Tuesday, June 28, 2016

Quan hệ Xiêm La - Đằng Trong và các ảnh hưởng văn hóa.

Đây là bài mình viết về bang giao giữa Nguyễn Ánh với nước Xiêm (Thái Lan) một mối quan hệ chắc chắn gây vô số tranh cãi nếu không muốn nói là những lời chỉ trích và buộc tội 
Ở đây xin nhắc lại mình không hề có ý bênh vực gì Gia Long cả vì Nguyễn Thế Tổ có công và tội riêng 
Mình chỉ muốn dùng bài viết này ít cung cấp góc nhìn mới về các hoạt động của Gia Long thôi 

Trước hết mình xin thống kế các tài liệu mình dùng để tham khảo 


A Voyage To Cochinchina-Jonh Barrow
Lords Of Life: A History Of The Kings Of Thailand của Chula Chakkabonse
Cuộc nổi dậy của Tây Sơn xã hội và tôn giáo VN thế kỷ 18 của Maurice Durance
Xiêm La Thực Lục của Chaophraya Thiphakorawong
Việt Sử Xứ Đàng Trong của Phan Khoang
Đại Nam liệt truyện của Quốc sử quán nhà Nguyễn
Xiêm La Quốc Lộ Trình Tập Lục của Dương Văn Châu 
Cùng các bài viết trên tạp chí nhân vật và sự kiện tạp chí của bộ ngoại giao Việt Nam số tháng 6-2011
Tạp chí nghiên cứu lịch sử 
Đại nam thực lục tiền biên
Và Cuốn Lịch sử VN của Đào Duy Anh





Thật đáng tiếc là mình không biết tiếng Thái Lan nên không thể tham khảo được bất cứ 1 tài liệu nguyên gốc bằng tiếng Thái nào đành phải dựa vào các bài nghiên cứu khác


Rồi sau đây là chi tiết 

Từ trước tới giờ nhắc tới mối quan hệ này ta thường nghĩ ngay tới cảnh cõng rắn cắn gà nhà và một loạt các ác cảm khác
Không sai việc Gia Long cầu viện quân Xiêm là thật quân Xiêm sang quấy rối nước ta rồi bị đánh bại thua chạy cũng là thật nhưng mọi vấn đề ở trên đời biết qua loa thì dễ chứ biết tường tận để rồi từ đó đưa ra cái nhìn khác quan thì rất khó 

Vậy cụ thể vấn đề này như thế nào?

Trước hết cần phải hiểu mối quan hệ cũng như thực lực giữa 2 nước Xiêm và Đàng Trong



A) Quan hệ Xiêm La-Đàng Trong và các ảnh hưởng văn hóa 

1) Các ảnh hưởng văn hóa 


Chúng ta phần lớn đều đã biết không ít thì nhiều rằng Việt Nam chịu ảnh hưởng của 2 nền văn minh là Trung Quốc và Ấn Độ trong đó ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa rõ nét ở phía Bắc thì văn minh Ấn Độ lại tác động mạnh về phía Nam 


Thật đáng tiếc là dù biết ít nhiều được điều đó nhưng cứ mỗi lần tranh cãi về vấn đề tình hình xã hội,các cuộc chiến tranh xung đột trong thế kỷ 17-18 phần lớn chúng ta lại dùng tư tưởng Nho giáo để vận vào các nhân vật lịch sử bất kể là ai


Trong khi trên thực tế đến trong một nhà thì anh em cha con còn tính cách khác nhau chứ nói gì tới 1 vùng lãnh thổ với tình hình chia cắt hơn 300 năm từ thời Lê-Mạc rồi lại tới Trịnh-Nguyễn thì đã dẫn tới tư tưởng và văn hóa có khác biệt lớn rồi 


Chỉ nói riêng tình hình Đàng Trong-Đàng Ngoài (ĐT-ĐN) với sự chia cắt cả trăm năm có chính quyền riêng hành chính và văn hóa riêng từ lâu cư dân 2 miền căn bản đều tự coi mình là công dân của 2 quốc gia độc lập 
Chính quyền cả ở ĐN-ĐT dù đều dựa trên nền tảng Nho học để xây dựng bộ máy hành chính nhưng kết quả và cách thức lại khác nhau


