Thursday, July 14, 2016

Trang phục quân đội thời Lê Trung Hưng - các dạng trang bị khác.

3) Các dạng trang phục khác 

Vào thời Lê Trung Hưng cũng giống như thời Lê Sơ các loại nón cũng là một dạng quân trang của binh lính
Trong "Vũ trung tùy bút" của Phạm Đình Hổ cho biết : " Quân lính đội Trạo lạp, tục gọi nón Chèo vành (…) đến như 2 vùng Thanh - Nghệ thì người ta đều đội Viên cơ lạp , tục gọi nón Nghệ (…) Đến khoảng năm Nhâm Dần, Quý Mão (1782 – 1783) , quân Tam phủ cậy công làm càn, nhiều người đội nón Viên cơ để lẫn với lính, dần dần chuyển thành tục (…) Đến năm Bính Ngọ (1786) trong nước có biến, lại bỏ Viên cơ đội Cẩu diệp (…) nón Trạo không còn thấy nữa."



Tranh vẽ người lính đội nón thủy thủ ( Người trên tàu buôn đội nón này hoặc dùng khi trời nắng mưa dùng để che) hình từ sách "tranh cổ Việt Nam".


Dựa theo ghi chép trên ít nhất binh lính thời Lê Trung Hưng có 2 loại nón quân trang là Trạo lạp, Viên cơ. Một số tranh, tượng thời Lê Trung Hưng khắc họa người lính đội một số loại nón tuy nhiên chúng ta chưa rõ cụ thể loại nón đó tên gọi là gì dùng với công dụng gì.

Cũng theo "Vũ trung tùy bút" thì quân trang của một số dạng lính cấp thấp thời Lê Trung Hưng còn có một loại mũ trên gọi là Trách. Trong truyện "người nông phu" lên kinh có đoạn :" Một tên lính đội Trách màu đỏ tục gọi Kê quan cân (Mũ mào gà), tay cầm kiếm, là người quen cũ, thấy nông phu lên, liền mừng rỡ, cởi trách đội cho anh ta."

Trách (幘) là một loại khăn vấn đầu xuất xứ từ thời Hán, trong "Trung Quốc y quan phục sức đại điển" viết : "Phương Ngôn của Dương Hùng thời Hán viết rằng khăn phủ lên búi tóc gọi là khăn trách (…) loại khăn này vốn được sử dụng trong dân gian, cuối thời Tây Hán sang hèn đều sử dụng (…) đến thời Hán Văn Đế kiểu dáng khăn Trách được thay đổi như nới rộng vành khăn, gia thêm 2 vành che tai, đồng thời che đỉnh đầu."
"Hậu Hán thư – Dư phục chí" viết : "Đến thời Hiếu văn liền chỉnh vành khăn cao lên, cho thêm diềm che tai, đôn khăn lên lam vòm mũ, chạm vào phía sau thì thu lại, quần thần trên dưới sang hèn đều đội (…) Đám võ lại thường đội trách màu đỏ cho được uy nghiêm"



Một số loại Trách thời Hán

Chúng ta không biết rõ hình dáng của loại Trách thời Lê Trung Hưng còn được gọi là Mũ mào gà có giống như lọai trách thời Hán không vì thiếu tư liệu, chỉ biết đây là dạng mũ quân trang cho lính tiểu tốt.
Bên cạnh đó kiểu khinh trang đóng khố cởi trần vẫn tiếp tục được duy trì, về tục này mình đã nói ở bài trang phục.

Ngoài ra kiểu mũ Đinh Tự vốn được sử dụng làm mũ thường phục cho một số cấp quan võ hoặc văn nhất định cũng được sử dụng cho binh lính cấp thấp thời Lê Trung Hưng 


Tượng lính dắt ngựa tại lăng Dinh Hương đội mũ Đinh Tự 

Một số tranh vẽ phục dựng lại lính thời Lê Trung Hưng đội mũ đinh tự của thành viên Nam Thanh Phan trên Đại Việt Cổ Phong




(Hết thời Lê trung Hưng)

No comments:

Post a Comment