Tuesday, June 28, 2016

Quan hệ ngoại giao của chính quyền chúa Nguyễn với Xiêm từ khi khủng hoảng (1767) tới lúc sụp đổ

B) Mối quan hệ ngoại giao giữa chính quyền chúa Nguyễn và sau là Gia Long Nguyễn Ánh với nước Xiêm trước-sau khi lập ra nhà Nguyễn



1)Quan hệ ngoại giao của chính quyền chúa Nguyễn với Xiêm từ khi khủng hoảng (1767) tới lúc sụp đổ

Như bài trước mình đã nói bắt đầu từ năm 1767 chính quyền Đàng trong lâm vào khủng hoảng suy yếu trầm trọng, lợi dụng sự suy yếu này Xiêm đã dần lấy lại thế chủ động dùng sức mạnh tấn công chiếm đoạt hoặc bành trướng ảnh hưởng lên các khu vực Đàng Trong đã chiếm tại Chân Lạp, dần dà bắt đầu đi tới việc tấn công trực diện 
Và đây chính là chỗ phức tạp mà mình muốn nói đến trong quan hệ Gia Long-Xiêm như mình nói lịch sử của các nước Đông Nam Á thế kỷ 17 dính vào nhau,ràng buộc nhau nên nói tình hình Việt lúc đó mà không nói về nước khác là sẽ khuyết dữ liệu khiến người ta không hiểu được 





Xin điểm qua tóm gọn các sự kiện Xiêm-Việt để mọi người hiểu rõ 

Vương triều Ayutthaya (1351-1767) là 1 vương triều hùng mạnh và rực rỡ của Xiêm và là đối thủ kình cự lâu nhất của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và kỳ lạ thay cũng có số phận khá tương tự năm 1767 khi chính quyền ĐT bắt đầu suy yếu thì cũng là lúc Vương triều Ayutthaya sụp đổ bởi cuộc xâm lược của Miến Điện, Xiêm rơi vào tình trạng hỗn loạn cát cứ 


Lãnh thổ năm 1400 (trên) và con dấu (Dưới) của vương triều Ayutthaya



Tiếp nối triều Ayutthaya là Vương triều Thonburi chỉ kéo dài có 15 năm (1768–1782) người lập ra là Taksin Đại Đế (1734-1782) một vị vua có thể nói là có nhiều nét giống Quang Trung đặc biệt là chiến tích quân sự lẫy lừng, ông đã đánh bại cuộc xâm lăng của quân Miến Điện tới 3 lần( với 500 quân phát na vòng vây của gần 2 vạn quân Miến,lấy 5000 quân đập tan cuộc xâm lược lần 2 của quân Miến vậy cho chết đói gần 1 vạn quân... ), tiến hành các cuộc chinh phạt ngăn chặn quân Miến Điện, lập vương triều, tiêu diệt các thế lức cát cứ, đồng thời ông cũng đụng độ với Đàng Trong tới 2 lần, Taksin với các cuộc đánh dẹp của mình là người mở đường cho lãnh thổ Thái Lan thống nhất như hiện nay 

Taksin Đại đế, ''Quang Trung của Thái Lan"



Cụ thể hơn là vào năm 1769 trong nội bộ triều đình Chân Lạp xảy ra tranh giành vương vị giữa quốc vương Ramraja Non và Hoàng Tử em là Ramraja Ton (Lại nữa à sao tranh mãi thế) và cũng như mọi khi phía Việt và Xiêm lại cùng can thiệp vào nội tình (Lưu ý lúc này Chân Lạp đang là vùng thuộc quốc của ĐT) 

Tranh của Thái miêu tả lại trận Bangkeo-trận đánh nổi tiếng của Taksin đại đế với quân Miến Điện



