Đọc bài bác mới biết kế lui về Tam Điệp là của Ngô Văn Sở, làm em lâu nay cứ tưởng do Ngô Thì Nhậm nghĩ ra Cho em hỏi bác lấy thông tin này từ đâu ạ? Em hỏi để tìm đọc chứ không có ý gì đâu
Ngàn lời cảm ơn đến bác |
Trong đó khi bàn về Ngô Thì Nhậm thầy đại ý nói ông là nhà văn hóa lớn có các đóng góp trên nhiều phương diện nhưng ông cũng có rất nhiều vai trò khác nhau như nhà chính trị-quân sự....tuy nhiên nếu chỉ nhìn thấy những đóng góp về văn hóa của ông mà đánh đồng vào cả vai trò chính trị-quân sự thì còn chưa công bằng
Thực tế cho thấy ta biết qua hình ảnh của Ngô Thì Nhậm chủ yếu qua tác phẩm "Hoàng Lê Nhất thống chí" mà HLNTC lại là do Ngô gia văn phái tức là do con cháu của chính Ngô Thì Nhậm viết ra, lại được viết cách các sự kiện chính của cuộc đời NTN rất xa nên chắc chắn sẽ có sai sót cũng như không thể trách khỏi sự tâng bốc quá đà với cha ông mình
Còn thực tế trong lịch sử thì vai trò của ông trên mỗi lĩnh vực đều có sự khác biệt, đóng góp lớn nhất của ông chỉ là trên mặt văn hóa còn trên mặt chính trị-quân sự thì không có gì đáng kể, lâu nay ta do ảnh hưởng của HLNTC nên bị hiểu nhầm về NTN
Thầy giáo mình đã chỉ ra các điểm sau:
Xét về đóng góp trên mặt quân sự trong cuộc chiến tranh năm Kỷ Dậu 1789 với quân Thanh thì xét trên 3 nguồn tài liệu
Theo chính bản tường thuật của các tướng Thanh đã tham gia đánh trận với quân Tây Sơn,theo sử nhà Nguyễn, theo ghi chép đương thời
Khâm định việt sử thông giám cương mục của nhà Nguyễn có ghi rằng
“... Văn Sở sai tướng chẹn giữ bến đò Xương Giang. Lại sai nội hầu Phan Văn Lân đem hơn một vạn quân tinh nhuệ ở Thăng Long lên đóng ở Thị Cầu. Sau khi phá vỡ luôn được mấy cánh quân của Tây Sơn, quân Thanh tiến lên chiếm đóng núi Tam Tằng. Văn Lân, nhân đang đêm, xông pha rét lạnh, lén vượt sông Nguyệt Đức, vây doanh trại Tôn Sĩ Nghị.
Nhưng thế trận của Sĩ Nghị vững chắc, không lay chuyển, đồng thời súng hoả sang của quân Thanh lại cùng bắn ra: giặc không đến gần được. Trương Sĩ Long, tiên phong quân Thanh, xung phong giết giặc.
Cung tên của hai cánh quân tả dực và hữu dực nhà Thanh lại bắn châu vào: quân giặc bị chết vô kể. Trước đó, Sĩ Nghị ra quân kỳ, do phía thượng lưu, vượt qua sông, đánh úp doanh trại Thị Cầu. Trông thấy trong trại bốc lửa, giặc cả sợ, phải vượt luỹ mà chạy. Quân Thanh thừa thắng, ruỗi dài, cả phá được giặc. Văn Lân chạy về Thăng Long. Sĩ Nghị tiến đến bờ phía Bắc sông Nhị.
Sau đó Sở lệnh Lân làm đoạn hậu bảo vệ cho tiền đội rồi ồ ạt rút lui khỏi Thăng Long"
Bản tấu của Tôn Sĩ Nghị với vua Càn Long tường thuật lại diễn biến của chiến dịch (Mình tóm gọn lại vì bản gốc rất dài)
"....lược một đoạn râu ria không quan trọng lắm
...mình lược bớt 1 đoạn ghi chép chiến sự không quan trọng,đoạn dưới đây mới đáng chú ý.....
Khi nghe tin quân mình (Tây Sơn-TS ) bị thua ở sông Thương, nội hầu Phan Văn Lân (潘文璘) lập tức điều động 5000 quân, đích thân chỉ huy chống giữ phòng tuyến Thị Cầu. Y chia quân đóng trên các sườn núi và chỗ hiểm yếu ở bờ sông phía nam, lại thiết lập nhiều đồn luỹ bằng tre, gỗ dọc theo bờ sông phòng ngự. Ngày 15 tháng 11 năm Mậu Thân (Càn Long 53, 1788), quân ta (Quân Thanh-QT) từ núi Tam Tằng (三層) tiến xuống đóng ở bắc ngạn sông. Phía bắc sông Thị Cầu đất thấp, Văn Lân trải quân thành hình vòng cung, tập trung súng lớn bắn sang, quân ta (QT) bị bất lợi nên cố hết sức theo cầu phao vượt sông ùa lên.
