Thursday, July 14, 2016

Tiện phục hậu phi và phụ nữ quý tộc thời Lê - Phần 1.

2) Tiện phục của phụ nữ quý tộc thời Lê Sơ - Lê Trung hưng

Dựa vào các pho tượng cùng tranh truyền thần còn lại từ thời Lê Sơ- Lê Trung Hưng có thể thấy tiện phục của phụ nữ quý tộc thời Lê Trung Hưng có 2 kiểu 

Dạng trang phục thứ nhất 
Dạng áo giao lĩnh, áo tứ thân thụng tay, có thể để lộ một chút yếm trong hoặc mặc bao một áo cổ tròn lên áo giao lĩnh lót trong, dưới mặc thường chờm lên váy, bên ngoài còn có thể khoác 1 lớp áo Sam (Đối khâm) mỏng, hoa văn trên áo có 3 dạng phổ biến nhất là hoa lá, mây sóng nước và các loại chữ thọ, ngũ thế, chữ vạn 
Đây là kiểu trang phục phổ biến nhất 



Bức tượng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (1595-1660), vợ vua Lê Thần Tông tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam
Trong bức tượng trên hoàng hậu Ngọc Trúc trong mặc áo giao lĩnh, phủ bên ngoài là một chiếc áo anh lạc màu vàng được cách điệu như các lớp cánh sen 
Áo anh lạc là dạng áo ngắn tay mặc bên ngoài không được cài cúc hay buộc dây mà mặc chui như kiểu áo ba lỗ giờ (Nói nôm na thế), loại này chủ yếu cho phụ nữ theo đạo Phật mặc nó rất phổ biến trong các pho tượng nữ qúy tộc đời Lê Trung Hưng 
Lưu ý: Loại mũ hoa lửa kết hợp trên các bức tượng cần phải tách riêng ra không thể coi nó là tiện phục 


Dựa vào bức tượng họa sĩ Trịnh Quang Vũ đã vẽ lại trang phục trên áo, mặt trước (Trên), mặt sau (dưới)


Tranh vẽ đầy đủ của họa sĩ Trịnh Quang Vũ


Tranh phục dựng trong bộ phim tài liệu Đi tìm trang phục Việt


Tranh vẽ của lilsuika


Bản phục dựng với người mẫu thật, các bản vẽ ở trên đều đẹp và rất chuẩn có điều sang tới phục dựng thật thì xấu quá



Bức trượng quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam (trên) và bức tượng tại chùa Bút Tháp - Bắc Ninh (Dưới)


Tranh vẽ của lilsuika 


Tượng vương phi Trần Thị Ngọc Am (Tục gọi là bà chúa Mụa) vợ chúa Trịnh Tráng 


Trang phục bà chúa Mụa được họa sĩ Trịnh Quang Vũ vẽ lại


Tượng của hoàng hậu Ngọc Bạch vợ Lê Thần Tông tại chùa Mật Sơn - Thanh Hóa



Trang phục của bà được vẽ lại bởi họa sĩ Trịnh Quang Vũ 


Tượng Hiền phi Trương Thị Ngọc Lãnh (Bà chúa Mường) tại chùa Trạch Lâm, Bỉm Sơn, thanh Hóa, ảnh được chụp từ thời Pháp thuộc, tới nay bức tượng đã mất tích



Trang phục của tượng được phục dựng lại bởi họa sĩ Trịnh Quang Vũ


Tượng hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Oánh vợ Lê Thần Tông tại chùa Mật Sơn - Thanh Hóa 


Tranh vẽ phục dựng trang phục của bà của họa sĩ Trịnh Quang Vũ

No comments:

Post a Comment