Vương triều Thonburi giúp 1 (Phía Non) phía và Chúa Nguyễn Phúc Thuần ủng hộ 1 phía (Phía Ton), và cũng lại như mọi khi sau khi các hoạt động ngoại giao đe dọa hết tác dụng thì sẽ tới lúc dùng quân sự, và cũng như là chuyện cơm bữa trong thế kỷ 17-18 mọi mâu thuẫn, tham vọng của Việt-Xiêm sẽ được giải quyết phân lớn trên đất Chân Lạp tháng 6-1769 Taksin đại đế điều binh đến Chân Lạp để hỗ trợ việc giành ngai vàng cho phe Non mà ông ủng hộ, dĩ nhiên phía bên kia Chúa Nguyễn Phúc Thuần cũng đưa binh tới giúp phe Ton, lực lượng của Taksin bị liên quân ĐT-Ton đánh bại vào tháng 9-1769



Ngay sau đó vào tầm tháng 2-1770 đích thân Taksin đại đế dẫn quân quay lại phục thù
Đầu tiên ông dẫn quân tiến đánh Hà Tiên vào khoảng tháng 10-1771
Sau khi giành thế áp đảo Taskin để 1 phần lực lượng ở lại vây thành Hà Tiên rồi đích thân mình đưa quân quay xuống khu vực Phnôm Pênh(Nam Vang) thanh toán lực lượng của Narairaja (Ton) rồi đưa Ramaja Non lên làm vua Chân Lạp, Ton bỏ chạy về phía các chúa Nguyễn

Phục dựng hình ảnh quân lính triều Thoburi, lính Taksin đánh với quân chúa Nguyễn chắc ăn mặc-trang bị kiểu này



Tháng 6 năm sau-1772, ĐT phản công từ Gia Định quân Nguyễn trước hết tấn công Nam Vang (Để tạo thế gọng kìm, vì quân Xiêm vẫn để số lượng lớn ở thành Hà Tiên để vây thành, đánh Nam Vang rồi lấy đó làm bàn đạp vòng vào đánh Hà Tiên cộng với quân sẵn ở Hà Tiên thì sẽ chắc thắng)
Mũi phản công của quân ĐT thành công quân Xiêm bị đánh bại ở Nam Vang rút về Hà Tiên cố thủ Ton lại lên làm vua Chân Lạp
Từ lúc đó liên quân Đt-Chân Lạp và quân Xiêm bắt đầu tiến hành giằng co nhau tại khu vực biên giới Chân Lạp-Xiêm và khu vực Hà Tiên-ĐT thì quân Nguyễn giằng co với quân Xiêm

Bản đồ Nam kỳ năm 1832 hơi khác thời chúa Nguyễn nhưng nhìn vào đây có thể tưởng tượng ra cái gì mình viết về cuộc phản công năm 1772



Tuy nhiên bản thân ĐT lúc này cũng đã rơi vào khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng, tiềm lực cũng như binh lính không hùng mạnh như trước nữa
Thế nên quân Nguyễn không thể đánh nhanh gọn với Quân Xiêm mà phải cù nhầy vì không đủ khả năng duy trì đánh lớn nhưng khổ nỗi càng kéo dài chiến tranh thì lại càng làm kiệt quệ sức nước, nhận thấy là không thể duy trì chiến tranh thêm được nữa vì trong nước đã quá khủng hoảng (Kinh tế kiệt quệ, quyền thần nắm quyền lũng đoạn, mấu thuẫn xã hội gay gắt, nổi dậy ở khắp nơi đặc biệt là Tây Sơn đang mạnh lên ) vào khoảng đầu năm 1773 ĐT bắt đầu tiền hành đàm phán hòa hoãn với Xiêm 