Quân giặc (TS) chặn cầu phao và dùng thuyền nhỏ đánh tới, hoả lực rất mạnh khiến cho quân ta(QT) tổn thất, du kích Vu Tông Phạm (于宗範) trúng đạn chết, du kích Trần Thượng Cao (陳上高), thủ bị Trương Vân (張雲) thiên tổng Trần Liên (陳連) đều bị trọng thương, ngay cả tổng binh Thượng Duy Thăng cũng bị thương ở ngón tay, Hứa Thế Hanh sai quân đắp tường đất để ngăn đạn, hết sức chống giữ. Quân ta (QT) cầm cự từ giờ Tỵ (khoảng gần trưa) ngày 15 đến chiều tối ngày 16, bèn dàn đại pháo bên bờ sông bắn trả nhưng quân giặc có lợi hơn vì từ trên cao bắn xuống.
Tôn Tổng binh (Tôn Sĩ Nghị) thấy dòng sông ngoằn ngoèo, địa thế tối tăm, nên sai dân quân dùng thuyền chở tre gỗ giả vờ như định làm cầu nổi để qua sông nhưng bí mật sai tổng binh Trương Triều Long đem 2000 quân nhân lúc tối trời đi xuống 20 dặm dùng cầu phao và thuyền nhẹ, mang theo lương khô lén vượt qua.
Trương Triều Long cho để lại 500 quân chặn giữ cửa sông, đem 1500 quân tiến lên trước, sai các thổ dân dẫn đường. Tôn Sĩ Nghị lại sợ quân đi quá ít nên sai tổng binh Lý Hoá Long (李龍) đem 500 quân đi tiếp ứng.
Đến giờ sửu ngày 17 tháng 11 (khoảng 2, 3 giờ sáng) quân ta (QT) ôm ống tre làm phao, men theo cầu nổi từ chính diện tiến sang, trong khi Trương Triều Long dẫn quân men theo sườn núi tập hậu đánh bất ngờ vào đại doanh của Văn Lân.
Khi thấy lửa nổi bốn bề, quân giặc (TS) ban đêm không biết địch đông ít ra thế nào nên tan vỡ phải bỏ đồn chạy trở về Lê thành (Thăng Long).
Thấy thế quân ta (QT) như vũ bão, Ngô Văn Sở bàn với các tướng rồi theo kế rút về Tam Điệp để tập trốn tránh chờ Nguyễn Huệ từ Phú Xuân
Quân ta (QT) tiến vào Lê thành (Thăng Long)....."
Chú thích: Quân Thanh trận này chết phải hơn 1000 người, hơn 500 bị bắt. Tôn Sĩ Nghị muốn thị uy nên ngoài một số dân công bị cắt tai cho về báo tin, còn chém đầu 423 người bị họ bắt được, và tịch thu 314 khẩu đại pháo. Số quân của Phan Văn Lân chạy về được đến Thăng Long chỉ còn độ 1, 2 ngàn.
Tài liệu mình vừa trích là bản tường thuật do Tôn Sĩ Nghị gửi lại cho vua Càn Long dĩ nhiên do để tâng công với vua nên Tôn Sĩ Nghị có chém gió quá đà lên về diễn biến trận đánh cũng như khai khống số địch giết được hạ số thương vong của quân Thanh lại kịch tính hóa trận đánh lên giống như quân Thanh đánh rất tài tình, thần diệu, oai dũng dù thực tế trận đánh rất nhanh gọn và đơn giản nhưng tài liệu này cũng cho thấy không hề có mặt Ngô Thì Nhậm trong suốt quá trình đánh đấm giữa Quân Thanh và Tây Sơn.
Tài liệu nữa là từ Việt Thanh Chiến Sử của tác giả Ngụỵ Nguyên do giáo sư , Hoàng Xuân Hãn dịch có ghi chép tương tự
Còn cụ Lê Quýnh vốn là bồi thần của vua Lê Chiêu Thống trong Bắc Hành Tùng Ký có ghi chép là
"....Đến khi đại binh (Quân Thanh) tiến đến núi Tam Tằng, cách địch con sông. Lê Duy Đản nói (mưu ấy) với quan lớn Tôn. Quan lớn bèn nghe kế. Ngày 20, qua sông Thị Cầu, phá doanh giặc, tiến đến bờ bắc sông Phú Lương (muốn nói sông Nhị).Tướng giặc Tây Sơn là Sở (Ngô Văn Sở) bàn cùng các tướng bỏ thành Thăng Long chạy về phương nam. Các tướng chấp thuận ý đó, sau đó Sở lệnh rút quân...”