ĐN với tư cách là khu vực chịu ảnh hưởng Nho học lâu đời, cũng như văn minh TQ cũng ảnh hưởng từ lâu nên cơ chế nhà nước tới thế kỷ 17-18 dù có sự lũng đoạn của tập đoàn họ Trịnh nhưng vẫn là quốc gia với quân chủ chuyên chế tổ chức chặt chẽ theo mô hình phong kiến Trung Hoa theo điển chương, nghi lễ, quy tắc của Nho giáo
Dĩ nhiên cái kiểu cho một vùng hưởng tự trị thì ở Đàng Ngoài cũng có nhưng không có sự tự do được như các thời trước vì ngay từ đầu thời Lê, Lê Thái Tổ đã có chủ trương đánh dẹp các thế lực tự trị nhằm củng cố vương triều mà tiêu biểu là việc dẹp sự cát cứ của họ Bế,họ Cầm ở châu Phục Lễ-Cao Bằng,Tuyên Quang,Thái Nguyên ngày nay
Tới thời Lê Thánh Tông một vị vua độc tôn Nho học thì ông lại càng ra sức loại bỏ các thế lực hoặc mầm mống cho cát cứ tự trị, cùng với hàng loạt các cuộc chinh phạt đánh dẹp nhà Lê còn cải cách quan chế-hành chính
Các Phủ,lộ,châu có khả năng cát cứ tự trị thuộc các vùng Cao Bằng-Lạng Sơn ngày nay (Theo hành chính nhà Lê khi đó là thuộc các phủ Thái Nguyên/Ninh Sóc-Tuyên Quang) thì nhà Lê đặt các an phủ sứ, tuyên phủ sứ,tri châu do triều đình bổ nhiệm làm người đứng đầu, dưới là các sẽ là các thổ quan là người bản địa làm cố vấn, với cách làm này các thế gia lâu đời cát cứ không còn có quyền lực chính trị chỉ có ảnh hưởng về xã hội dù triều đình cũng có lúc vỗ về trọng dụng nhưng nhìn chung họ không thể can dự vào vấn đề chính trị

ĐN nhà Lê rồi đến Chúa Trịnh đã phân chia hành chính rất chặt chẽ tới thời Trịnh Sâm đơn vị hành chính cao nhất là trấn (Cả nước có 11 trấn) dưới là phủ, huyện, châu và xã.
Đứng đầu Trấn là Trấn ty, Thừa ty và Hiến ty đứng đầu các phủ là An phủ sứ đứng đầu châu, huyện là tri châu hoặc trị huyện đứng đầu cấp xã là xã trưởng có thể nói là bộ máy hành chính quan chế đã hoàn thiện vô cùng từ trên xuống dưới



Bản đồ hành chính của Đàng Ngoài vẽ năm 1771






Ngược lại ĐT thì là vùng đất mới được hình thành các vùng đất đều lần lượt được thu phục dần dần dù giai cấp thống trị,các Chúa Nguyễn ,quan lại đều đi theo Nho học và cố gắng tạo dựng một thể chế đại để như ĐN
Nhưng do điều kiện về sự đa sắc tộc, văn hóa cũng như ảnh hưởng của văn hóa Ấn mạnh hơn nên chúa Nguyễn không thể cứ có một vùng đất nào mới là ngay tức khắc áp dụng mô hình hành chính Nho học vào mà có áp dụng thì cũng vô dụng nên các chúa Nguyễn có hướng tiếp cận mềm dẻo hơn

Đàng Trong các chúa Nguyễn chia cấp hành chính cao nhất là dinh dưới là phủ dưới nữa là huyện cuối cùng là tổng và xã ngòai ra còn có 2 trấn đứng độc lập
Đứng đầu các cấp trấn là Trấn thủ, Cai bạ và Ký lục cấp dưới nữa là Tri phủ,tri huyện rồi cai tổng, xã trưởng


Nghe thì có vẻ chặt chẽ đó nhưng thực tế cơ cấu này lỏng lẻo hơn rất nhiều so với ĐN chỉ trừ các vùng chúa Nguyễn kiểm soát chặt được thì cách tổ chức hành chính còn được tuân theo còn các vùng xa xôi cơ như vùng dinh Phiên Trấn (Gia Định) và Long Hồ (Vĩnh Long) được coi là các vùng biên viễn hoặc các vùng giáp người Thượng Tây Nguyên thì đều là giang sơn riêng cả các dân tộc thiểu số các Hoa Kiều có thế lực lớn….các quan chức của Chúa Nguyễn đến cai trị chỉ giống như các đại sứ đại diện cho chúa Nguyễn chứ quyền lực không tác động được tới khu vực đó