Một bản đồ khác năm 1829, đường viền hồng là biên giới



Theo đó, ĐT thỏa thuận với Xiêm là sẽ rút quân khỏi Chân Lạp, trao trả các vùng đất của Chân Lạp trước kai ĐT chiếm giữ cho Xiêm, thừa nhận Chân Lạp là thuộc quốc của Xiêm, đổi lại Xiêm rút quân khỏi Hà Tiên để cho nhà họ Mạc vốn đã thần phục chúa Nguyễn quay lại giữ Hà Tiên như cũ
Thỏa thuận này được chấp nhận và thực hiện, Campuchia chính thức trở thành thuộc quốc của Xiêm từ đó, còn về phía chúa Nguyễn cuộc chiến tranh này là giọt nước tràn li cuối cùng đánh dấu việc chính quyền chúa Nguyễn sụp đổ 

Sau thỏa thuận năm 1773 triều Thoburi chiếm Campuchia và có lãnh thổ như thế này



Gia Định thành thông chí của Trịnh Hòa Đức có ghi chép cụ thể về cuộc chiến này:
“Tháng 9 (1771), Phi nhã Tân (tức Trịnh Quốc Anh) thấy Chiêu Thúy (Chúy) hiện đang ở Hà Tiên, lo rằng việc ấy khó chịu...(Nhân) thừa nhuệ khí vừa mới phá giặc ở Lục Côn (thuộc nước Miến Điện) nên mới thân điều 2 vạn lính thủy lục, dùng tên cướp Trần Thái ở núi Bạch Mã làm người dẫn đường.
Ngày mùng 3 tháng 10, chúng tiến đến Hà Tiên, vây chặt trấn thành (thành có 3 mặt chắn bằng ván gỗ, không phải xây bằng đất đá). Lúc ấy quân giữ Hà Tiên rất ít ỏi, nên họ phải đóng chặt cửa thành để chống cự, mặt khác lo cấp báo với đồn dinh Long Hồ. Thủy quân của Xiêm chiếm được núi Tô Châu rồi dùng súng lớn bắn vào thành, tình thế rất nguy cấp.
Đêm mùng 10, kho thuốc súng ở núi Ngũ Hổ bốc cháy khiến cả thành đều chấn động. Qua đêm 13, quân Xiêm từ cửa sau của thành do chỗ cửa sông nhỏ không được đắp thành phá cửa xông vào phóng lửa đốt dinh, ánh lửa rực cả núi rừng, quân Xiêm trong ngoài giáp công, chúng vừa đánh trống vừa hò reo huyên náo, tiếng súng đại bác vang như sấm. Tông Đức hầu (Mạc Thiên Tứ) thân dẫn quân đánh với chúng trên đường phố, một lúc sau, quân dân trong thành tan vỡ chạy tán loạn, qua canh ba thành vỡ, Tông Đức hầu quyết tử chiến với địch thì Cai đội Đức Nghiệp hầu đến ôm nách đưa Tông Đức hầu lên thuyền rồi chèo theo đường sông hướng về Giang Thành (tên một thủ sở) mà chạy. Hiệp trấn Mạc Tử Hoàng, Thắng Thủy hầu Mạc Tử Thảng và Tham tướng Mạc Tử Dung đem thủy quân phá vòng vây rồi theo đường biển chạy xuống Kiên Giang, sau đó qua Trấn Giang đóng lại.
Ngày 15, thuyền của Tông Đức hầu đến Châu Đốc, tướng Xiêm là Chiêu khoa Liên[5] cho truy binh đuổi theo, Tông Đức hầu sai Cai đội Đồ Bà (Chà Và) là Sa Ra chặn đánh nhưng cũng thua, bèn rút ra đạo Tân Châu Tiền Giang, ở đó ông gặp Lưu thủ dinh Long Hồ là Cai cơ Kính Thận hầu Tống Phước Hiệp đang thân dẫn binh của dinh đến tiếp ứng, họ vội giục gấp quân tiến vào sông Châu Đốc đánh giết đẩy lui quân giặc. Quân giặc Xiêm vì không biết đường nên đi lầm vào sông cụt, bị đại binh đuổi kịp chém đầu được hơn 300 tên. Chiêu khoa Liên bỏ thuyền chạy lên bờ rồi suốt đêm theo đường Chơn Giùm (Chan Sum) chạy về Hà Tiên. Quân dinh Long Hồ thu được 5 chiếc thuyền chiến, súng ống và vật dụng của quân Xiêm và ghe sai của Hà Tiên không kể xiết, rồi để quân ở lại giữ đạo Châu Đốc, còn đại binh lui về Tân Châu cùng Tông Đức hầu hỏi han, an ủi cơ sự, sau đó sai thuyền bè đưa Tông Đức hầu về nghỉ tại dinh Long Hồ.
