Wednesday, June 29, 2016

2) Kỹ nữ thời Lý (1009-1225) - Phần 1



2) Kỹ nữ thời Lý (1009-1225)

Phần này mình dùng tài liệu tại các bộ sử:

Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT)
Việt Sử tiếu án (VSTA)
Đại Việt sử lược (ĐVSL)
Khâm định việt sử thông giám cương mục (CM)
Các tài liệu nhỏ khác mình sẽ dẫn cụ thể


Nhà Lý tiếp nối Tiền Lê đã tạo ra một sự phát triển mới, với việc dời đô ra Thăng Long đưa vị thế quốc gia lên tầm mới, sự phát triển về văn hóa-kinh tế-xã hội cũng được nâng cao
Theo đà đó kỹ nữ thời Lý cũng có sự phát triển cao hơn


2.1) Khảo cứu ở sử liệu 

2.1.1) Đời Lý Thái Tổ

#
ĐVSKTT
Ất Sửu, [Thuận Thiên] năm thứ 16 [1026], (Tống Thiên Thánh năm thứ 3).
Mùa thu, tháng 8, định binh làm giáp, mỗi giáp 15 người, dùng một người quản giáp. Lại định các cấp bậc quản giáp (khi ấy có con hát là Đào thị, giỏi nghề hát, thường được ban thưởng. Người thời bấy giờ hâm mộ tiếng hát của Đào thị, phàm các con hát đều gọi là Đào nương).

VSTA
“Vua định số quân ra từng giáp, mỗi giáp là 15 người, dùng một người làm quản giáo, rồi lại đổi gọi là Hỏa đầu, làm Chánh thủ, duy con nhà chèo hát thì gọi là quản giáp.
Bấy giờ có con hát là Đào Thị, có tiếng tốt và giỏi tài nghệ, từng được Vua thưởng; người ta mộ dang tiếng thị ấy, phàm con hát đều gọi là Đào nương, bắt đầu từ đây.”


2.1.2)Đời Lý Thái Tông

#
ĐVSKTT
Mậu Thìn, [Thuận Thiên] năm thứ 19 [1028], (Từ tháng 3 về sau là niên hiệu Lý Thái Tông,
Thiên Thành năm thứ 1; Tống Thiên Thánh năm thứ 6).
Tháng 6, lấy ngày sinh của vua làm tiết Thiên Thánh. Lấy tre làm núi Vạn Tuế Nam Sơn ở Long trì: kiểu núi làm thành năm ngọn, trên đỉnh ngọn ở giữa dựng núi Trường Thọ, bên đỉnh bốn ngọn xung quanh đều đặt núi Bạch Hạc, trên núi làm hình dạng các giống chim bay thú chạy, lưng chừng núi có rồng thần cuốn quanh, cắm xen các thứ cờ, treo lẫn vàng ngọc, sai con hát1 thổi sáo thổi kèn trong hang núi, dâng ca tấu múa làm vui, cho các quan ăn yến. Quy chế núi năm ngọn bắt đầu từ đấy.”


ĐVSL
Tháng 6, lấy ngày sinh nhật của vua làm tiết Thiên Thánh. Làm núi Vạn Tuế ở Long Trì. Có năm chỏm núi. Chỏm giữa có dựng bức tranh Trường Thọ Tiên, hai bên đầu có con hạc trắng. Trên núi còn làm hình tiên bay, chim, thú. Sườn núi lại có hình rồng thần vờn quanh. Lại trưng dụng cờ xí, treo vàng, ngọc bích, sai bọn linh nhi (Con hát) đứng ở trong khoảng đất đá mà chơi ống sáo, thổi cá Tháng 6. Gặp tiết Thiên Thánh, ban yến cho bầy tôi.

CM
Đặt ngày sinh nhật nhà vua làm tiết Thiên Thánh. Kết trúc làm núi Vạn Thọ nam sơn, núi có 5 ngọn: ngọn giữa gọi là núi Trường Thọ, còn 4 ngọn bên gọi là núi Bạch Hạc, làm nhiều hình trạng chim bay muông chạy. Sườn núi cắm đầy cờ xí, treo xen vàng ngọc; cho phường chèo đến trong núi, thổi kèn,thổi sáo, múa hát để mua vui. Ban yến cho bầy tôi. Lối chơi núi 5 ngọn bắt đầu từ đấy sanh (sênh) ca hát,nhảy múa làm vui thú.



