết kế chính của nó là bao gồm các miếng giáp nhỏ bằng đá, gỗ, kim loại…được làm riêng rẽ, sau đó được nối với nhau bằng việc dùng dây luồn qua các lỗ trên thân miếng giáp và đan vào nhau thành một bộ giáp hoàn chỉnh.


Cận cảnh các miếng giáp trên Minh Quang giáp và cách đan các mảnh giáp vào nhau



Mộ số miếng giáp và kiểu đan khác cũng có thể dùng cho Minh Quang giáp lẫn các loại giáp khác


Ở bộ Minh Quang giáp, phần giáp nền chủ đạo được tạo tác theo kiểu cốt vĩ nhưng riêng 2 miếng hộ tâm phiến thì được làm riêng rồi gắn lên giáp sau.


Do phần ống tay của hiện vật đã bị hủy hoại nên mình không thể biết được thực sự hình dáng của giáp ống ta tượng Kim Cương ra sao, chỉ có thể căn cứ tạm theo bức vẽ phục dựng của họa sĩ Trịnh Quang Vũ đã dẫn ở trên

Tuy nhiên do bức vẽ cũng chỉ mang tính ước đán nên để đảm bảo chắc chắn mình sẽ đưa ra 3 kiểu giáp ống tay phổ biến của Minh Quang giáp.


Kiểu giáp này là kiểu liền, khi muốn mặc vào người mặc nới lỏng các dây bên hông giáp khiến giáp ống tay rộng ra rồi xỏ vào tay sau đó lại thắt chặt các dây đó lại để cố định


Kiểu giáp ống tay này thì rời, người mặc cố định bằng các dây thắt đính bên thân giáp.


Kiểu giáp liên hoàn bằng kim loại, về căn bản cách thức làm giống như làm giáp cốt vĩ, tức là từ các tấm rời xỏ dây đan lại, cách mặc giống như loại 2

3 kiểu giáp ống tay trên không chỉ là 3 kiểu phổ biến cho Minh Quang giáp mà cũng là 3 kiểu phổ biến nhất cho tất cả các loại giáp trụ Á Đông
Về giáp bảo vệ ống chân thì trên tượng vẫn còn khá rõ nét nên có thể kết luận giáp ống chân của tượng là kiểu giáp rời giống kiểu giáp ống tay thứ 2 mình đã dẫn, kết cấu và ách đeo vào gần tương tự chỉ khác kích thước to hơn một chút.


Đồ giải cách mặc phần giáp bảo vệ chính


Đồ giải cách mặc mặc trọn bộ Minh Quang giáp

Riêng loại giáp mặc với mũ trụ có vành thì không có tư liệu hay hiện vật gì để đối chứng nên mình chỉ có thể tạm thời đưa ra tư liệu của Trung Quốc nhưng chỉ mang tính tham khảo thôi vì thế mình sẽ không đồ giải gì.

Trong "Họa thuyết Trung Quốc lịch đại giáp trụ" thì phục dựng lại bộ giáp đi với mũ vành như hình dưới đây

Mình xin phép không chú thích gì vì không có cơ sở để khẳng định loại giáp trong hình có mặt tại nước ta thời Lý

Còn trong "Trung Quốc cổ đại quân nhung phục sức" thì là hình dưới (Người lính mặc giáp vàng bên trái)


2) Trang bị nhẹ

a) Mũ Tứ Phương Bình Đính
Đại Việt sử ký toàn thư có viết vào năm 974, vua Đinh Tiên Hoàng định ra quy chế Thập đạo quân, lệnh cho binh lính đều đội mũ Tứ Phương Bình Đính.
Cũng theo "Đại Việt sử ký toàn thư" loại mũ này có hình dáng : "làm bằng da, đỉnh mũ phẳng, bốn bên khâu giáp lại, trên hẹp dưới rộng, quy chế này đến đời bản triều (Hậu Lê) khởi nghĩa vẫn còn dùng, đời sau cũng noi theo."


Như vậy thì Mũ Tứ Phương Bình Đính đã xuất hiện từ thời Đinh rồi tiếp tục được sử dụng tới cuối thời Hậu Lê với tư cách mũ quân trang. Tuy nhiên ta chưa khảo cứu được mũ này vào thời Hậu Lê được dùng như thế nào, là mũ quân trang áp dụng cho toàn quân hay một bộ phận lính.

Vào thời Lý tuy loại mũ này không được nhắc tới cụ thể tuy nhiên do đặc trưng của thời Lý kết thừa khá ổn định thời trước nên có thể đưa ra giả định loại mũ này vẫn được dùng làm mũ quân trang đại trà cho binh lính.
Ngòi ra như "Đại Việt sử ký toàn thư" nói loại mũ này còn xuất hiện tới hết thời Hậu Lê nên có thể phỏng đoán thời Trần – Hồ Tứ Phương Bình Đính vẫn được dùng phổ biến vì 2 triều này đều tiếp thu khá trọn vẹn di sản triều trước.

Mũ Tứ Phương Bình Đính là loại quân trang hiếm hoi được miêu tả cụ thể trong sử sử sách nên việc phục dựng nó tương đối dễ hơn so với những loại quân trang khác.


Mũ Tứ Phương Bình Đính trong phim "Huyền Sử Thiên Đô"



Mũ Tứ Phương Bình Đính trong phim "Thái sư Trần Thủ Độ"

b) Đóng khố cởi trần
Bên cạnh xác trang bị nặng nhẹ thì quân lính nước ta thời Lý vẫn giữ nguyên tục đóng khố cởi trần, mặc dù đã nói ở loạt biên khảo về trang phục nhưng vẫn xin nhắc lại đó là người Việt xưa coi đóng khố cởi trần như ta mặc áo ba lỗ quần đùi ngày nay vậy, tức là dùng vào ngày nóng, khi cần lao động nặng.

Binh lính thời Lý lúc không phải làm nhiệm vụ cũng như không phải đánh trận họ hoặc lúc trời quá nóng như thời tiết mấy hôm nay chúng ta đang chịu thì họ sẽ đóng khố cởi trần cho thuận tiện và mát mẻ.
Điều này không có nghĩa là khi ra trận hoặc làm nhiệm vụ họ cũng cởi trần đóng khố.
Tục này còn duy trì tới tận thời Lê Trung Hưng.

Ngoài ra theo các ghi chép thì vào thời Đinh – Tiền Lê - Lý cũng như tới tận thời Trần người Việt nói chung và binh lính Việt nói riêng rất thích xăm mình.

Trong "Đại Việt sử ký toàn thư viết" : "Buổi đầu dựng nước, quân sĩ đều xăm hoa văn hình rồng ở bụng, ở lưng và hai vế đùi"

Chư Khứ Phi là sứ thần nhà Tống khi tới nước ta thời Lý đã miêu tả lại trong "Lĩnh ngoại đại đáp" rằng hình xăm trên mình người thời Lý có dạng như hoa văn trên trống đồng.
Ngoài ra Chu Khứ Phi còn miêu tả thời Tiền Lê - Lý quân cấm vệ được xăm trên trán 3 chữ Thiên tử quân (天子軍 - Binh lính của vua) theo chiều ngang.

No comments:

Post a Comment