Lại nói Cai đội đạo Đông Khẩu là Nhơn Thanh hầu Nguyễn Hữu Nhơn đón đánh quân Xiêm ở Cường Thành (Lấp Vò, thuộc tỉnh Đồng Tháp), Hậu Giang, ông cho quân giữ lấy chỗ hiểm yếu rồi bất thần xuất quân đánh liền mấy trận đều thắng, thu được 10 chiếc thuyền chiến của quân Xiêm. Quân Xiêm theo đường bộ chạy trốn nhưng cũng bị chém, bị thương và bị đói khát chết mất quá nửa và cuối cùng chúng thấy đất Long Hồ nhiều hiểm yếu nên không dám tái phạm. Khi ấy Phi nhã Tân để Chiêu khoa Liên ở lại giữ trấn Hà Tiên còn y thân dẫn hùng quân thẳng đến nước Cao Miên. Vua Cao Miên là Nặc Ong Ton (Ang Ton) chạy ra đất Bát Chiên, Long Quật. Phi nhã Tân đưa Nặc Ong Non (Ang Non) trở lại làm Quốc vương Cao Miên, quân Xiêm chiếm giữ phủ Nam Vang và có ý dòm ngó đất Gia Định của ta.
Tháng 11, Thống suất Khôi Khoa hầu, Tham mưu Miên Trường hầu gửi công văn mời Tông Đức hầu cùng hội họp...Tông Đức hầu trình bày hết mọi nguyên do thất thủ và dâng biểu xin chịu tội. Tháng 12, triều đình xuống chiếu tha tội cho Tông Đức hầu, lại cấp cho lương tiền rồi sai quan Điều khiển (Nguyễn Cửu Đàm) điểm binh đưa Tông Đức hầu về trú ở đạo Trấn Giang để chiêu dụ vỗ về kẻ lưu vong, chuẩn bị cơ hội dẹp giặc.
Tháng 2 mùa xuân năm Nhâm Thìn (1772), triều đình nghị tội việc Khôi Khoa hầu không tiếp viện để cho Hà Tiên bị rơi vào tay địch, giáng Khôi Khoa hầu xuống làm Cai đội, triệu Miên Trường hầu về kinh đợi lệnh. Tháng 6, quan Điều khiển điều binh tiến đánh, Đàm Ân hầu lãnh đại binh kéo đi theo đường Tiền Giang, Cai bạ dinh Long Hồ là Hiến Chương hầu Nguyễn Khoa Thuyên đem quân binh Đông Khẩu theo đường biển Kiên Giang tiến tới, Lưu thủ Kính Thận hầu theo đường Hậu Giang đến đóng ở Châu Đốc để làm 2 đường tiếp ứng cho đạo quân trước. Lúc ấy, Nhơn Thanh hầu đương bị bệnh nặng, một mình Hiến Chương hầu quản 3000 quân dùng 50 chiếc thuyền đủ cỡ lớn nhỏ tiến đánh quân Xiêm nhưng thấy bất lợi nên phải rút về đạo Kiên Giang. Đàm Ân hầu lại dùng một người Cao Miên là Nhum Rạch làm tiên phong kéo quân đến đánh Nam Vang, quân Xiêm bị chết rất nhiều. Phi nhã Tân phải chạy xuống Hà Tiên, Nặc Ong Non (Ang Non) thì chạy về Cần Vọt, quân ta thu phục được các phủ Nam Vang và La Vách. Nặc Ong Ton (Ang Ton) trở lại ngôi cũ, nước Cao Miên từ đó được yên ổn, đại binh kéo về và gửi tiệp báo lên triều đình...
Phi nhã Tân về đến Hà Tiên bèn viết thư giảng hòa gởi đến Tông Đức hầu nhưng hầu không trả lời, Phi nhã Tân tự nghĩ mình mới chiếm được nước Xiêm, gốc rễ chưa được vững bền, nay đem quân đi xâm lược phương xa cũng chưa thành công, nếu cứ để cho quân sĩ lưu dây dưa thì một mai nước Xiêm có người chiếm lấy sào huyệt khiến tấn thoái đều cùng đường, dẫu có hối cũng không kịp. Y bèn chọn quân giao cho Chiêu khoa Liên ở lại giữ Hà Tiên, còn tự thân dẫn quân, bắt lấy con cái của Tông Đức hầu và Chiêu Thúy (Chúy) đưa xuống thuyền trở về thành Vọng Các. Về tới Xiêm thì giết Chiêu Thúy.
Tháng 2 mùa xuân năm Quý Tỵ (1773), Tông Đức hầu ở tại Trấn Giang rồi cho người sang Xiêm để thăm dò động tĩnh, ngoài mặt tỏ ra là hòa hoãn kết thân, nên Phi nhã Tân bằng lòng, đưa người thiếp thứ tư và người con gái nhỏ của Tông Đức hầu mà y đã bắt để làm tin trở về Trấn Giang và cho gọi Chiêu khoa Liên về nước. Khi quân Xiêm qua xâm chiếm, chúng đã phá hết thành lũy Hà Tiên, phá tan nhà cửa, cướp hết của cải, nhân dân đều bỏ trốn chỉ còn lại gò đất hoang mà thôi. Tông Đức hầu khôn xiết bùi ngùi trước cảnh hoang tàn như thơ Thử Ly miêu tả nên tạm trú ở Trấn Giang, rồi sai Hiệp trấn Mạc Tử Hoàng trở về để sửa sang lại dinh lũy.”