#
CM
Ất Hợi, năm thứ 2 (1035). (Tống, năm Cảnh Hựu thứ 2).
Tháng 7, mùa thu. Làm lễ sách lập bà Thiên Cảm hoàng hậu.
Hoàng hậu này là người vợ lẽ yêu của nhà vua, không rõ họ gì. Bấy giờ phong 13 người làm hậu phi, 18 người làm ngự nữ, hơn 100 người làm ca nữ


ĐVSKTT
Tân Tỵ, [Càn Phu Hữu Đạo] năm thứ 3 [1041], (Tống Khánh Lịch năm thứ 1).
Mùa hạ, tháng 5, đặt phẩm cấp các cung nữ, hoàng hậu và phi tần 13 người, ngự nữ 18 người,nhạc kỹ hơn 100 người.
(Việc phong hòang hậu cùng các cung phi, lập ca nữ của Lý Thái Tông cả CM lẫn ĐVSKTT đều chép giống nhau, xét ra là cùng 1 việc nhưng CM ghi là năm 1035, ĐVSKTT lại ghi là vào năm 1041, chắc hẳn là sự sai sót ở 1 trong 2 văn bản, mình cứ viết ra đây đã, chưa xét đúng sai)




#
ĐVSKTT:
Giáp Thân, [Minh Đạo] năm thứ 3 [1044], (Từ tháng 11 trở về sau là niên hiệu Thiên
Cảm Thánh Vũ ) Mùa xuân, tháng giêng, phát khí giới trong kho ban cho các quân. Ngày Quý Mão, vua thân đi đánh Chiêm Thành, cho Khai Hoàng Vương [Nhật Tông] làm Lưu thủ Kinh sư.

Mùa thu, tháng 7, vua đem quân vào thành Phật Thệ bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ giỏi hát múa khúc điệu Tây Thiên. Sai sứ đi khắp các hương ấp phủ dụ dân chúng. Các quan chúc mừng thắng lợi.


ĐVSL
Năm Giáp Thân (năm 1044- ND) là năm Minh Đạo thứ 3, tháng hai:
Cái thuẩn của vua lại lay động.
Ngày Quý Mão vua thân chinh đánh Chiêm Thành, dùng Khai Hoàng làm chức lưu thử

Mùa thu, tháng 7 đại quân của nhà vua vào thành Phật Thệ (nay ở làng Nguyệt Bậu, huyện
Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên- ND) bắt được những cung nữ là những thê thiếp của vua Chiêm.


CM
Giáp Thân, năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 1 (1044). (Tống, năm Khánh Lịch thứ 4). Đoạn, kéo quân vào thành Phật Thệ, bắt được vợ cả, vợ lẽ của chúa Chiêm và những cung nữ giỏi ca múa khúc điệu Tây Thiên.

VSTA
Được tin Chiêm Thành bầy trận voi ở nam ngạn sông Ngũ Bồ, Vua sai bỏ thuyền lên bộ mà đánh, quân Chiêm tan vỡ, Quách Gia Di chém vua nó là Xạ Đẩu đem dâng, vua kéo quân vào thành Phật Thệ, bắt cung nữ cuả Xạ Đẩu, kén lấy người nào giỏi hát và biết múa điệu khúc Tây thiên.

#
ĐVSKTT
Bính Tuất, [Thiên Cảm Thánh Vũ] năm thứ 3 [1046], (Tống Khánh Lịch năm thứ 6). Dựng cung riêng cho các cung nữ Chiêm Thành.

ĐVSL
Năm Bính Tuất (năm 1046- ND) là năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 3, Mùa hạ, tháng 5 dựng Ngân Hà ở hậu uyển để cho các cung nhân (cung nữ) Chiêm Thành ở.

No comments:

Post a Comment