2) Trang bị nhẹ
a) Các loại phù
Về trang bị nhẹ của quân lính thời Trần thì không thấy có gi chép gì, chỉ có thể dựa vào tính tiếp nối của 2 triều Lý – Trần mà phỏng đoán rằng bộ quân phục Tứ Phương Bình Đính vẫn được tiếp tục dùng.
Cũng theo chế độ thời Đường – Tống , nhà Trần ban các loại phù hiệu bằng vàng bạc cho quan võ (Với quan văn là Ngư Đại) như một thứ để thưởng công và phân biệt đẳng cấp.
Theo "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi chép Phạm Ngũ Lão :
- Năm 1279 được ban Vân phù (雲符) tức là phù hiệu có hình mây.
- Năm 1294 lại được ban Kim phù (金符) phù hiệu bằng vàng hoặc mạ vàng
- Năm 1301 được phong làm Thân Vệ tướng quân ban Quy phù (龜 符) tức phù hiệu hình rùa
Quy phù thời Minh
- Năm 1302 được phong Điện súy thượng tướng quân ban Hổ phù (虎符) tức là phù hiệu hình con hổ.
Hổ phù thời Tần
Cũng theo "Đại Việt sử ký toàn thư " vào thời Trần:
- Năm 1390 tướng Phạm Mãnh được phong Uy Minh tướng quân được ban Kim Vân phù (金雲符) tức phù hiệu hiệu bằng vàng hoặc mạ vàng
hình mây.
- Năm 1395 Hồ Quý Ly được phong làm Thái sư được ban Kim Lân phù (金麟符) tức là phù hiệu bằng vàng hoặc mạ vàng hình kỳ lân.
Kim Lân phù (không rõ nguồn)
- Năm 1351, Nguyễn Trung Ngan được ban Lăng (楞) loại phù hiệu vuông và nghiên vàng.
Như vậy có thể thấy thời Trần các võ quan được ban các loại phufh iệu rất đa dạng và bằng nhiều chất liệu kahscn hau, nó không chỉ là phương tiện thực thi quyền hạn mà còn có tác dụng trang trí, phân biệt đẳng cấp.
b) Cởi trần đóng khố và xăm mình
2 Tục lệ này vẫn được duy trì từ thời Lý
Hình ảnh 2 người lính thời Trần đóng khố luyện võ trên thạp gốm thời Trần trưng bày tại bảo tàng lịch sử Việt Nam.
Về tục xăm mình thì sứ thần nhà Nguyên Trần Cương Trung khi đi sứ sang nước ta đã miêu tả lại trong "Sứ Giao thi tập" người Việt xăm mình : "những hình móc câu nối liền gấp khúc, như hình dạng lư đỉnh bằng đồng thời xưa."
Hoặc : "có kẻ còn trổ vào ngực mấy chữ ‘vì nghĩa quên mình, tỏ lòng báo quốc’. Ngay con em của vua nước này cũng vậy."
Trong cuốn "Vạn dặm" của Marco Polo thì viết về người Giao Chỉ : "thông thường cả đàn ông lẫn phụ nữ đều vẽ trên người nhiều hình thù như sư tử, rồng, chim chóc…và các hình đó được vẽ bằng kim để tránh bị phai mất (…) họ cho rằng trên người càng nhiều hình xăm thì càng đẹp và ra dáng qúy tộc."
No comments:
Post a Comment