Friday, July 8, 2016

Trang phục thời Lê Sơ - Quan Võ.


Quan võ


Nhất và Nhị phẩm bổ tử Sư Tử


Tam phẩm Bạch trạch (Dạng thần thú nửa dê nửa kỳ lân màu trắng )




Tứ phẩm hình Hổ


Ngũ phẩm hình Báo 

Từ Lục tới Cửu phầm đều hình Voi (Mình không tìm được minh họa) đây chính là nét đặc sắc của nước ta khi dùng hình con voi gắn lên áo quan võ 

Ngoài ra trong cuốn Trang phục triều Lê - Trịnh của họa sĩ Trịnh Quang Vũ, tác giả có đưa ra hình vẽ phục dựng Bổ Tử của quan võ như dưới đây

Theo số thứ tự:
1) Kỳ Lân 
2) Bạch trạch
3) Sư tử
4) Hổ
5) Báo
6) Gấu
7) Hải mã
8) Tê ngưu

Tuy nhiên các hình trên tác giả lại khảo cứu nhầm điển chế bổ tử của nhà Nguyễn

Về chất liệu làm áo Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho biết:"Các quan từ nhất nhị phẩm trở lên dùng các hàng gấm vóc thêu hoa; từ tam phẩm đến ngũ phẩm dùng gấm vóc; từ lục phẩm trở xuống dùng gai, lĩnh. Mệnh phụ theo phẩm trật của chồng. Giám sinh, nho sinh, học sinh, sinh đồ, lại điển, con cháu quan viên đều dùng lĩnh, là"

Chất liệu may áo cũng thay đổi theo mùa Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: " từ tháng 10 trở đi mặc áo tơ gai, từ tháng 2 về sau mới mặc áo the, nếu gặp ngày mưa gió, mặc áo bông the để hợp thời tiết"

Ngoài các quy chế trang phục ảnh hưởng của nhà Minh đương thời cũng có các nét đặc dị riêng mà triều đinh Lê Sơ tiếp thu thời Lý - Trần 
Ví dụ quy chế Ngư đại (Xem trang phục quan lại thời Trần) vốn đã bị nhà Minh phế bỏ nhưng nhà Lê Sơ vấn tiếp thu từ thời Lý - Trần để dùng 
Ví dụ Đại Việt thông sử ghi nhận năm 1460 Lê Niệm được ban Kim Ngư đại

Tới năm 1467 dưới thời Lê Thánh Tông thì quy chế Ngư Đại bị bỏ thay vào đó chuyển sang dùng thẻ bài ngà cho các quan đeo khi vào triều 



Quan văn An Nam vẽ trong Hoàng Thanh chức cống đồ (Khoảng năm 1751) mặc Bổ phục đội Ô Sa


Quan văn Triều Tiên mặc Bổ phục đội Ô Sa




2 pho tượng quan hầu thời Lê Sơ tại Lăng vua Lê thái Tổ ở Thanh Hóa trong bộ phim tài liệu Đi tìm trang phục Việt


Đoàn làm phim đã dựa trên cả 2 pho tượng để vẽ ra bản phác thảo trang phục quan hầu, nhìn chung cũng khá ổn miêu tả chính xác tượng lẫn dữ liệu lịch sử về màu sắc quan phục, mũ Phốc Đầu (Theo quy chế Lê Sơ quan hầu vẫn có cấp được tới cửu phầm, tức là có thể có Bổ tử trên áo, nhưng tượng ở Lăng Lam King không có bổ tử trên áo có thể là vì đó là tượng quan hầu hạ cấp nhưng cũng có thể do tạc tượng nên người ta không tạc chi tiết cả Bổ tử hoặc qua năm tháng hoa văn Bổ tử đã bị mài mòn)


Phục dựng với người mẫu và trang phục thật, cái này thì lại chưa ổn vì chất liệu vải bóng, tỉ lệ hơi lệch, trông giả quá 


Tranh vẽ đại thần nội các thủ phụ Giải Tấn đời Minh 

Đã xong trang phục quan lại thời Lê Sơ

No comments:

Post a Comment