Tới trước khi nhà Nguyễn lập nên thì chính quyền ĐT nhìn chung vẫn là dạng nhà nước theo hướng một nửa là liên minh các gia tộc lớn, các khu vực trong đó nhà Chúa là người đại điện cho vương quyền được tất cả công nhận một nửa là quân chủ chuyên chế
Trong các khu vực được các chúa Nguyễn kiểm soát chặt chẽ thì sẽ là mô hình quân chủ chuyên chế (Như Phú Xuân-Quảng Nam) còn lại các vùng chúa Nguyễn khó kiểm soát thì cho phép hưởng cơ chế tự trị độc lập (Như vùng Tây Nguyên -Tây Nam Bộ)
Chắc mọi người hẳn sẽ thắc mắc tại sao mình lại lằng nhằng trình bày những cái trên?
Lí dó rất đơn giản vì chính các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng tới quan hệ Việt-Xiêm mà cụ thể hơn là quan hệ đàng Trong với Xiêm cũng như sau này là giữa Gia Long-hậu duệ chúa Nguyễn với Xiêm 



Chính vì cơ chế chính trị của ĐT khá thoáng cùng như ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ nên sau này nó còn ảnh hưởng tới nhà Tây Sơn buổi đầu và ở nghĩa nào đó theo như Cuộc nổi dậy của Tây Sơn xã hội và tôn giáo VN thế kỷ 18 của Maurice Durance nhận định ở chừng mực nào đó cuộc nổi dậy của Tây Sơn có hơi hướng của 1 cuộc nổi dậy giữa các lực lượng, cộng đồng người chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn chống lại một triều đình cố sử dụng các biện pháp cai trị mang tính Nho học và sau này Tây Sơn dựng hình mẫu vương triều theo kiểu Nam Bắc kết hợp cố gắng trung hòa giữa Văn minh Ấn với văn hóa Nho học





Trước hết chúng ta cần phải hiểu được vài quan niệm cơ bản về nhà nước vũ trụ của các gia ảnh hưởng bởi văn minh Ấn


-Quan niệm vũ trụ của người Ấn là thế giới bao gồm 1 vùng đât khổng lồ tròn như cái đĩa có 7 đại dương và 7 lục địa

-Chính giữa vùng đất này là một ngọn núi cao tới không thể tính được gọi là Meru hay Medus tùy phiên âm, tất cả các vì tinh tú đều xoay quanh đỉnh núi này ở nơi đây chư thần ngự trị trên 1 cung điện lớn có 8 cổng mỗi cổng có 1 vị thần gọi là Lokapalas-Lopagalas hay Logalasta tùy phiên âm các nước trấn giữ mà nếu dịch ra Hán-Việt sẽ là các cụm từ kiểu như Thiên vương-Pháp vương-Hộ Pháp....




Sơ đồ vũ trụ theo quan điểm Ấn Độ


Đọc sơ qua chắc mọi người ai có chút hiểu biết về Phật giáo đều thấy quen vì hẳn nhiên Phật giáo cũng chịu ảnh hưởng của tư duy thế giới quan này 


Giờ mình xin điểm qua các quốc gia chịu ảnh hưởng của Ấn Độ đã xây dựng hành chính quốc gia thế nào nhé


-Kinh đô Kinh đô Angkor của Cam, Thạt Luổng của Lào nếu mọi người để ý đều có 4-8 cổng được xây trên một vùng đất cao nhất tượng trung cho ngọn núi thiêng

-Vua Thái Lan và Mianma có 4 hoàng hậu và 4 thứ phi tổng cộng là 8 người và họ được đặt danh hiệu là Bắc hậu,Tây hậu,Nam hậu,Đông hậu-4 thứ Phi có danh hiệu là Đông Bắc Phi,Tây Nam Phi,Đông Nam Phi,Tây Bắc Phi-Các phi tần nhỏ khác không được đặt tên như thế 


Xin lưu ý là các danh hiệu dịch đại thể ra Hán-Việt là vậy chứ dĩ nhiên trong ngôn ngữ các nước đó nó khác nhưng vẫn mang ý chỉ phương hướng



-Ngoài ra thiết kế quan lại của các triều đình này sẽ luôn có tứ trụ đại thần họ không chỉ là 4 quan to nhất mà còn nắm binh mã bảo vệ kinh đô,đội quân họ nắm được chia đều ra 4 khu vực quanh kinh đô

-Nếu như quan niệm Nho giáo coi vua là con trời thì trong quan niệm của Ấn độ vua là hiện thân hay chuyển thế của thần linh tối cao mà cụ thể hơn trong Ấn giáo là thần Siva hay thần Vishnu