Đọc qua ta có thể thấy nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến này là Taksin muốn diệt con của 1 đối thủ chính trị có khả năng đe dọa ngai vàng  tuy nhiên theo bài viết của học giả Trần Trọng Kim thì đây chỉ là cái cớ giống như Tào Tháo khi xưa lấy cớ báo thù cha đánh Từ Châu, Lưu bị lấy cớ báo thù Quan Vũ đánh Giang Đông thôi, mục đích diệt đối thủ chính trị là phụ, tấn công bành trướng lãnh thổ mới là chính 



Từ năm 1773 trở đi chính quyền ĐT bại như núi đổ,cuối năm 1773 Tây Sơn chiếm được Quy Nhơn, chính quyền chúa Nguyễn lùi vào Nam bộ

Tây Sơn liên tục tiến công tới tháng 9 năm 1777, Nguyễn Huệ tấn công bắt và giết được chúa Nguyễn Phúc Thuần tại Long Xuyên (nay là Cà Mau)

Cùng năm đó tháng 10-1777 Nguyễn Lữ dẫn quân đánh Sài Côn (nay thuộc Tiền Giang). Bắt và giết toàn bộ gia đình chúa Nguyễn Phúc Dương, chỉ có Gia Long Nguyễn Ánh chạy thoát, chính quyền chúa Nguyễn chính thức sụp đổ
Cũng từ đây cuộc sống lưu vong của Nguyễn Ánh bắt đầu


Tạm hết bài này bài sau sẽ là: Các hoạt động ngoại giao của Nguyễn Ánh với Xiêm từ 1778 tới 1802

No comments:

Post a Comment