Ít nhất trong cả 3 tài liệu của cả 3 phía đều ghi chép việc người chủ trì rút lui cũng như chủ động đón đánh quân Thanh là Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân cùng các võ tướng Tây Sơn cũng như nắm quyền chỉ huy là Ngô Văn Sở, tịnh không có dòng nào nói về Ngô Thì Nhậm
Bài luận của thầy mình chỉ ra là nếu Ngô Thì Nhậm có vai trò lớn trong trận đánh với Quân Thanh như vậy sao sử sách của Nhà Nguyễn,Nhà Thanh lẫn ghi chép đương thời không có chút lưu lại nào? Chỉ có đúng tác phẩm HLNTC do con cháu Ngô Thì Nhậm viết là nói tới
Lại nữa thầy mình còn đặt ra nghi vấn là có thực sự Ngô Thì Nhậm có vai trò lớn với nhà Tây Sơn như ta vẫn nghĩ lâu nay hay không?
Bởi trước hết như ta đã biết sau khi lên ngôi lập ra nhà Nguyễn vua Gia Long đã tiến hành trả thù, cấm đoán, trừng phạt những người theo Tây Sơn rất nặng
Tất cả những ai từng cộng tác với Tây Sơn đều bị giết hại truy bức, nếu không bị giết thì cũng tù ngục mọt gông, đi dày xa xứ hoặc tịch biên gia sản, gia tộc coi như bị "Lí lịch đen" vĩnh viễn không ngẩng mặt lên được
Sau này con cháu đến mấy đời đều dính vạ, có người chỉ vì cha ông có chút dính líu tới Tây Sơn mà sau đó không được đi thi hoặc đã đỗ đạt lại bị hủy bỏ danh tước, có người bỏ đi biệt xứ
Cứ theo như những gì ta biết về lý lịch Ngô Thì Nhậm hiện nay thì ông theo Tây Sơn làm đến thượng thư bộ binh tức là về lý thuyết có lúc chính ông đã giúp Tây Sơn điều binh tướng truy giết Gia Long và đánh nhau với quân Nguyên, không những thế lại còn đóng góp rất nhiều với Tây Sơn về ngoại giao chính trị, xét ra là thành phần cực nguy hiềm với chế độ
Theo cái lý lịch đại nghịch tày trời đó thì Ngô Thì Nhậm cũng nhà họ Ngô Thì sau này không bị nhà Nguyễn tru di thì cũng bị đày đọa cho tàn bại, con cháu đừng mơ còn đứng thẳng nổi
Ấy thế mà cuối cùng Ngô Thì Nhậm cùng vài danh sĩ Bắc Hà đã cộng tác với Tây Sơn chỉ bị nọc ra đánh có 100 roi rồi đuổi về (Nhưng do Ngô Thì Nhậm tuổi già sức yếu chịu không nổi đòn roi nên sau đó 1 thời gian thì mất) , con cháu họ Ngô Thì không bị truy bức sau này vẫn có người nhà họ Ngô Thì làm quan to dưới triều Nguyễn lại còn đủ bút lực để mà viết ra HLNTC, tất cả các thông tin trên trện nay đều đã có trên wiki mọi người có thể tra sẽ thấy
Sao lại có chuyện như vậy cơ chứ? Vua Gia Long đột nhiên nhân từ hay sao? Đến chỉ là lính quèn cho Tây Sơn mà đã bị trừng trị nặng rồi thì làm quan to với đóng góp lớn như Ngô Thì Nhậm lại đáng để tha à?
Vì thế thầy mình kết luận rất có thể Ngô Thì Nhậm không hề làm đến thượng thư bộ binh hoặc có làm cũng chỉ là làm chức hờ cho có, cũng như không có đóng góp lớn tới thế cho nhà Tây Sơn, rất nhiều công lao và thành tích của ông là được bịa ra bởi con cháu ông hoặc chính ông nhằm cứu vãn chút danh dự cho sĩ phu Bắc Hà trong thời mạt Nho
Cũng chính vì vậy vua Gia Long không hề trừng trị ông cũng như nhà Ngô Thì nặng bởi ông không cộng tác nhiều với Tây Sơn không gây nguy hiểm được cho Nhà Nguyễn và có thể Tây Sơn dùng ông cùng các sĩ phu Bắc Hà chỉ là để lấy lòng người, chứ thực quyền cũng như vai trò chính vẫn là của các tướng lĩnh,quan thần đã theo Tây Sơn từ lâu
Và trên thực tế ta cũng thấy trong các sử liệu ít ỏi lẫn lộn về những sự kiện của triều Tây Sơn sau khi vua Quang Trung mất tới lúc bị diệt thì Ngô Thì Nhậm cũng hầu như vắng mặt
Tuy nhiên do chúng ta lâu nay bị ảnh hưởng bởi bộ tiểu thuyết dã sử HLNTC do chính nhà họ Ngô Thì viết nên lẫn lộn văn học với lịch sử, phóng đại quá lớn vai trò của Ngô Thì Nhậm
No comments:
Post a Comment