- Kỳ quan Angkor Wat do vua Suryavarman II của Cam ra lệnh làm với mục đích ca tụng thần Siva mà ông tự nhận là hiện thân 



Tranh khắc đá vua Suryavarman II 

Sơ đồ AngKor Vat theo nguyên lý vũ trụ của Ấn Độ 







Điểm sơ qua như vậy giờ mình xin đối chiếu với Nguyễn Ánh cũng như Tây Sơn để mọi người thấy nhé:
-Ban đầu khi Tây Sơn mới nổi dậy Nguyễn Nhạc đã tự xưng là Ông Cả, Thượng Sư
-Nguyễn Lữ chiụ ảnh hưởng rất nặng của các tôn giáo thời đó tại ĐT bản thân ông trước khởi nghĩa cũng là người theo Ma ní giáo thờ thần lửa truyền từ Ả rập sang Ấn rồi sau đó lan tỏa các nơi (Hay còn gọi là Minh giáo,Bái hảo giáo fan kiếm hiệp chắc nhận ra rồi chứ)

-Nguyễn Ánh sau này cũng được người Nam Bộ gọi là Ông Thượng Sư bắt nguồn từ cách phiên âm Ong Chiang Su của người Xiêm hay Nguyễn Lữ được gọi là Ông Bảy (Ong Bai) rồi các danh xưng như Ông Thượng Công (Ong Thuang Kong)….mà dân gian vùng Gia Định-Tây Nam Bộ thời đó gọi (Dẫn theo sách Việt Sử Xứ Đàng Trong của Phan Khoang




-Sau này khi Tây Sơn lập quốc Quang Trung lên ngôi ở Núi Bân, xưa nay theo điển chế Nho giáo thì vua lên ngôi luôn phải ở cung điện chứ khong có chuyện lên núi cả và lịch sử vua chúa Việt chưa có ai trừ Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi trên núi
-Nguyễn Huệ lên ngôi ở núi Bân giống như các vua Thái,Xiêm,Lào…vì trong quan niệm của họ vua lên ngôi ở trên núi mô phỏng lại ngọn núi thiêng Meru trong Ấn giáo
-Các bạn hãy nhìn ảnh dưới này nhé 



Đây là ảnh chụp Phượng Hoàng Trung Đô mà Quang Trung dự định xây tại làng Dũng Quyết, xã Yên Trường, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An (nay thuộc phường Trung Đô, TP Vinh)
Địa thế của Phượng Hoàng Trung Đô dựa vào 2 quả núi Núi Quyết và núi Kỳ Lân hay như sách La Sơn phu tử nói rõ thêm:
"Núi Mèo (tức Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chấp vào núi ấy. Mặt đông bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành."
Kiểu làm thành này rõ ràng chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi tư duy thành quách của văn minh Ấn Độ giống như Cam,Thái,Lào




-Và nếu ta còn nhớ thì vua Quang Trung đã phong cho Ngọc Hân làm Bắc Cung hoàng hậu, ban đầu mình cứ nghĩ cá danh hiệu đó ám chỉ xuất xứ từ miền Bắc của Ngọc Hân nhưng ít nhất tới giờ theo những gì còn lưu lại thì Quang Trung có ít nhất 6 vợ ngoài Bắc Cung hoàng hậu thì còn có Chính cung hoàng hậu là mẹ của Nguyễn Quang Thuỳ, nếu theo quy chế Nho giáo vua chỉ có thể có 1 hoàng hậu nhưng nếu như so với cách tổ chức hậu cung theo hướng Ấn thì chắc hẳn Quang Trung còn có Tây cung hoàng hậu và Nam cung hoàng hậu bên cạnh Bắc cung và Chính cung, đáng tiếc là sử liệu về Tây Sơn nhầu như mất trắng nên không thể biết được lai lịch cũng như thứ bậc cụ thể của hậu cung Quang Trung



- Còn một điểm nữa mà theo nhà nghiên cứu Song Ju Nam của đại học ngoại ngữ Hàn Quốc từng nhận định là các đách kiểu Tây Sơn đánh rát, đánh vỗ mặt không cho địch nghỉ, tận dụng sư trợ chiến của voi và hỏa lực tầm xa nếu đem đối chiếu với cách đánh của các nước Đông Nam Á như Miến,Thái,Lào…thì có nhiều nét tương đồng bên cạnh sự sáng tạo phát triển riêng của Tây Sơn (Cái này dài dòng lắm có dịp mình sẽ nói sau)

No comments:

Post a Comment